12 thg 6, 2018

Vườn hoa tam giác mạch nở rộ ở Đà Lạt

Trước chùa Vạn Đức (Lâm Đồng), vườn hoa tam giác mạch khá rộng, đang thì nở rộ thu hút bất kỳ ai ghé ngang qua.

Vườn hoa tam giác mạch ở chùa Vạn Đức được nhiều người biết trong thời gian gần đây bởi loài hoa này vốn nổi tiếng với mảnh đất Hà Giang và thường nở rộ vào dịp tháng 10. 

Tìm hiểu về truyền thuyết ngôi mộ công chúa Mỹ Thanh

1. Bí ẩn về ngôi mộ đá ong và truyền thuyết 

Trên tuyến lộ Nam Sông Hậu đi từ TP. Cần Thơ đến tỉnh Bạc Liêu, khi đi qua cầu Mỹ Thanh 2, thuộc địa bàn giáp ranh huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, nhiều người đều nhắc đến ngôi mộ đá ong, được truyền tụng là ngôi mộ của công chúa Mỹ Thanh. Ngôi mộ này nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu), khi qua cầu Mỹ Thanh 2 được khoảng gần 1km, đến ngã ba khu vực chợ ấp Huỳnh Kỳ, rẽ phải đi khoảng 2km là đến ngôi mộ này. 


Đoàn khảo sát do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể làm Trưởng đoàn đến tham quan ngôi mộ vào tháng 4/2016 

Nằm trơ trọi trên mảnh đất nhỏ, chung quanh là những ngôi nhà tol, lá của người dân, ngôi mộ đá ong đã bị mất phần đá ong phủ bề mặt khá nhiều, chỉ còn lại một ít ở phần đầu và phía chân mộ. Mọi người vẫn chưa biết dưới ngôi mộ đá ong là hài cốt của ai; nhưng chuyện kể về công chúa Mỹ Thanh và các vị đi theo, ai cũng có nghe và kể lại từ thế hệ này cho thế hệ khác khoảng 200 năm nay. Nhiều năm nay, ngôi mộ đá ong vẫn được nhiều người đến chiêm bái, thắp nhang và cầu nguyện. Sự linh thiêng của ngôi mộ thể hiện qua số người đến viếng ngày càng nhiều và số đá ong được người thành kính “thỉnh” về thờ trong nhà cũng không ít. Vì vậy, ngôi mộ đá ong ngày càng mất đi những miếng đá ong, dù chính quyền địa phương nghiêm cấm việc bốc, cạy lấy những miếng đá ong này.

Vài nét về chùa Sala Pôthi và truyền thuyết cá ông

Thị xã Vĩnh Châu có 43 km bờ biển, là nơi hội đủ điều kiện để phát triển các nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như: nuôi tôm sú, cá kèo, nghêu, artemia, làm ruộng muối, trồng củ cải trắng, củ hành tím, tỏi... Toàn Thị xã có dân số khoảng 170.000 người, gồm ba dân tộc: Kinh, Khmer và Hoa. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm khoảng 53%, còn dân tộc Hoa chiếm khoảng 20%. Chính sự đa dạng trong sự cộng cư của ba dân tộc đã tạo cho Thị xã có nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống và tín ngưỡng phong phú. Hệ thống chùa chiền của người Hoa và người Khmer là nét đặc trưng riêng khi nhắc đến vùng đất này. Trong đó, phải kể đến ngôi chùa Sala Pôthi với lối hoa văn, kiến trúc nổi bật gắn với truyền thuyết cá Ông, loài cá được ngư dân vùng biển tôn kính hay còn gọi là thần Nam Hải.

Cổng chùa Sala Phôthi

Chùa Phật học 2 – Điểm đến độc đáo, hấp dẫn

Trung tâm Từ thiện Văn hóa Tâm linh Phật giáo Sóc Trăng, còn được gọi là chùa Phật học 2, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km theo tuyến đường Phạm Hùng (về hướng huyện Long Phú), thuộc địa bàn phường 5, thành phố Sóc Trăng. Năm 2011 Chùa Phật học 2 được khởi công xây dựng với diện tích ban đầu là 1,5 ha, đến nay được mở rộng ra 8,5 ha, bao gồm rất nhiều công trình, hạng mục hoành tráng như nhà giữ xe hàng ngàn , dãy phòng khách, mỗi phòng sức chứa 15 người được trang bị mái lạnh cửa gỗ kín đáo sạch sẽ dành cho khách thập phương nghỉ ngơi, lưu trú qua đêm miễn phí, hàng trăm chiếc võng được bố trí dưới những tán cây dịu mát sẵn sàng phục vụ cho khách quá giang giấc nghỉ trưa.

Tượng Phật Thích Ca đài với 6 thủ ấn

Đây là ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng hiện nay, mặc dù trong giai đoạn còn đang thi công thêm một số hạng mục nữa mới hoàn chỉnh như: chánh điện, ấn Quan Âm, ấn Di Đà… nhưng mỗi ngày, đặc biệt trong các ngày cuối tuần, rằm, mùng một, các ngày lễ lớn Trung tâm đón tiếp hàng chục ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Cũng như các nơi khác, kiến trúc mới của chùa Phật học 2 biến đổi để cho phù hợp với thời đại hiện nay như phật điện ngoài trời thoáng đãng, hạn chế việc đốt nhang bảo vệ sức khỏe.

Ngôi chùa nơi xứ biển

Đến gần trung tâm xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu), từ xa, chúng ta đã dễ dàng nhìn thấy ngọn tháp cao xây dựng mô phỏng kiến trúc Trung Hoa cổ, đỉnh tháp đặt tượng Phật Thích Ca đang một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất - đó chính là ngọn tháp của chùa Hải Phước An. Theo truyền thuyết Phật giáo, khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, ngài đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống: Trên trời dưới trời, ta là bậc tôn quý hơn cả…

Đài 48 đại nguyện của Phật A Di Đà.

Bánh bầu Sóc Trăng

Trái bầu là nguyên liệu chế biến các món nấu ngon như canh bầu nấu với tôm, bầu xào, bầu luộc hay hấp. Dần dần, bầu được các đầu bếp chế biến ra thành nhiều món độc đáo khác như lươn hấp bầu, cá lóc hấp bầu, gỏi bầu…


Ngày xưa, ở các vùng quê xa xôi Vĩnh Châu, Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…