18 thg 2, 2018

Ngọt thơm rượu hoẵng của người Dao

Rượu hoẵng của đồng bào Dao đỏ Yên Bái có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp nương, với loại men truyền thống làm từ vị thuốc quý.

Để làm rượu hoẵng, quan trọng nhất là phải có gạo nếp nương thơm ngon. Gạo nếp trước khi xôi phải được ngâm qua đêm, vò đãi sạch, để ráo nước cho vào chõ đồ chín. Xôi sau khi chín được đổ ra chiếc nia có rải lớp lá chuối phía dưới, đợi xôi nguội thì tiến hành lên men.

Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong việc làm rượu hoẵng thì độ nóng nguội của xôi để lên men cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Xôi nếu lên men khi còn quá nóng dễ làm rượu bị chua, hoặc để nguội quá cũng không thể thành rượu được.


Rượu hoẵng được sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới xin hay vào nhà mới. 

Da trâu muối chua - Đặc sản của người Thái Sơn La

Đồng bào Thái Sơn La thường dùng da trâu, bò để làm mặt trống, làm nẹp đập lúa. Cũng từ da trâu bò, qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ăn ngon, đó là món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.

Nguyên liệu để làm món da trâu muối (hoặc da bò muối, thường bà con dùng da trâu để làm món này) bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.

Món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết. 

Hoa đá Đồng Văn

Cứ mỗi độ xuân về, nhìn những xe hoa cúc, hoa ly, hoa mai, hoa đào ngập tràn các ngõ phố Thủ đô, lòng lại rộn ràng nhớ Lũng Cú, Đồng Văn. Có phải vì hoa không, hay vì xuân về trên cao nguyên đá Đồng Văn có gì đặc biệt. Mùa xuân thì ở đâu chẳng có hoa, ở đâu chẳng rộn ràng, sao lại nhớ Lũng Cú, nhớ Đồng Văn đến thế?!

Đá biết nở hoa


Người ta bảo đá ở cao nguyên Đồng Văn biết nở hoa, có thật thế không? Hoa trên cao nguyên đá Đồng Văn nở từ đầu thu tháng 10, hoa ngũ sắc, hoa cúc cam vàng, hoa thun tu đỏ, hoa tam giác mạch tím hồng nối tiếp nhau nở rộ.

Loài hoa này nở nối tiếp loài hoa kia, hoa nối hoa như mùa nối mùa, hoa nở từ trong những khe đá nhỏ, phủ lên trên đá, phủ lên màu xám xanh của đá những sắc màu rực rỡ. 


Sắc xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn. 

12 thg 2, 2018

Tết về Cần Đước ăn lạp xưởng, bánh in

Từ lâu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng với các đặc sản: Gạo Nàng Thơm Chợ Đào, bột Long Sơn, bún Mỹ Lệ,... Và sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến lạp xưởng và bánh in Long Hựu - 2 đặc sản làm nổi danh xứ Cần Đước.

Bà Ngô Thị Thanh cho biết: “Lạp xưởng phơi nắng ngon và thơm hơn lạp xưởng sấy bằng máy” 

Nghề mõ xứ Thần Kinh

Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Và chính những thanh âm kỳ lạ ấy cho thấy sự tồn tại của một làng nghề độc nhất vô nhị đất Thần Kinh (tên gọi khác của Huế), đó là nghề đục mõ. 

Huế mùa mưa thật buồn. Trời đất, đường sá, cỏ cây đâu đâu cũng ủ dột một màu xám xịt, dầm dề, ướt át. Định bụng chẳng đi đâu nhưng rồi nghĩ ngợi thế nào tôi lại khoác áo mưa, dắt xe máy vượt qua cầu Trường Tiền, lên đường Điện Biên Phủ, rồi quẹo phải sang đường Lê Ngô Cát hướng lên phía lăng Tự Đức. Loanh quanh một chặp, vượt qua mấy cái dốc, mấy khu vườn mênh mông vắng ngắt sùi sụt mưa rơi, cuối cùng tôi cũng đến cái xóm làm mõ của phường Thủy Xuân.

Xóm đã vắng gặp hôm mưa dầm càng thêm quạnh quẽ, đường sá tịnh không bóng người. Đang loay hoay chưa biết hỏi ai thì chợt nghe có tiếng đục đẽo, rồi tiếng mõ lốc cốc vọng ra. Tôi đưa mắt ngó quanh thì phát hiện ra một cái xưởng nhỏ làm mõ nằm khuất trong khu vườn xanh um lá. Tôi dắt xe vào ngõ, gặp đám thợ 4-5 người đang cắm cúi ngồi làm, hỏi thăm mới biết đây là nhà cụ Phạm Ngọc Dư, nhà có ba đời làm mõ nổi tiếng ở Huế.

