30 thg 3, 2016

Bình dị mắm cua Bình Định

Bình Định có một loại mắm đặc sắc đến mức “ác liệt” mà không nhiều người biết đến là mắm cua. 

Mắm cua có mùi rất đặc biệt, khó tả nhưng rất ngọt - béo và đầy hấp dẫn nhờ váng đỏ của gạch cua 

Mắm cua là loại mắm đặc biệt bởi nó là thứ mắm không phải đến từ biển mà thuộc về vùng đồng ruộng xứ này. Mắm được làm từ con cua đồng hay con rạm bằng cách giã nhuyễn rồi vắt xác lấy nước, sau đó để qua một đêm để cho thứ nước này bị “ử” (chính xác là để lên men làm sình nhẹ). Qua một đêm để “ử”, nồi nước bay một mùi hơi khó chịu của chất đạm bị phân hủy nhẹ. Sau đó, người ta sẽ phi hành cho thơm rồi đổ nước cua này lên kho thành mắm gọi là mắm cua. 

Thác Bờ, một Hạ Long trên cao

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. 

Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431.

Bà Đinh Thị Vân và một người bạn, người dân tộc Mường đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc.

Do những công đức của bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ.

Về Mỹ Á ăn cá cơm

Mùa cá cơm lại về. Ở vùng biển Mỹ Á (xã Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi) trên bến dưới thuyền rộn rã tiếng cười vui với những thùng cá đầy và tươi rói vừa được vớt lên từ biển. 

Vận chuyển cá cơm vào bờ - Ảnh: Minh Kỳ 

Trong một lần rong ruổi vùng biển Mỹ Á, tôi được người bạn mời về nhà chiêu đãi món cá cơm luộc xúc bánh tráng.

Tàu cập bến, anh cùng bạn chài vội vã chuyển những thùng cá cơm tươi rói vào bờ bán cho thương lái đưa đến tiêu thụ ở nhiều vùng miền. Rời tàu, anh mang theo vài ký cá tươi ngon cùng những người bạn lội bộ trên con đường bêtông về nhà.

29 thg 3, 2016

Ông Năm nằm trên đồi, nghe gió ru

Từ Nha Trang đi trở vào Nam theo quốc lộ 1, đến cây số 1473, bên phải đường bạn sẽ thấy một bảng đề Khu mộ Bác sĩ Yersin. Nơi đây thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đi vào khoảng 100 met là cổng của một khu vườn rộng, bảng đề: Viện Pasteur - Trại Chăn nuôi Suối Dầu.

Suối Dầu là một trại chăn nuôi và trồng trọt do bác sĩ Yersin lập nên năm 1896. Ban đầu đây là nơi nuôi súc vật để phục vụ cho các thí nghiệm y học và sản xuất huyết thanh, sau đó bác sĩ Yersin còn đưa vào trồng thử nghiệm cây cao su và canh-ki-na.

Cổng trại Chăn nuôi Suối Dầu

Đến thành Hoàng Đế ngắm tháp Cánh Tiên

Nếu là một người mê du lịch và thích tìm hiểu lịch sử, đến đất võ Bình Định mà không ghé thăm thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn) và tháp Cánh Tiên thì quả là thiếu sót lớn.

Cổng thành Hoàng Đế 

Một chiều tháng 3 miền Trung nắng gắt, đến thăm thành Hoàng Đế, con người ta có cảm giác quá khứ cách đây hàng trăm năm đã hiện về trong tầm mắt. Không khí thành Hoàng Đế toát lên vẻ trầm mặt, u hoài. Đứng ở đây, có cảm giác nhưng những tiếng rì rầm của lịch sử, bao bể dâu đời người, bao cuộc chinh chiến máu lửa vẫn vang vọng đâu đó. Trong Cấm thành hiện nay còn lại một số di tích như cổng chính, cột cờ, chính điện, lầu bát giác, các bờ tường thành bằng đá ong cũ kỹ, một hồ hình bán nguyệt, các tượng thú từ thời Chămpa, cây sung cổ thụ khổng lồ phía sau chính điện và đặc biệt là hai ngôi mộ phía sau lầu Bát giác gồm một mộ hình nấm tròn, một mộ hình chữ nhật…

'Đạo' bánh tráng Bình Định

Ẩm thực đất Võ có vô số đặc sản, nào bánh ít lá gai, nước mắm, rượu Bàu Đá cho đến chả cá Quy Nhơn, nem chua Chợ Huyện... Nhưng nói về mức độ đa dạng, phổ biến và tính lan truyền rộng rãi đồng thời đi vào lịch sử thì không có món nào qua mặt được bánh tráng.


