2 thg 9, 2018

Đặc sản từ “rắn 4 chân” ở miền Tây

Nhiều thực khách nhìn thấy rắn mối đã "kinh hồn bạt ví" nhưng nếu can đảm thưởng thức món ăn làm từ loài rắn 4 chân này, bạn sẽ chẳng thể quên nổi hương vị ngọt thơm, đậm đà rất đặc trưng.


Rắn mối là loài bò sát gần giống như tắc kè, xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh miền Tây, đặc biệt là vào khoảng tháng 11, 12. Tên gọi của rắn mối xuất phát từ việc chúng rất thích ăn mối trú trong những đám lá khô hay gốc cây mục.

Đặc sản côn trùng chôm chôm ở Sơn La, Tây Bắc

Nếu ai có dịp đặt chân lên các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là bản Cao Đa 1 (xã Phiềng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) du lịch và trải nghiệm trong những ngày đầu thu mát mẻ, sẽ không khó để bắt gặp và thưởng thức những món đặc sản côn trùng chôm chôm được bà con dân tộc Thái trắng chế biến. Khiến nhiều người đam mê ẩm thực không ngớt lời khen ngon.

Chôm chôm là loại côn trùng có màu xanh và nâu thường xuất hiện ở các cánh đồng lúa trù phú của đồng bào dân tộc Thái, Mường ở huyện Bắc Yên, Phù Yên thuộc tỉnh Sơn La. Từ tháng 7 – 9 dương lịch là thời điểm chôm chôm thường xuất hiện, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chuẩn bị cho mình các dụng cụ vợt, giỏ... xuống đồng bắt chôm chôm về chế biến thành món ăn đặc sản dân dã được nhiều người ưa chuộng. Thông thường côn trùng chôm chôm được ít người biết đến, nhưng ai đã một lần thưởng thức là một lần mê và nhớ mãi trong đời.

Huyền tích chùa Hang

Chùa Kompong Chray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Dân gian thường gọi đây là chùa Hang vì cổng phụ của ngôi chùa được xây theo kiểu mái vòm nhìn giống như cái hang.

Chùa Kompong Chray hay còn gọi là chùa Hang, chùa Kompongnigrodha 

'Mở kho' ấn, triện, sắc phong... Nam bộ xưa

Sáng 16.8, Bảo tàng TP.HCM sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt Dấu ấn khai phá vùng đất Nam bộ qua hiện vật bảo tàng, giới thiệu bộ sưu tập ấn, triện, sắc phong, chỉ dụ, tờ truyền... được tuyển chọn từ gần 4.000 hiện vật quý về TP.HCM và Nam bộ xưa.

Sắc phong xưa và Hoàng triều lục bộ luật lệ nghị định tiểu sách. Quỳnh Trân 

Triển lãm lấy năm 1698 - mốc thời gian Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và thiết lập nền quản lý hành chính tại Nam bộ để mở đầu cho cuộc khám phá “kho hiện vật” theo dòng lịch sử.

Trời mưa, ăn xôi gấc nóng đỏ ngọt vị gấc quê nhà

Không biết đã bao nhiêu lần được ăn món xôi gấc má nấu nữa, chỉ biết rằng đó là món điểm tâm ngon nhất theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.

Trái gấc và các nguyên liệu làm món xôi gấc. Ảnh: Thanh Ly 

Ngày tôi chân ướt chân ráo lên thành phố trọ học, lần đầu theo bạn cùng quê dạo một vòng quanh phố vào buổi sáng sớm, mùi súp, thịt nướng, mùi bánh mì ốp la lan tỏa trong không khí không làm tôi thấy đói bụng mà lại khiến tôi nhớ các món điểm tâm giản dị nơi quê nhà. Khi thì củ khoai nướng, sắn luộc, miếng bánh đúc, có hôm được đổi vị với đĩa xôi gấc nóng hổi má vừa mới nấu.

Đình làng Giẽ Thượng - Nét chạm khắc nghệ thuật độc đáo

Đình làng Giẽ Thượng thuộc thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội có niên đại vào khoảng thế kỷ XVII và nghệ thuật chạm khắc là linh hồn, nét độc đáo nhất trong mỗi ngôi đình. 

Không gian kiến trúc đình Giẽ Thượng
Tọa lạc trên khu đất cao ở giữa làng, trước cửa đình Giẽ Thượng có hồ bán nguyệt, phía ngoài hồ là dòng sông Mang Giang chảy theo chiều từ phải qua trái, từ ngã ba cống Thần xuôi về cầu Giẽ.

Tiền đường nhìn về phía Nam ra con sông Châu Giang. Lưng đình hiện nay áp vào vệ đường Hoàng Quốc Việt, cách Cầu Giẽ trên quốc lộ QL1A chừng 2 km. Cổng đình mới xây lại theo kiểu nghi môn như cũ nhưng câu đối đắp trên trụ biểu được viết bằng chữ Quốc ngữ, hai bên cổng có tượng voi quỳ. Sau cổng có một cây sữa cao to che mát sân ngoài ở bên cạnh đầu hồi ngôi đình.