29 thg 6, 2016

Bùi ngùi Hội Sơn cổ tự

Chùa Hội Sơn là một ngôi chùa cổ, một danh lam, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thuộc TP. HCM. Chùa tọa lạc tại số 1A1 đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM.

Tiếng là thuộc TP Hồ Chí Minh nhưng chùa Hội Sơn gần Biên Hòa hơn hẳn Sài Gòn. Từ trung tâm TP Biên Hòa, đi theo đường Bùi Hữu Nghĩa về phía Tân Vạn, vừa chui qua cầu vượt sang đường Nguyễn Xiển khoảng 3 km nhìn bên trái là thấy chùa, tổng khoảng cách độ hơn 12 km. Còn từ trung tâm quận 1 ở Sài Gòn thì khoảng cách phải gấp đôi!


​Nhớ thịt gác bếp Mường Hum

Thịt gác bếp Mường Hum trong quán nhỏ, bên bờ suối Mường Hum róc rách, có tiếng vó ngựa gõ cồm cộp trên bờ đá, con ngựa chùng chân đợi chủ đang khề khà bên chén rượu bàn bên... 

Thịt gác bếp Mường Hum - Ảnh: Thủy OCG 

Mặc dù chợ Mường Hum khá nổi tiếng ở mạn vùng núi phía tây bắc, nhất là rất gần với thị trấn du lịch Sa Pa, nhưng không hiểu sao chúng tôi lại hay ghé qua đây vào đúng bữa trưa không phải ngày phiên chợ. 

Những bức 'tranh thủy mạc' trong hang Phai Quẻ ở miền Tây xứ Nghệ

Trong hang rộng đủ sức chứa cả nghìn người là những nhũ đá với hình thù kỳ dị. 

Cách trung tâm huyện lỵ Con Cuông khoảng 7km là hang đá được người bản địa gọi là Thằm Phai Quẻ. Hang đá này thuộc bản Tân Hương xã Yên Khê, cách suối Nước Mọc khá nổi tiếng của huyện Con Cuông chưa đầy nửa cây số. 

Cuối tuần yên bình trên đảo Cái Chiên - Quảng Ninh

Không ồn ào náo nhiệt cũng không có tiếng chèo kéo mời gọi của các hàng quán ăn uống, đảo Cái Chiên là nơi 'náu mình' thú vị hè này. 

Cái Chiên là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp thuộc địa phận huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội khoảng 330 km). Đến nay đây vẫn còn là một hòn đảo khá hoang sơ với bãi cát dài trắng mịn, bao quanh là hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt. Với diện tích trên 500 ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài chim, thú rừng. 

Hòn đảo nhỏ yên bình dưới nắng sớm. Ảnh: Tuệ Trung 

Ăn bánh canh hến và ốc hấp nước dừa ở Bến Tre

Những ngày mưa gió cứ kéo dài dai dẳng, ngồi đâu đó trong góc quán xì xụp húp tô bánh canh hến nóng hay mút từng con ốc thấm nước dừa béo ngậy thì không còn gì thú vị bằng. 

Món ăn tuy dân dã, quen thuộc và dễ chế biến nhưng chỉ ở Bến Tre mới bật lên được cái hồn cốt thơm ngon, bởi đây là quê hương của xứ dừa, những giọt nước cốt dừa béo ngầy ngậy trắng ngà quyện vào từng món ăn mới dễ làm say lòng du khách phương xa.

Bánh canh nấu hến nước dừa

Bánh canh là món ăn phổ biến ở miền Tây, từ bánh canh ghẹ ngon nức tiếng Kiên Giang, Cà Mau tới bánh canh thốt nốt ngọt ngào của đất An Giang thì Bến Tre cũng có bánh canh đặc sản đó là bánh canh hến nấu nước dừa. Thoạt nghe tên thực khách có thể hình dung độ béo thơm của món bánh này.

Dù là bánh canh ngọt hay mặn thì sợi bánh ấy ở miền Tây vẫn được làm ra chủ yếu từ bột gạo. Gạo ngâm nước vài tiếng đồng hồ cho mềm rồi đem đi xay mịn thành bột. Xay gạo xong lại cho tất cả vào cái bao vải, đặt bộ cối xay thật nặng lên trên để ép lấy bột. 

