4 thg 9, 2018

Khám phá mùa thu Bạch Mã

Bạch Mã là nơi lý tưởng dành cho những ai đam mê trekking cũng như muốn tìm chốn bình yên, hòa mình với thiên nhiên.


Thời tiết mùa này thật dễ chịu, không khí mát mẻ trong lành, là thời điểm thích hợp để có một chuyến du ngoạn nho nhỏ nhằm vuốt ve cảm xúc và nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn sau những ngày dài mỏi mệt với công việc, cuộc sống. 

Chùa Tiên Châu kỳ quan miền sông nước

Chúng tôi về chùa Tiên Châu đúng vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu Rằm tháng 7 Âm lịch 2018. Có rất nhiều người và phương tiện qua lại bến đò An Bình để thắp hương trước đức Phật và cũng để bày tỏ sự tôn vinh đối với cha mẹ, ông bà đã khuất bóng.

“Tiên Châu giăng trước Vĩnh Long thành 
Đây rộn rực nhiều, đó vắng tanh 
Khuất nửa cỏ cây, nhà trắng trắng 
Chia hai trời nước liễu (*) xanh xanh 
Cảnh người ngày tháng ba thằng mục 
Chùa Phật hôm mai một tiếng kình 
Danh lợi vì đây lòng chẳng tưởng 
Bốn mùa phong cảnh có ai tranh”. 

Chúng tôi về chùa Tiên Châu đúng vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu Rằm tháng 7 Âm lịch 2018. Có rất nhiều người và phương tiện qua lại bến đò An Bình để thắp hương trước đức Phật và cũng để bày tỏ sự tôn vinh đối với cha mẹ, ông bà đã khuất bóng. 


Trầm mặc chùa Tòa Sen, Vĩnh Long

Nhiều du khách đến chùa Tòa Sen toạ lạc tại ấp Hoá Thành, xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long dều có chung nhận xét: “Ngôi chùa này rất cổ kính, uy thiêng, thoáng đãng và mang theo nhiều câu chuyện tâm linh đầy ý nghĩa nhân văn để khuyên răn con người làm nhiều điều thiện, lánh xa cái ác, biết sống có ích cho đời”. 


Rù Rì, món ngon 'quéo lưỡi'

Nếu như trước đây đèo Rù Rì hiểm trở từng làm hành khách thót tim thì con rù rì bãi biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đang làm thực khách “rụng tim” khi đã một lần thưởng thức nó.

Rù rì trước và sau chế biến. Ảnh: Trần Cao Duyên 

Mùa hè với những cơn gió nồm mang hơi mát dịu nhẹ cũng là mùa rù rì. Gọi là mùa nhưng không hiểu sao rù rì hiếm dần. Chỉ những ai có đôi mắt tinh tường, có cái nhìn “xuyên cát” mới bắt được nó. Đã qua rồi cái thời rù rì “hồn nhiên” theo con nước tràn lên bờ rồi chậm chạp đùn xuống cát khiến trẻ con cũng bắt được.

Ghé làng chài ăn tôm hùm chấm muối ớt

Vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) độ tháng 7, tháng 8 nước rất trong và mát, nhất là tầng đáy.

Ảnh: Trần Cao Duyên 

Đây là khoảng thời gian tôm hùm di chuyển ra xa những rặng đá ngầm để kiếm mồi. Vì mê mồi thơm đặt trong lưới lồng nên chú nào cũng mò vào và không có đường ra. Chỉ trong vài giờ buổi sáng, mẻ lưới lồng nào của ngư dân cũng dính ít nhất chục con.

Ba đàn tế Nam Giao còn tồn tại ở Việt Nam

Đàn tế Nam Giao là nơi các vua chúa thực hiện nghi lễ tế trời đất, được coi là đàn tế quan trọng nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau các thăng trầm lịch sử, ở Việt Nam còn ba đàn Nam Giao được lưu giữ, thuộc về các triều Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Hồ.

Nằm ở phường Trường An, thành phố Huế, đàn tế Nam Giao nhà Nguyễn là một đàn tế được vua Gia Long cho khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806, là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao, lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm.

