12 thg 7, 2016

Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Giàu nứt đố đổ vách, song ông Bảy Hiền luôn chia sẻ với người nghèo, tên tuổi ông được gắn liền với một ngã tư và vùng đất ở quận Tân Bình ngày nay.

Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh...

Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình. 

Ngã 4 Bảy Hiền xưa và nay cùng góc chụp từ bệnh viện Thống Nhất (xưa là bệnh viện Vì Dân). Ảnh: S.H 

Dầu Bác sĩ Tín: Mùi bà đẻ đặc trưng

Loại dầu “bà đẻ” trị bá bệnh, dành cho từ người già đến trẻ sơ sinh, tốt khi thoa ngoài da mà uống luôn thì cũng quá hiệu nghiệm.

Là tiền thân của dầu khuynh diệp OPC “mẹ bồng con” ngày nay, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín có một thời lừng lẫy suốt từ cuối thập niên 1940 đến năm 1975, không nhà nào mà không thủ sẵn vài chai.

Ông Bùi Dương Thạch, trưởng đại diện tộc họ Bùi tại phía Nam, cho biết gia đình ông vẫn còn giữ những vỏ chai dầu khuynh diệp mà xưa nhà ông quen xài. Nhiều năm nay, khi loại dầu này ngưng sản xuất thì nhà ông cũng chuyển sang dùng dầu khuynh diệp OPC như vớt vát mùi hương ký ức.

Vùng đất sản sinh hoàng hậu, đệ nhất phu nhân nổi tiếng trời Nam

Nam Phương hoàng hậu, bà Từ Dũ, vợ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng... đều xuất thân từ Tiền Giang - người dân luôn tự hào vì có những người đẹp nổi tiếng.

Cách TP HCM khoảng 70 km, tỉnh Tiền Giang được sông Tiền thơ mộng (một trong 2 nhánh của sông Mekong) lượn quanh bồi đắp giúp nền kinh tế của địa phương có lịch sử lâu đời này thuộc tầm phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thêm điều tự hào nữa của người dân nơi này khi mảnh đất của họ là quê hương của những người đẹp, mà sau đó thành hoàng hậu như Nam Phương, Từ Dũ hoặc đệ nhất phu nhân như bà Đoàn Thị Giàu, Nguyễn Mai Anh. 

Tượng bà Từ Dũ ở bệnh viện Từ Dũ TP HCM. 

11 thg 7, 2016

Hấp dẫn bánh mì nướng bơ và mật ong ở Hà Nội

Nếu như Sài Gòn đang sốt với món bánh mì nướng muối ớt mới du nhập thì ở Hà Nội từ lâu đã thịnh hành một món bánh mì lạ không kém: nướng bơ và mật ong rất hút giới trẻ. 

Quán bánh mì nướng bơ và mật ong ở số nhà 137 Đặng Tiến Đông, mở từ 1997 đến nay vẫn được giới trẻ bình chọn là một trong những địa điểm bán món này ngon nhất Hà Nội 

Phở xào “thể hình” trên phố Hàng Buồm

Sợi phở xào khô ráo săn chắc, bắp bò cũng giòn và săn chắc luôn. Phở xào Hàng Buồm trên phố cổ Hà Nội vì thế được gọi đùa là phở xào “thể hình”. 

Một xuất phở xào bắp trứ danh ở Hàng Buồm 

Phở xào ở số nhà 11 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộ) chỉ mở bán khi phố đã lên đèn tầm 7h rưỡi tối và ngay lập tức đông khách. Khách quen nhiều, nên dù cho điều kiện chiếu sáng không tốt như những hàng quán khác cũng không làm sức ăn ở đây giảm sút. Và nếu muốn ăn loại phở xào săn, khô ráo, hoàn toàn không đẫm mỡ hay nước sốt, thì bạn nhất định phải đến đây. Bởi lẽ đó là cách duy nhất để được ăn loại phở xào như vậy tại Hà Nội. 

Làng Cù Lần xanh mướt mắt ở Đà Lạt

Làng Cù Lần, một địa chỉ mới nổi ở Đà Lạt có thể là điểm đến cuối tuần lý tưởng dành cho những người yêu thích và muốn hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp. 

Làng Cù Lần là ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Lang Biang (Đà Lạt), cách Hồ Xuân Hương và Đồi Cù 20 km. 

Cái tên “Cù Lần” ngộ nghĩnh xuất phát từ việc ngôi làng này có truyền thống khai thác loài cây cù lần và nuôi những con cù lần có cặp mắt to tròn dễ thương. Cù lần được biết đến là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ, hiền lành, chủ yếu sống về đêm. 

Cuối tuần bỏ trốn thị thành tới ốc đảo Vạn Buồng cắm trại

Cách thành phố Đà Nẵng 37km theo đường 610A đi Nam Phước, “ốc đảo” Vạn Buồng là điểm đến lý tưởng dành cho du khách nghỉ dưỡng cuối tuần. 

Vạn Buồng nằm gần như tách biệt giữa hai huyện Duy Xuyên và Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam rất thích hợp cho lịch trình trải nghiệm cuối tuần.

Cách thành phố Đà Nẵng 37km theo đường 610A đi Nam Phước, từ ngã ba Nam Phước chạy về Mỹ Sơn 7km sẽ gặp Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu (hay còn gọi là nhà thờ Núi) bạn chỉ cần rẽ phía tay trái hỏi đường đến thôn Vạn Buồng. 

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, Tp. Thủ Dầu Một) là nơi được coi là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật không chỉ của tỉnh Bình Dương mà của cả vùng Nam Bộ. Với những giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà tính cách Á Đông, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp hiện đã xuất đi nhiều nước trên thế giới. 

Khoảng giữa thế kỷ 18, những người thợ sơn mài từ vùng đất miền Trung trong quá trình di dân đã mang theo nghề sơn vào xứ Đồng Nai, Gia Định, trong đó có Tương Bình Hiệp. Ban đầu, làng nghề mới chỉ có vài hộ chuyên làm sơn son, thếp vàng và pha chế sơn then. Về sau, làng nghề Tương Bình Hiệp dần phát triển, thợ sơn mài ở đây mới trở nên nổi tiếng khắp vùng Nam Kỳ lục tỉnh.

Cùng thời gian, nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được truyền qua nhiều thế hệ khi những nghệ nhân tâm huyết mở ra các lớp đào tạo nghề. Sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ vào thập niên 50 của thế kỷ trước đã đánh dấu một bước phát triển mới cho làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Từ đây, làng nghề xuất hiện rất nhiều các nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một như: Châu Văn Trí, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyền, những người góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Đã có nhiều cơ sở sơn mài mọc lên, sản phẩm sơn mài cũng ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của khách hàng và Tương Bình Hiệp đã trở thành một thương hiệu sơn mài nổi tiếng.

Nguyên liệu màu sử dụng để sáng tạo các sản phẩm sơn mài ở làng nghề Tương Bình Hiệp .

Khám phá Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam

Nằm phía Tây Bắc của "đảo ngọc" Phú Quốc (Kiên Giang), Vinpearl Safari Phú Quốc là là một điểm đến dành cho những du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn, tìm hiểu cuộc sống hoang dã của những loài động vật quý hiếm. 

Được khai trương vào tháng 12/2015, Vinpearl Safari Phú Quốc là dự án có quy mô lớn của tập đoàn Vingroup, với mong muốn bảo tồn và góp phần tạo thêm sự phong phú về du lịch cho "đảo ngọc" vốn đã quá nổi tiếng với những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Xây dựng trên diện tích 380 ha và được quy hoạch bài bản thành hai phân khu: khu vườn thú mở và công viên động vật hoang dã. Đây là nơi sinh sống của hơn 3000 cá thể của 150 loài động vật trong đó có rất nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: hổ Bengal, sư tử Châu Phi, hươu cao cổ, ngựa vằn, tê giác… Vinpeal Safari Phú Quốc không chỉ là một địa điểm du lịch độc đáo mà còn là trung tâm bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam.

Không gian nuôi thả chim hồng hạc tại khu vườn thú mở.

8 thg 7, 2016

Không thể quên một thương hiệu ‘xế’ Việt

Hơn 40 năm sau khi chiếc La Dalat ra đời, nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam chỉ dừng ở mức lắp ráp và cũng không sản xuất nổi con ốc vít. Điều đó khiến người ta không khỏi tiếc nuối một nền công nghiệp xe hơi Việt Nam đáng lẽ phải vượt trội các nước trong khu vực.

La Dalat không phải là chiếc xe hơi sản xuất đầu tiên ở Việt Nam mà đó là chiếc Chiến Thắng tại miền Bắc sản xuất năm 1959. Vì nhiều lý do, xe Chiến Thắng không được sản xuất hàng loạt. Trong khi đó La Dalat dù sinh sau đẻ muộn nhưng được sản xuất đại trà đã trở thành một thương hiệu quen thuộc, không thể nào quên với người dân Việt Nam.

Những người đam mê dòng xe La Dalat

“Năm 1980, gia đình tôi về quê ở Bến Tre, cha tôi mượn được một chiếc xe “con bọ” (Wolkswagen) để cả nhà đi. Lúc đó đường xấu khủng khiếp, con bọ túc tắc trên đường bị một chiếc xe vù qua mặt, cho xe chúng tôi “ngửi khói”. Bác tài không thể nào vượt chiếc xe đó được do đường xấu, ổ gà. Tôi còn nhớ rõ khi nhìn vào gầm xe từ phía sau, hai bánh xe có gắn hai cục gù cứ nhún nhảy liên tục nên chiếc xe cứ băng băng lướt trên đường xấu về phía trước như không. Về nhà, ông tôi nói: Đó là xe La Dalat của Việt Nam đó con. Hình ảnh chiếc xe nhỏ, nhẹ linh động lướt trên con đường ổ gà in mãi trong tâm trí tôi khiến tôi dâng lên một nỗi tự hào, hãnh diện về xe Việt Nam. Khi lớn lên có điều kiện, tôi “thửa” ngay một chiếc La Dalat và gắn bó với nó đến giờ” - anh Lê Chí Trung, biệt danh 9 Hoi, một người chơi xe La Dalat hiện sống ở TP Mỹ Tho, kể lại mối lương duyên với chiếc xe.