Bánh canh nấu hến nước dừa là món ăn ngon ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 

Sầm Sơn - vùng sơn thuỷ hữu tình xứ Thanh

Với các bãi tắm trải dài, nước trong xanh, nồng độ muối vừa phải phù hợp với sức khoẻ du khách, lại thêm hệ thống đền, chùa trên núi Trường Lệ gắn liền với văn hóa tâm linh của người miền biển, khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) hiện là điểm đến thu hút rất đông du khách. 

Nên thơ biển Sầm Sơn

Có chiều dài chạy suốt 6km từ của biển Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, Sầm Sơn là nơi có các bãi tắm thoai thoải, sóng lớn rất thích hợp cho loại hình nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Từ thời Pháp thuộc, Sầm Sơn đã là địa điểm nghỉ mát nổi tiếng xứ Đông Dương. Nhiều thập niên sau đó, hàng loạt các biệt thự nghỉ mát đã mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng cho xây một biệt điện riêng ở Sầm Sơn.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã đầu hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều doanh nghiệp, tư nhân cũng đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà nghỉ phục vụ du khách. Hàng loạt các dịch vụ tiện ích và hệ thống nhà hàng khách sạn quy mô được đưa vào sử dụng mùa du lịch biển 2016 nên lượng khách tăng đột biến.

Một góc bãi tắm B của khu du lịch Sầm Sơn nhìn từ flycam. Ảnh: Hoàng Hà

26 thg 6, 2016

Khám phá rạn Nam Ô hoang sơ

Muốn thay đổi không khí khi ghé thăm thành phố biển Đà Nẵng, bạn hãy thử đến rạn Nam Ô (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu) để hòa mình vào thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ và hấp dẫn nơi đây. 

Rạn Nam Ô nằm bên bãi cát dài trắng mịn ven biển - Ảnh: T.Ly 

Làm Tarzan ở thác Datanla

Những sợi dây cáp chịu lực lớn được giăng giữa những cây thông khỏe nhất trong rừng thông tại khu vực thác Datanla, cách Đà Lạt khoảng 4km, giúp người tham gia trò chơi có thể chinh phục những ngọn thông cao vút. 

Vượt thung lũng bằng cách đu sợi cáp dài hơn 200m - Ảnh: Mai Vinh 

Trong trò chơi liên hoàn được thiết kế thành nhiều cấp độ từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, với các dụng cụ bảo hộ được trang bị “đến tận răng” để người chơi có thể tham gia tùy khả năng cũng như bản lĩnh. Tuy nhiên, không phải người chơi nào cũng có thể trải qua hết các cấp độ. 

Về Thu Xà, ghé thăm thi sĩ Bich Khê

Về Thu Xà - thương cảng xưa nay thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi - bạn nhớ đừng quên ghé Nhà lưu niệm thi sĩ Bích Khê - thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh nơi vùng đất cuối sông Trà. 

Dòng sông quê in đậm trong thơ Bích Khê: “Ngày đi chậm lắm. Dòng sông biếc” - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Với nhiều du khách, về Thu Xà là phải ghé chùa Ông - di tích lịch sử quốc gia độc đáo - để vãn cảnh chùa thắp hương lên bàn thờ đức Quan Thánh, xem kiểu kiến trúc giao thoa giữa người Việt với người Hoa.

Ngã tư nổi tiếng đất Sài thành

Sài Gòn có rất nhiều ngã tư nhưng có một ngã tư nổi tiếng từ ngày xưa cho đến nay: Ngã tư Quốc Tế. 

Khu vực Ngã tư Quốc Tế ngày nay tập trung nhiều khách Tây. Ảnh: Khả Hòa 

Nguồn gốc tên quốc tế

Ngã tư này để chỉ khu vực giao nhau của bốn con đường: Bùi Viện (tên xưa là Bảo Hộ Thoại), Đề Thám (Dixmude), Trần Hưng Đạo (Galliéni), Đỗ Quang Đẩu sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo, gần dãy nhà lầu Tháp Ngà (Tour d'Ivoire). Theo tài liệu, trước thời gian khoảng năm 1950 - 1951, nơi này đã xảy ra một vụ cháy lớn thiêu rụi toàn bộ những căn nhà lụp xụp trong khu vực Trần Hưng Đạo - Bùi Viện - Đề Thám. Năm 1952, nhà đầu tư đã cho xây dựng hàng loạt căn hộ liền kề tại đây. Dấu tích nay vẫn rất rõ ràng trên đường Trần Hưng Đạo đoạn từ Đề Thám cho tới Nguyễn Cư Trinh. Đó là những căn nhà xây theo kiểu 1 trệt 2 lầu, có những đường nét kiến trúc giống hệt nhau.