3 thg 9, 2018

Nghệ nhân Ngô Tấn Đức: Người "giữ hồn" cho Làng nghề Tủ thờ Gò Công

Ông Ngô Tấn Đức, nhiều người gọi thân mật bằng ông Ba Đức, gần 80 tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng còn rất minh mẫn. Ông được xem là một trong những nghệ nhân lão luyện, người góp phần “giữ hồn” cho Làng nghề Tủ thờ Gò Công trải dài cả trăm năm.

Nặng nợ với nghề


Chúng tôi hẹn gặp ông vào ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014, ngay sau khi ông nhận Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng nhằm ghi nhận những đóng góp của ông trong hàng chục năm qua. Đó là phần thưởng vô giá cho một lão nông cả đời gắn bó với những chiếc tủ thờ Gò Công vang danh khắp cả nước.

Tiếp chúng tôi không phải ở những cửa hàng kinh doanh bàn ghế, tủ thờ mang tên Ba Đức ở dọc ấp Ông Non, xã Tân Trung (TX. Gò Công) hoành tráng, sang trọng mà ông dẫn chúng tôi về ngôi nhà có nét cổ kính, cũ kỹ. Ông lý giải, ngôi nhà này đã gắn bó với vợ chồng ông đã gần 50 năm, kể từ khi ông lập gia đình, ra riêng và gầy dựng sự nghiệp. Và có lẽ nơi đây đã chứa đựng nhiều ký ức của cả đời lập thân, lập nghiệp.


Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân năm 2018

Sáng 1/9/2018, Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân đã diễn ra phần hội Nghinh Ông xuất du các tuyến đường phố Phan Thiết được người dân, du khách mong đợi nhất. Ngay từ sáng sớm, dọc các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Huệ, Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Tri Phương, Ngô Sĩ Liên…của thành phố Phan Thiết đã rộn ràng tiếng trống, tiếng nhạc, cờ hội, kiệu rước… với sự tham gia của gần 1.000 người biểu diễn đến từ các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu và Quan Đế Miếu…


Tại các tuyến đường, dọc hai bên đường hàng ngàn người dân địa phương, du khách các nơi đã tập trung chật kín chờ đợi rất lâu để xem lễ hội, nhiều tiếng vỗ tay khen ngợi nét đặc sắc mỗi khi có đoàn nghinh ông diễu hành qua. Cứ mỗi hội quán có hơn cả trăm người tham gia diễu hành, mỗi hội quán đến đoạn đường nào thì thu hút sự chú ý, yêu thích của người xem. Bởi mỗi hội quán đều tái hiện cho người xem những hình ảnh trong các bộ trang phục truyền thống hoá thân thành các nhân vật như Thầy trò Đường Tăng, Bao công xử án, Quan âm Bồ tát, thần tài…

Không có “tháng cô hồn” trong quan niệm của người Thái

Nhiều người e ngại khi cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm cổ xưa của người Thái thì thời đểm này trùng với tháng Giêng “bươn chiêng”, tháng đầu năm. Theo những chuyên gia về văn hóa thì trong quan niệm của cộng đồng người Thái xưa nay vốn không có “tháng cô hồn”. 

Trong suy nghĩ của nhiều người, tháng 7 âm lịch không tốt lành. Nó còn được gán cho là “tháng cô hồn” và rằng đó là thời điểm Diêm Vương mở cửa âm phủ cho những vong hồn lên dương thế. Nhiều người có những kiêng kỵ như không kinh doanh, không mua vàng trong tháng này vì cho rằng nó không mang lại may mắn. 

Bộ lịch cổ xem ngày lành tháng tốt vẫn được người Thái ở Nghệ An dùng. Ảnh: Hữu Vi 

Người Thái ở Nghệ An ăn Tết vào ngày rằm tháng 7

Đến hẹn lại lên, đúng vào ngày Rằm tháng 7, dân tộc Thái khăng ở Nghệ An lại tổ chức đón Tết truyền thống của đồng bào mình với nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Người Thái Tày Khăng ở Kỳ Sơn hiện có gần 2.000 hộ dân, sống tập trung ở 15 bản làng thuộc các xã Hữu Lập, Phà Đánh, Mỹ Lý, Na Loi, Mỹ Lý và xã Nậm Cắn. Cứ đúng vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm, dân tộc này lại tổ chức đón Tết truyền thống của mình. Ảnh: Lữ Phú