Món "lương khô" trứ danh

Có chuyện rằng trên chuyến xe đò chở sinh viên từ miền trung vào Sài Gòn, đến bến xe Miền Đông hành khách bước xuống. Hỏi làm cách gì biết em nào Bình Định, em nào Quảng Nam hay ai đến từ Huế, Quảng Ngãi?

Đáp án: Cứ sinh viên nào xách ràng bánh tráng 1 bên, 1 bên là can nước mắm thì đích thị dân xứ Nẫu. Không khác được và y như rằng phải thế. Nếu khách nào quàng thêm xâu nem chua hay bịch chả cá nữa thì khỏi cần điều tra, cứ hỏi thẳng luôn: “Bình Định hả em?”, thì kiểu gì "đối tượng" cũng gật đầu như… bổ củi!

Phân biệt những bãi biển trùng tên dễ bị nhầm lẫn ở Việt Nam

Bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Sa Huỳnh hay biển Mỹ Khê là những bãi biển nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu không để ý, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn vì tên gọi những bãi biển này xuất hiện ở khắp nơi trên bản đồ Việt Nam.

Bãi Rạng

1. Bãi Rạng Phan Thiết: hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết. Được tạo nên với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp.

Ảnh: Dulichmuine

28 thg 3, 2016

Khung ảnh kỳ ảo của Hang Rái

Hang Rái là một địa danh không thể bỏ qua với bất cứ ai đến vùng đất nắng gió Phan Rang. Cách thành phố khoảng 20 km trên đường ra vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái luôn làm du khách phải trầm trồ vì sở hữu vẻ đẹp kỳ ảo.

Thiên nhiên đã tạo nên một Hang Rái hiếm có ở Việt Nam. Những tảng đá được nắng, gió và sóng biển tạo nên những hình thù độc đáo, sừng sững trước biển cả. 

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.

Dưới đây là hai món ăn làm từ nhum biển (cầu gai) mà du khách không nên bỏ qua ở Nam Du.

Nhum nướng mỡ hành

Nhum thường sinh sản vào tháng 3 - 6 âm lịch nên nếu đi vào thời điểm này, du khách có thể thưởng thức nhum đầu mùa rất thơm ngon. Tại Nam Du, những người đi biển lành nghề thường biết những hộc, gành đá mà nhum cư trú để bắt. Bắt nhum phải đúng cách, nếu không sẽ bị nguy hiểm vì gai đâm.

Người đầu bếp sẽ cắt hết gai, rửa sạch, cắt đôi nhum ra và đặt lên bếp nướng. Nhum có phần thịt màu trắng hồng nhạt, ăn bùi bùi. Tuy mỗi con nhum có kích thước khá to nhưng phần thịt lại không nhiều. 

Khi chín phần thịt nhum có màu vàng bắt mắt, đi kèm với màu xanh của hành lá và ánh lửa hồng. Ảnh: Minh Đức 

Lắc lẻo qua cầu tre Cẩm Đồng

Chùm ảnh ghi lại hình ảnh nông dân thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam qua cầu tre buổi sáng sớm vừa gần gũi vừa sinh động.

Những chiếc cầu tre để người dân thôn Cẩm Đồng qua lại thu hoạch hoa màu 

Để tiện sang sông Vĩnh Điện ra đồng trồng rau, thu hoạch hoa màu... hàng trăm hộ dân thôn Cẩm Đồng cùng nhau làm những chiếc cầu tre để qua sông. Cầu dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh mỗi khi qua lại.