28 thg 11, 2017

Từ trên cao nhìn thác Bản Giốc

Những ai đến thăm thác Bản Giốc cách đây hơn 3 năm sẽ không có dịp đứng trên núi cao nhìn xuống thác. Nếu đến thăm Bản Giốc bây giờ mà... làm biếng lên núi thì cũng vậy. May mà tui tới đây vào giữa năm 2017 và không ngại leo núi cho nên có được may mắn này.


Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500 met, mà thác Bản Giốc chính là biên giới Việt - Trung (một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Trung quốc), do vậy đây là ngôi chùa nơi biên cương Tổ quốc.

Xanh mướt xứ dừa Cẩm Thanh

Với địa thế thuận lợi, nằm ngay cạnh Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới Cù lao Chàm, được coi là lá phổi xanh của Hội An, rừng dừa nước Cẩm Thanh là một địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách tới tham quan. 

Cách phố cổ Hội An chừng 3 km, rừng dừa nước Cẩm Thanh mênh mông bát ngát, giống như miền Tây sông nước của Nam Bộ thu nhỏ. Chỉ khác là ở miền Tây người ta đi thăm rừng dừa bằng xuồng ba lá, còn ở Cẩm Thanh lại đi bằng thúng chai. Cái cảm giác được ngồi thúng chai bềnh bồng len lỏi dưới tán dừa mát rượi và tận hưởng những thú vui thôn dã của miền sông nước khiến cho ai cũng thấy quyến luyến với nơi này.

Dân trong vùng kể rằng, rừng dừa nước này có từ cách đây hơn 200 năm. Giống dừa nước ở đây do cư dân vùng miền Tây Nam Bộ di cư đem theo ra trồng. Cây dừa miền Tây ra xứ biển miền Trung hợp đất, hợp nước cứ thế tự nhiên sinh sôi nảy nở thành rừng. Hồi đầu, rừng dừa chỉ rộng chừng 7 mẫu (tương đương 7ha) nên dân trong vùng thường hay gọi là rừng dừa bảy mẫu, còn nay rừng dừa đã phát triển lên đến hơn 100ha.

Ngư dân biểu diễn kỹ năng lái thuyền thúng phục vụ du khách tham quan làng dừa nước Cẩm Thanh. Ảnh: Tất Sơn

Hà Nội và những kỷ lục

Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế mà còn kết tinh trong những bề dày văn hiến đậm nét. Trong muôn vàn những kỷ lục của Hà Nội, chúng tôi chọn ra đây những kỷ lục “đẹp”.

Là thủ đô văn hiến, hơn 1.000 năm qua, Hà Nội từng là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến. Hà Nội là nơi đã diễn ra hai bản hùng văn, hai bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ. Đó là Bình Ngô đại cáo thế kỷ XV và Tuyên ngôn độc lập năm 1945.

Với bề dày lịch sử, Hà Nội là nơi có nhiều di tích thắng cảnh nhất cả nước. Với hơn 5.000 di tích lớn nhỏ, trong đó có hơn 1.000 di tích đã được xếp hạng, Hà Nội thể hiện sự tinh hoa, một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú. Những di tích danh thắng nổi tiếng của Hà Nội phải kể đến là: Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh thắng Hương Sơn, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm… Bên cạnh đó, Hà Nội còn có hơn 1.200 làng nghề cùng nhiều lễ hội độc đáo và một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc sắc.

Chùa Một cột, Hà Nội. 

Khám phá hang động tuyệt đẹp nơi cực Bắc Lai Châu

Hệ thống hang động trải dài theo các dãy núi, với nhũ đá đẹp được thiên nhiên kiến tạo qua hàng nghìn năm vẫn còn lưu giữ những nét nguyên sơ.

Theo khảo sát của chính quyền địa phương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có trên 20 hang động lớn nhỏ mới được phát hiện trong thời gian gần đây.

Đồi cỏ hồng ở Gia Lai

Vạt cỏ hồng tím bừng lên trong sương sớm ở Gia Lai đang khiến nhiều du khách săn lùng.

Đồi cỏ hồng thứ 2 được phát hiện ở Gia Lai khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Doãn Vinh 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng dành cho những ai yêu mến chuyến dã ngoại về với thiên nhiên bởi lẽ đây là lúc mà nhiều loại hoa cỏ khoe sắc. Khi đã chán với cuộc sống đô thị mệt mỏi thì cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ giản dị lại níu chân được du khách thập phương. Nếu như trước đây, đồi cỏ hồng ở Đà Lạt gây nên cơn sốt không chỉ với dân mê nhiếp ảnh mà còn với du khách yêu thích khám phá thì sự xuất hiện của đồi cỏ hồng thứ 2 ở Gia Lai tiếp tục "làm mưa làm gió" cộng đồng du lịch.

27 thg 11, 2017

Không vào hang cọp sao... biết đường chạy ra?

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90 km và cách thác Bản Giốc khoảng 3 km là một hang động kỳ vĩ mang tên động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh). Khi đưa khách du lịch tham quan thác Bản Giốc, người ta thường đưa tham quan động Ngườm Ngao luôn vì hai địa điểm này rất gần nhau.

Động Ngườm Ngao được người Pháp phát hiện năm 1921, tuy nhiên mãi 75 năm sau, sau cuộc khảo sát của hội Khảo sát Hang động Hoàng gia Anh năm 1995 thì Việt Nam mới chính thức khai thác hang động (1996), đến năm 1998 động được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia. Theo khảo sát năm 1995 nói trên thì chiều dài hang động là 2.144 m, tuy nhiên gần đây Viện Khoa học Địa chất Việt Nam khảo sát và xác định lại chiều dài là 2.769 met với 3 cửa hang là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Ngườm Bản Thuôn.

Cửa động Ngườm Ngao