9 thg 2, 2018

Khu vườn thú cưng ở Đà Lạt

Đến khu nghỉ đặc biệt ở Trại Mát, khách được thoải mái đùa giỡn với những chú cún thân thiện, đáng yêu.

Đà Lạt vẫn khá đông đúc, vì là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Tuy nhiên nếu chịu khó chạy xe khoảng 7 km ra khỏi khu vực trung tâm, bạn có thể hoàn toàn cách ly với khói bụi, ồn ào trong khu vườn thú cưng ở Trại Mát. 

8 thg 2, 2018

Ngôi chợ hơn 30 năm 'không ngủ' ở Sài Gòn

Chợ Hồ Thị Kỷ không chỉ là nơi cung cấp hoa lớn ở Sài Gòn mà còn lý tưởng cho du khách muốn khám phá thành phố về đêm.

Khu chợ hơn 30 năm nép mình trong những con hẻm nhỏ bao quanh chung cư Lê Hồng Phong, quận 10. Đây là nơi cung cấp sỉ lẻ các loại hoa lớn nhất ở thành phố. Điều khiến nơi này hấp dẫn nhiều du khách là chợ "không bao giờ ngủ". 

Bên trong lò gốm thủ công cổ nhất Bình Dương

“Lò lu Đại Hưng” có lịch sử trên 150 năm, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống.

Lò gốm cổ Đại Hưng, hay thường được người dân quen gọi là Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên “Lò lu” xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa. Lò lu Đại Hưng hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống. Đây cũng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m2 

Không khí Tết tràn ngập phố người Hoa ở Sài Gòn

Các hoạt động mua bán đồ Tết, cho chữ tạo nên không khí xuân rộn ràng quanh khu Phùng Hưng, chợ Thiếc ở quận 5. 

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là năm mới Mậu Tuất đã đến. Các vật phẩm trang trí dịp Tết bắt đầu bày bán rộ tại khu chợ Lớn từ cuối tháng Chạp nhưng mãi đến những ngày cận Tết, không khí tại đây mới sôi động thật sự. Các con đường Hải Thượng Lãn Ông, khu Phùng Hưng, chợ Thiếc khoác lên mình chiếc áo đỏ rực khiến bất kỳ ai đi qua đều muốn ghé lại. 

Biển Cổ Thạch được ví như chốn tiên cảnh vào mùa rêu mọc

Lớp rong, rêu có màu xanh mướt bám trên bãi đá khiến biển Cổ Thạch trở nên khác lạ, thu hút du khách khắp nơi. 

Biển Cổ Thạch là một trong những điểm đến được nhiều người ưa thích ở Bình Thuận. Nơi đây níu bước chân du khách nhờ nước biển trong xanh, những bãi đá nhiều màu sắc, hình dáng tự nhiên nhờ tác động của nước biển và thủy triều. Vì màu sắc đa dạng, bãi đá này còn được du khách gọi là bãi đá 7 màu. 

Cứ đến khoảng tháng 1 - 2 hàng năm, phượt thủ khắp nơi, đặc biệt là người yêu thích nhiếp ảnh lại đổ về biển Cổ Thạch để ngắm nhìn bãi đá này khoác lên mình chiếc áo xanh ngắt, mượt mà. Năm nay, khí hậu thay đổi, nắng nóng nhiều nên rêu cũng xanh, nhiều và phủ sớm hơn. 

Vườn hoa thạch thảo tím lịm ở Bà Rịa

Vườn hoa thạch thảo tím ngăt ở thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi được nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những cặp đôi sắp cưới thích thú chọn làm địa điểm chụp ảnh.

Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh thành quá quen thuộc đối với các bạn trẻ trong cả nước với các bãi tắm và cảnh đẹp trải dài khắp hầu hết các huyện trong tỉnh. Gần đây, giới trẻ ở đây đang phát cuồng với vườn hoa thạch thảo tím lịm, cũng là nơi được nhiều du khách thích thú tìm đến. Ảnh: Ivivu 

7 thg 2, 2018

Đi chợ tết Lao Chải

Lao Chải ở bên này cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang, nơi nổi tiếng với núi non cao chất ngất, uy nghi, huyền bí; nơi phía nào cũng đối mặt với non xanh mây trắng. Còn ở phía bên kia cao nguyên đá, những cây ngô vừa bật mầm, những cây rơm lùn vàng sậm đẹp như tranh.

Chợ Lao Chải. Ảnh: PV

Nếu huyện Mèo Vạc có duy nhất một chợ huyện Mèo Vạc thì huyện Yên Minh cũng có duy nhất một chợ tết Lao Vần Chải. Nhưng đi chợ, khi rẽ sang huyện Vị Xuyên cũng có chợ tết Lao Chải. Đường núi ngày xưa người Mông nói, “đi cưa ngọn về cưa ngọn”(đi con ngựa về con ngựa) thì nay người Mông đã đi con xe chạy bằng hai bánh; đường núi xe máy lúc cài số 1, lúc cài số 2 mới đi được đến chợ.

Cây cô đơn ở Đà Lạt

Cây cô đơn tại Đà Lạt hiện đang là một địa điểm thu hút giới trẻ, với khung cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là khi bình minh. 

Cây cô đơn trở thành nơi được các nhiếp ảnh gia nổi tiếng khám phá, sáng tác và là một địa điểm chụp ảnh, cắm trại tuyệt vời cho những người thích phượt khi đến Đà Lạt. Những tấm hình chụp ghi dấu cây thông lẻ bóng nằm đơn côi bên hồ nước tuyệt đẹp lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều người. 
Đường đến cây thông cô đơn Đà Lạt 

Làng đúc tượng táo quân vào xuân

Càng gần đến cuối năm, những người thợ ở làng nghề Nam Diêu (P. Thanh Hà, TP. Hội An) nỗ lực chạy đua với thời gian để sản xuất những mẻ tượng táo quân cung ứng cho thị trường tại Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh thành ở khu vực miền Trung.


Nghề đúc tượng ông Công, ông Táo đã có hàng trăm năm nay. Trước đây, có nhiều người theo nghề nhưng “làm quanh năm chỉ bán được dịp tết” nên hiện nay ở Thanh Hà chỉ còn vài hộ nổi lửa làm tượng.

“Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” - nhất định phải đến

Cảm xúc thật khó diễn tả khi đặt chân lên mỏm đất nhìn rõ ngã ba sông - nơi sông Hồng chảy vào đất Việt. 

Điểm sông Hồng chảy vào đất Việt - nơi, theo nhiều bạn trẻ, “nhất định phải đến”

Thật lạ, ở chỗ hòa vào nhau ấy, dường như sông lại hiền hòa, làm người ta muốn hay không cũng phải sống chậm lại, ngẫm nghĩ và cảm nhận về cuộc sống của người dân vùng biên, của những chiến sĩ biên phòng.

Điểm hẹn của chúng tôi là thôn Lũng Pô I, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đường từ thành phố Lào Cai đến xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) ngoằn ngoèo và có những đoạn vẫn là đường đất khiến xe lắc lư, khiến người cầm lái, dù là ôtô hay xe máy cũng phải cứng tay hơn. Cung đường này khá đẹp khi đi thẳng hướng Bản Vược - Trịnh Tường bởi chạy dọc sông Hồng. Nhìn bên kia là Trung Quốc. Những người bạn trẻ chúng tôi gặp trên đường đã đi ôtô từ Hà Nội lên Lào Cai rồi thuê xe máy đến Lũng Pô. Đích mà cả chúng tôi và các bạn trẻ đến là Cột cờ Lũng Pô (thôn Lũng Pô I, huyện Bát Xát).