14 thg 7, 2016

Nhà cổ Vương Hồng Sển: di sản thoi thóp giữa Sài Gòn

Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương). 

Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN 

Ngôi nhà cổ của cụ Vương tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750 m2

Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952).

Nhà cổ di sản Vân Đường phủ ở Sài Gòn

20 năm sau khi học giả Vương Hồng Sển mất, căn nhà cổ vẫn mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian. 

Căn nhà tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật (phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM) vốn là tư gia của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ, gồm Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai). Đây là ngôi nhà cổ có 5 gian, 2 chái, ngang 15 m, sâu 20 m, tọa lạc trên diện tích 750 m2

13 thg 7, 2016

Vô chùa tắm biển

Đi Vũng Tàu, Long Hải tắm biển ở các bãi tắm thường đông đúc, náo nhiệt - và có thể là dơ nữa (thường thì đông là dơ mà!). Vô resort thì đỡ hơn, nhưng cũng tốn tiền hơn.

Vậy sao không "thay đổi tiết mục" bằng cách... vô chùa tắm biển nhỉ? Giải pháp này rất phù hợp cho những người thích yên tĩnh, thanh tịnh (nhưng không hợp cho người thích ồn ào, thích rửa mắt bằng cách ngắm người đẹp mặc đồ 2 mảnh tắm biển hay thích dzô dzô bằng những lon bia).

Ở Long Hải có một nơi như thế, đó là Tịnh xá Ngọc Hải.

Mặt tiền Tịnh xá Ngọc Hải

Mùa dâu muộn

Lặng lẽ, những chiếc xe ba bánh chở từng chùm dâu xanh, dâu vàng đi trong nắng hè thành phố. Mùa dâu năm nay đến trễ, do đợt hạn vừa qua, quá nhiều hoa trái mùa này, trong khi dâu chỉ là món ăn chơi. 

Dâu tại một vườn cây ăn quả ở Lái Thiêu - Ảnh: Cao Cát 

Miền Tây vào mùa dâu chín rộ. Những quả dâu trái tròn (gọi là dâu bòn bon), hay trái dài, có màu da nên có lẽ từ đó có tên là dâu da. Rồi giống mới dâu xanh. Tất cả đều mang hương vị chua chua ngọt ngọt.

Quán cà phê trên toa tàu hơn 80 năm tuổi ở Đà Lạt

Nằm bên trong Ga Đà Lạt, góc nhỏ cà phê không chỉ là nơi phục vụ thức uống cho du khách mà còn giữ lại một không gian xưa của thành phố.

Du khách dễ dàng tìm thấy quán cà phê trong lúc tham quan nhà Ga Đà Lạt nằm trên đường Yersin (TP Đà Lạt). Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang - Đà Lạt với độ dài 84 km, được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938.

Tuyến đường sắt này đã dừng hoạt động nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Bạn sẽ được dịp thưởng thức ly cà phê trong một không gian xưa có một không hai ở Đà Lạt. 

Góc quán cà phê năm trong một toa tàu cũ. Ảnh: Phong Vinh 

Về chùa Mui ngắm cây bồ đề ‘nuốt chửng’ đền thiêng

Chùa Mui ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín (Hà Nội) có một cây bồ đề cổ thụ “ôm” trọn ngôi đền cổ trông rất kỳ lạ.

Cây bồ đề cổ thụ “ôm” đền thờ cụ Hậu 

Chùa Mui có tên chữ là Hưng Thánh Quán, trước đây là quán Đạo giáo, chùa dựng theo kiểu chữ công (工), phía trước là nhà tiền bái, phía sau là nhà thờ điện Mẫu, hai bên là hai dãy hành lang, tạo thành một khung vuông. Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 16, mang đậm nét kiến trúc thời nhà Lê. Chùa được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994.

Những bí quyết độc đáo trong nghề rèn của người Mông

Nghề rèn của người Mông đã có từ lâu đời. Dưới bàn tay khéo léo của người đàn ông Mông đã tạo nên những con dao, lưỡi cuốc sắc bén, có độ bền cao lưu giữ được nét nghề truyền thống của dân tộc mình.

Những nông cụ làm rẫy như cuốc, dao, rìu của người Mông đều được rèn công phu, nước thép tôi rất tốt, có thể chặt được những cây thân gỗ cứng, phù hợp với phát nương, làm rẫy. 

'Cổ mộc nhãn' của cây bàng hơn 500 tuổi ở Nghệ An

Trải qua hơn 500 năm, gốc bàng cổ thụ ở đền Vạn Lộc – thờ Đức Thái uý Phò mã Tổng đô đốc hải binh Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí) vẫn vững vàng, trở thành chứng tích quan trọng.

Cách nay hơn 500 năm, Đức Thái uý Phò mã Tổng đô đốc hải binh Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí) đã về vùng đất Vạn Lộc xưa (Nghi Tân – thị xã Cửa Lò nay) lập nên trại Cây Bàng, chiêu lính và dân nhiều nơi về khai phá, mở mang ruộng đất, phát triển kinh tế nhiều ngành nghề đã ra đời, nhất là đánh bắt hải sản. Năm 1506, Nguyễn Sư Hồi mất tại Cửa Xá, nhân dân tiếc thương ông đã xây mộ ở Lùm Cò ( sau được cất về xã Nghi Hợp, nơi vùng đất có đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí). Đền thờ Nguyễn Sư Hồi được xây năm 1508, qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, nay đền vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính. 

Ngắm rừng cao su đẹp như trời Âu ở miền Tây xứ Nghệ

Không những mang lợi ích về kinh tế, những cánh rừng cao su ở miền Tây xứ Nghệ còn ấn tượng và quyến rũ bởi không gian đẹp kỳ lạ như góc trời châu Âu trong suốt 4 mùa.

Tân Kỳ và Nghĩa Đàn là 2 địa phương có diện tích rừng cao su nhiều nhất ở xứ Nghệ. Trong ảnh là một rừng cao su ở Nghĩa Đàn. Vẻ đẹp rừng cây làm xao xuyến lòng người. 

12 thg 7, 2016

Bồng bềnh mây sớm Suối Giàng

Xã Suối Giàng có độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển, nằm cách trung tâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 12km. Trên con đường dẫn tới nơi có loại chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng này, Suối Giàng hiện lên trong nắng sớm, mây mù đầy thơ mộng và hùng vĩ.

Những tia nắng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu trên xã Suối Giàng 

Suối Giàng nổi tiếng bởi ở đây có những cây chè (trà) cổ thụ lâu đời nhất Việt Nam, mang hương vị mà không ở đâu có. Những búp chè Shan có màu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết sau khi chế biến. Vị trà đắng dịu đến đầu tiên trong lưỡi rồi vị ngọt ngào thanh khiết dần dần lan toả nơi cuống họng. Đó là thứ hương vị mà như anh bạn người Yên Bái của tôi nói: “Anh chưa thấy có loại chè nào khác đặc biệt như vậy”.