15 thg 7, 2019

Dấu tích người xưa (tìm về Ao Dinh và Đám lá tối trời)

Cuộc đời chiến đấu của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định gắn liền với đất Gò Công. Vì vậy, người dân nơi đây kính yêu và tôn thờ ông hơn nơi nào hết. Đặc biệt, tại huyện Gò Công Đông có một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm: Đám lá tối trời (bản doanh của nghĩa quân), Di tích Ao Dinh (nơi ông hy sinh), Đền thờ Trương Định (nơi người dân thờ ông).

Đám lá tối trời nguyên là rừng dừa nước mênh mông rậm rạp thuộc làng Gia Thuận, Gò Công (nay là xã Gia Thuận, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), bước vào rừng dừa này sẽ không thấy ánh mặt trời vì lá dừa nước che khuất. Nghĩa quân Trương Định đã chọn vị trí hiểm yếu này làm căn cứ địa của mình. Cuộc kháng chiến thất bại, nhưng nơi này được ghi nhận là Di tích Lịch sử, ghi dấu trang sử chiến đấu hào hùng của dân tộc. Tiếc thay, mặc dù là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nhưng theo nhu cầu phát triển kinh tế, rừng dừa nước đã bị san phẳng, nơi này biến thành Khu công nghiệp Gia Thuận. Đành thôi, biết làm sao được!


Ao Dinh và Đền thờ Trương Định thì vẫn còn. 

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.


Chợt nhớ cũng ở khúc sông này, dưới chân chùa Linh Mụ, lần đầu tiên trong đời tôi được tham dự một lễ Phóng đăng nhân ngày Phật đản. Thú thật là tôi đã báng bổ thần thánh, đã bụm miệng cười khúc khích một mình khi vị trụ trì chùa Từ Hiếu làm lễ quy y cho các thuỷ tộc sắp được phóng sinh, để khi mãn kiếp được hoá thân làm người, mong nhờ nhân duyên mà biết được Phật pháp.

Lễ tế đàn Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô Huế

Sáng 26.6 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế đàn Âm hồn để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885.

Lễ tế đàn Âm hồn năm 2019 gồm các nghi lễ: Lễ Quán tẩy; Lễ Thướng hương; Lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu); Lễ Đọc chúc; Lễ Hành Á hiến (dâng rượu lần thứ hai); Dâng rượu lần thứ ba; Lễ Dâng trà; Lễ Hóa văn tế.

Những người “giữ hồn” gốm Thanh Hà

Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang cố gắng giữ “đứa con” mà ông cha để lại.

Những người “giữ hồn” gốm Thanh Hà. Ảnh: Thành Vân

'Con đường siro' Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang những ngày này rất tấp nập.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

Phượt ngang đường Hồ Chí Minh, nhớ ghé suối mát Đắk Gà

Nhiều phượt thủ từ Đà Nẵng, Hội An đến Tây Nguyên, khi đi qua tuyến đường Hồ Chí Minh ngang huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam kháo nhau rằng phải ghé suối Đắk Gà để tận hưởng dòng nước mát lạnh và thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ ở đây.

Một góc suối Đăk Gà - Ảnh: LÊ TRUNG

Nằm cách thị trấn Khâm Đức khoảng 15km, suối Đắk Gà (thôn Long Viên, xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn) nằm gần đường Hồ Chí Minh nối tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí và được người dân địa phương ví như "nàng tiên" giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sông Cổ Cò là 'đường tơ lụa' nối Hội An và Đà Nẵng

Đà Nẵng và Hội An từng được kết nối thủy lộ qua sông Cổ Cò. Nhiều kỳ vọng khi dòng sông bị bồi lấp hơn một thế kỷ qua sắp được khai thông trở lại.

Một điểm vui chơi trên sông nước ở đoạn sông Cổ Cò chưa bị bồi lắng, chảy qua Hội An - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Với nhiều lợi ích, hai địa phương đang tính toán, đầu tư để tận dụng cơ hội phát triển.

Hồ Ba Bể thuở bình yên và tương lai ầm ĩ

Có lẽ hiếm tuyến du lịch nào nhạt nhẽo, rẻ tiền và nguy hại như những gì mà du khách đang được hưởng hôm nay ở Ba Bể (Bắc Kạn).

Bến tàu trên hồ Ba Bể - Ảnh: NAM TRẦN

Chúng tôi đặt chuông lúc 5h, dù cậu lễ tân khách sạn nói trước là trời sẽ rất nhiều sương mù, nhưng với cái nắng nóng 39 độ C hôm trước dọc đường từ Hà Nội lên, viễn cảnh được mở cửa đón sương sớm và gió lạnh núi rừng hứa hẹn là một trải nghiệm thú vị.

Khách sạn Sài Gòn Ba Bể mới mở được mấy ngày, con trai tôi phá lên cười khi nhìn biển hiệu tiếng Anh "Saigon Babe Hotel". Nhưng mấy khi có được cái tên khách sạn vừa nguyên bản, vừa thú vị thế.

Bí ẩn của 'minh chủ' ốc gạo cuốn dừa nạo

Đem ốc xào với lá cách xong, làm món cuốn này chắn chắn sẽ tạo được "minh chủ" trong "võ lâm" món ốc gạo. Chỉ cần chén nước mắm mặn ngon dầm ớt vắt chút chanh, là đã có một bữa ốc ngon hơn nhiều so với ốc Sài Gòn.

Ốc gạo mua ở ven đường từ Cần Thơ đi Phong Điền - Ảnh: THU NGUYỄN

Một buổi tối, mất cả tiếng đồng hồ chờ đợi, hai người bạn, một đồng nghiệp địa phương, một đồng nghiệp Sài Gòn mới mang về hai bịch ốc.

Một thứ là ốc gạo kèm đồ bổi. Một thứ là chang chang, loài nhuyễn thế hai mảnh giống chem chép nhưng dở hơn chem chép xa, như rắn hổ hành so với hổ mang.

13 thg 7, 2019

Lễ cúng sức khoẻ của người M’nông

Nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số M’nông sinh sống tại tỉnh Đắk Nông rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các nghi lễ đều thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người trong cuộc sống. Lễ cúng sức khỏe là một trong những nghi lễ đặc trưng thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới. 

Nghi lễ cúng sức khỏe theo tiếng M’nông gọi là Ôp Brah Broh Srê, là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng, để cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu không bị ốm đau bệnh tật, người đang bị ốm thì nhanh chóng phục hồi sức khỏe, dân làng có cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Để chuẩn bị cho lễ cúng, già làng kêu gọi con cháu thực hiện các công đoạn như khoanh vùng, dựng hàng rào, làm bàn cúng, dựng cây nêu, chuẩn bị lễ vật, giã gạo, nẩu cơm...

Bao quanh khu vực diễn ra lễ cúng là một hàng rào được làm bằng những cây có gai, cây chông. Quan niệm của người xưa cho rằng, những cây gai, cây chông này sẽ cản ruồi muỗi và những con vật gây hại đền sức khỏe con người xâm nhập vào buôn làng, để cho dân làng luôn được khỏe mạnh, bình an. Đây là một khâu chuẩn bị rất quan trọng, không thể thiếu trong lễ cúng sức khỏe.

Lễ cúng sức khỏe là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng.