31 thg 8, 2018

Làm lụa tơ sen

Lần đầu tiên ở Việt Nam một nghệ dân dệt tơ tằm truyền thống đã làm ra những tấm lụa từ sợi của cây sen - loài hoa thân quen từng được nhiều người coi là quốc hoa của Việt Nam.

Trong ngôi nhà khang trang rộn ràng tiếng thoi dệt lách cách, nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi những điều rất thú vị về cơ duyên gặp gỡ cùng cách làm ra những tấm lụa tơ sen.

Dù là người đắm đuối, gắn bó bao năm với lụa tơ tằm nhưng sau một cuộc gặp gỡ cách đây hơn hai năm với những người làm khoa học ở Bộ Khoa học và Công nghệ, bà quyết định bắt tay vào làm lụa từ sen.

Rất am hiểu và có nhiều kinh nghiệm với các công đoạn của nghề dệt tơ tằm truyền thống nhưng cũng phải mất hơn một năm bà Thuận mới có thể làm ra một chiếc khăn tơ sen hoàn chỉnh. Đến giờ sau bao ngày gắn bó với những cọng sen trắng, sen đỏ những sợi tơ sen mong manh đã thành quen thuộc, gắn bó như quấn quít với tay bà.

Trước đây cọng lá, hoa sen bị vứt bỏ giờ là nguyên liệu của một nghề dệt mới.

Khám phá đình Tây Đằng - Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Tây Đằng là một ngôi đình làng ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, ngôi đình Tây Đằng xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI gồm ngôi đình tả và hữu mạc, sân đình, công trình, hồ bán nguyệt. 

Công trình đình Tây Đằng kiến trúc độc đáo hình chữ nhật, gồm 5 gian (3 gian chính, 2 gian chái). Vật liệu xây dựng ban đầu hoàn toàn bằng gỗ mít, sau này trong quá trình tu bổ có dùng một số gỗ lim Trường Sơn - loại gỗ hứng nhiều nắng gió biển tạo nền thớ xoắn chắc chắn. 

Toàn cảnh đình Tây Đằng. 

Thịt chuột ép lá chanh

Có rất nhiều món ngon được chế biến từ thịt chuột trong số đó phải kể tới món thịt chuột luộc ép lá chanh. Món ăn nhìn thì ghê nhưng ăn là mê và không dành cho người yếu bóng vía.

Vào mỗi mùa lúa ở miền Tây Nam Bộ, chuột đồng sinh sôi rất nhiều, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn. Lúc đó, chuột thường béo mẫm, lông bóng mượt, thịt ngọt, thơm ngon bởi nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là từ lúa, mầm cây...

Vào mùa này, người dân miền Tây cũng dễ dàng đánh bẫy. Chỉ cần đào hang, dùng bẫy, hoặc xiên... là đã có một cuộc săn đầy thú vị và chiến lợi phẩm mang về bao giờ cũng là những con chuột béo, no căng bụng lúa. Mỗi lần như vậy cũng tới cả trăm con. 

Món chuột hấp lá chanh. Ảnh: I.T 

Long An - Hướng đi nào cho nhà cổ?

Toàn tỉnh Long An có 69 nhà cổ, 2 trong số đó được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Mỗi công trình đều có giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật và là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy tối đa giá trị của các nhà cổ là điều không hề dễ! 

Tìm về thời vàng son

Nét uy nghiêm, bề thế một thời của các căn nhà cổ dường như chỉ còn trong ký ức! 

Nhà Trăm cột và cụm nhà cổ Thanh Phú Long là 2 khu nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Hai công trình này mang nhiều giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và đang được gìn giữ từng ngày.

30 thg 8, 2018

Hành trình leo núi lửa ở Gia Lai ngắm hoa dong riềng bung nở

Đường lên núi Chư Đăng Ya có nhiều thử thách nhưng lãng mạn nhờ những ruộng hoa đỏ rực. 

Cách TP Pleiku khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya (tiếng J’rai nghĩa là củ gừng dại) là điểm đến mới nổi với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Vào mùa mưa, hoa dong riềng trên núi bung nở rực rỡ. Tuy nhiên, đường lên đỉnh núi này là thử thách đối với du khách bởi sườn dốc 45 độ, khúc khuỷu và lầy lội, dễ trơn trượt. 

Rau lục bình mang hương vị đồng quê vào từng món ăn

Từng cọng lục bình mềm, thơm, vị ngọt mát và mùi đặc trưng là món ngon dân dã, quê mùa được nhiều người yêu thích.

Lục bình hay còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo. Ở quê tôi, lục bình nhiều lắm. Loại rau dân dã này mọc dại trên từng con sông, rạch, ao nặng phù sa. Hình ảnh cây lục bình ít nhiều đã gắn với mỗi gia đình miệt sông nước và những ai tha phương cầu thực một thời.

Lục bình xuất hiện dày đặc trên những con sông, kênh, rạch, ao nước phù sa.