Gỗ mít, đặc biệt là mít trồng ở Huế là thứ gỗ hảo hạng dùng để làm mõ. Ảnh: Thanh Hòa

Thơm ngát vùng rau Trà Quế

Đối với mỗi du khách, cái cảm giác được lấm lem bùn đất, được đặt đôi chân trần mơn man trên làn đất nâu mịn màng mát rượi, được nhìn đến no mắt trước cái màu xanh mướt mát của những ruộng rau và được hít hà làn hương thơm nồng nàn của húng, é, hành, tỏi, tía tô, bạc hà… là những trải nghiệm ấn tượng chẳng thể nào quên khi đến với làng rau Trà Quế của xứ Quảng.

Tiết trời Quảng Nam cuối đông đầu xuân thật đẹp. Cái nắng vàng ươm và bầu trời bình yên xanh ngắt cao vời vợi khiến cho những đôi chân cuồng đi chẳng thể nào chịu ngồi yên một chỗ. Vì vậy khi hay tin anh bạn làm du lịch chuẩn bị đưa một đoàn du khách Pháp đi thăm làng rau Trà Quế tôi liền ngỏ ý đi cùng.

Trà Quế là làng trồng rau nổi tiếng của Quảng Nam. Làng nằm kề sông Đế Võng và đầm Trà Quế, cách phố cổ Hội An một quãng không xa. Tương truyền, nghề trồng rau ở đây có từ hơn 300 năm về trước và do chính những người làm nghề chài lưới ven sông lập nên. Rau Trà Quế có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là các loại rau thơm, loại rau đã góp phần làm nên tên tuổi của nhiều món ăn ngon nổi tiếng xứ Quảng như: cao lầu, hoành thánh, mì Quảng, bánh xèo, bánh mì...

Bí ẩn pháo đài chiến lược lớn bậc nhất Đông Dương

Vị trí đặt pháo có thể kiểm soát 3 con sông và một số khu vực TP.HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ít người biết rằng, xung quanh pháo đài lớn bậc nhất Đông Dương này có không ít điều bí ẩn.

Vị trí chiến lược 


Đến huyện Cần Đước, tỉnh Long An, PV hết sức ngạc nhiên khi được giới thiệu về pháo đài Rạch Cát. Tuy nhiên, hiện nay, do cây cối mọc um tùm nên rất khó để hình dung ra sức mạnh như những gì diễn ra trong quá khứ. Đứng trên nóc của pháo Rạch Cát (hay còn gọi là đồn Rạch Cốc) có thể quan sát được 3 con sông: Cần Giuộc (Rạch Cát), Vàm Cỏ và Soài Rạp (Nhà Bè).

Nhằm củng cố thế lực, thời điểm đó, thực dân Pháp đã tính đến việc xây pháo đài này nhằm kiểm soát 3 con sông lớn trên. Đây cũng là cửa kiểm soát khu vực rộng lớn, gồm một phần các địa phương TP.HCM, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Tiền Giang ngày nay, đặc biệt là về đường thủy. 

Vị trí pháo đài Rạch Cát. 

10 thg 2, 2018

Thám hiểm rừng khộp Yok Don

Khi tôi nói sẽ đi Yok Don, mấy người bạn ngó ra hỏi: “Là nước nào vậy?”. Té ra, Yok Don là vườn quốc gia lớn thứ nhì cả nước (sau Phong Nha - Kẻ Bàng), ở Buôn Đôn (Đắk Lắk), nơi sở hữu rừng khộp gần như duy nhất ở Việt Nam. 

Đường lên Yok Don - Ảnh: THỦY PHẠM

Yok Don có khu vực nằm trong vành đai biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nên việc qua lại bị hạn chế. Chỉ có một lựa chọn duy nhất là tới Buôn Đôn theo ngả Buôn Mê. Chúng tôi lái xe theo cung đường nhiều cảm hứng, rong ruổi hàng chục cây số giữa rừng thanh vắng, dưới những tán cây lồ ô xanh mát. Thích thì có thể dừng xe bên đường, xếp ghế, pha một tách cà phê với dụng cụ mang theo.

Hang Múa - Địa điểm du xuân, nghỉ dưỡng đẹp nhất nhì Ninh Bình

Hang Múa vừa là điểm du lịch sinh thái, tâm linh lại là nơi nghỉ dưỡng ngắn ngày trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.

Nằm gần cụm khu du lịch Tràng An - Tam Cốc - Bái Đính, Hang Múa là một trong những địa điểm đẹp nhất Ninh Bình. Đây vừa là điểm du lịch sinh thái, tâm linh lại là nơi nghỉ dưỡng ngắn ngày trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới

Làng đào Nhật Tân nhộn nhịp những ngày giáp Tết

Người dân làng đào Nhật Tân hiện đang tất bật chuẩn bị cho vụ đào Tết Nguyên đán 2018.

Những ngày này, nền nhiệt miền Bắc giảm mạnh khiến người trồng hoa thấp thỏm, đứng ngồi không yên