13 thg 6, 2018

Trekking xuyên rừng Ba Vì trên cung đường mới

Chuyến đi bộ khám phá rừng ở Ba Vì kéo dài 2 - 4 tiếng rất thích hợp với những người yêu trekking mà không thể đi xa Hà Nội.

Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía tây, vườn quốc gia Ba Vì trải rộng trên khu vực gần 11.000 ha, là một quần thể các khu du lịch giải trí, khám phá và nghỉ dưỡng. Đây là nơi thích hợp cho các bạn trẻ hoặc gia đình đến vui chơi thư giãn mỗi cuối tuần, sau những ngày làm việc mệt mỏi. 
Đến Ba Vì ngoài các hoạt động như tham quan vườn xương rồng, Đền Thượng, các di tích Pháp... bạn còn có thể thử thách bản thân, tìm kiếm sự mới mẻ ở những chặng trek (đi bộ đường dài) trong ngày. 

Ngày hội “Kiêng gió” ở Bình Liêu

Trang phục ngày cưới của dân tộc Dao Thanh Phán tại ngày hội "Kiêng gió" Bình Liêu 

Ngày hội “Kiêng gió” tiếng Dao gọi là “mì seèng phẩy hêy dảo”, hay còn gọi là “chợ tình” Đồng Văn diễn ra trong từ mồng 4 - 5.4 âm lịch hàng năm tại huyền miền núi Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày hội “Kiêng gió” bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu mùa màng bội thu, ấm no của đồng bào Dao Thanh Phán. Cứ những ngày này hàng năm, không một thành viên nào ở trong nhà vì quan niệm nếu có sự hiện diện của họ thì thần gió sẽ không vào nhà.

Mận Bắc Hà bạt ngàn thẫm đỏ giòn ngọt níu chân du khách

Những vườn mận Tam hoa của đồng bào dân tộc H'Mông được trồng bạt ngàn trên các sườn đồi và phủ kín những thung lũng kẹp giữa hai ngọn núi cao ngút ngàn. 

Cách thành phố Lào Cai 65km về hướng Đông Bắc, huyện Bắc Hà nằm trong khu vực đầu nguồn sông Chảy, thuộc vùng núi cao có khí hậu quanh năm mát mẻ. Mùa này đến với Bắc Hà, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vườn mận Tam Hoa và mua mận tại chợ phiên Bắc Hà.

"Vườn mận Tam hoa rộng hơn 3ha đang vào vụ thu hoạch, phục vụ khách du lịch đến tham quan và mua mận hái tại vườn" anh Lục Minh Công - chủ vườn mận tại thị trấn Bắc Hà chia sẻ 

Tắm suối khoáng nóng giải nhiệt mùa hè

Khi ngoài trời nắng như đổ lửa, thay vì ngâm mình trong dòng nước lạnh lại thả mình trong dòng nước khoáng nóng lên đến 40oC. Mới nghe, hẳn không ít người băn khoăn, nhưng đó lại là phương pháp thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc của nhiều người.

Ở thôn Tú Sơn và thôn Thạch Trụ Tây, xã Đức Lân (Mộ Đức) có hai suối nước khoáng nóng độc đáo. Suối khoáng nóng là món quà vô giá của mẹ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này.

Mùa đông giá buốt hay mùa hè oi bức đều nườm nượp người dân địa phương và khách thập phương đến hòa mình vào dòng suối khoáng nóng để thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Suối khoáng ở thôn Tú Sơn còn hoang sơ, còn suối khoáng Thạch Trụ ở đã xây dựng các giếng lấy nước và các bể tắm xi măng, thu hút khá đông du khách đến tắm và lấy nước về dùng.

Âm vang cồng chiêng làng Kon Trang Long Loi

A Thăk cầm một bẹ chuối nhỏ đập dập nát một đầu chấm vào bát rượu tiết gà và bôi lên từng chiếc cồng chiêng một. Rồi ông cầm bát rượu tiết cùng với đội cồng chiêng của dân làng đứng thẳng người lên thành kính mời Yàng. A Thăk khấn to: Ơi… Yàng!...

Cồng chiêng là hơi thở của làng


Cũng như nhiều dân tộc khác, người Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) rất quý cồng chiêng. Tuy nhiên, trước đây do chiến tranh, người Rơ Ngao ở làng Long Loi phải di cư từ huyện Đăk Hà đến tỉnh Gia Lai và tỉnh Đăk Lăk nên nhiều bộ cồng chiêng của làng bị thất lạc.


Dân làng vào hội đón cồng chiêng. Ảnh: V.N 

Thuyền độc mộc ở Kon Ktu

Đến làng du lịch Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp của mái nhà rông cao vút, những nếp nhà sàn cổ kính của người Ba Na, mà còn được thực hiện chuyến trải nghiệm thú vị, lênh đênh trên sông nước cùng những chiếc thuyền độc mộc do chính bàn tay tài hoa của người dân nơi đây đục đẽo, để thưởng ngoạn cảnh đẹp của dòng Đăk Bla. Đó nhất định sẽ là chuyến đi để lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách…

Làng Kon Ktu nằm dọc sông Đăk Bla. Một buổi chiều muộn, tôi theo cha con già A Banh ra bến sông của làng và cùng thực hiện chuyến xuôi thuyền độc mộc về phía con nước chảy xiết đoạn ở cuối làng để đánh bắt cá kơ nông (một loại cá đặc sản nổi tiếng nơi đây thường sinh sống ở vùng nước chảy xiết).

Già A Banh bảo với tôi, chiếc thuyền độc mộc này mới được già tích góp tiền mua gỗ đóng được, có sức chứa khoảng 5-6 người, dùng để phục vụ cho việc đánh bắt cá và khách du lịch khi có nhu cầu thưởng ngoạn cảnh đẹp trên dòng Đăk Bla.


Cha con ông A Banh đi thuyền độc mộc đánh cá trên sông Đăk Bla