4 thg 4, 2016

Ngôi nhà nguyện theo kiểu nhà rường hơn 200 năm

Ẩn khuất dưới những hàng cây cao tỏa bóng mát, người đi đường dễ bị thu hút bởi tòa nhà kiến trúc Pháp cổ to lớn trong khuôn viên của tòa Tổng Giám mục Sài Gòn - ngôi biệt thự đầu tiên của Sài Gòn.
Bên trong đó có một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng gỗ và mái ngói mà ít người biết. Đã hơn 200 năm dõi bóng thời gian, ngôi nhà nguyện đó chính là ngôi nhà cổ nhất của đất Sài Gòn - Gia Định.

Một lần đến thăm nhà nguyện tòa Tổng Giám mục, khách tham quan dễ nhận thấy dù đây là một công trình tôn giáo nhưng nhà nguyện hướng về phía nam theo phong cách dân dã “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Nhà làm theo kiểu ba gian, hai chái nhưng gian giữa để thờ cúng bao giờ cũng có diện tích lớn nhất.

3 thg 4, 2016

Biên Hòa với vua Quang Trung

1.
Như nhiều người Việt Nam, vua Quang Trung là thần tượng của tui.

Tui tới Biên Hòa sống hơi muộn, khi đã 24 tuổi. Vô tư, chả nghĩ ngợi gì, khi trò chuyện với bạn bè là dân Biên Hòa cố cựu có những khi tôi tỏ lòng ngưỡng mộ vua Quang Trung, mặc nhiên cho rằng người ta cũng giống như mình. Ngạc nhiên thay, một lần, rồi nhiều lần, tôi có cảm giác rằng người Biên Hòa không yêu kính vua Quang Trung như mình. Thường thì họ không tỏ ra hào hứng ca ngợi vua Quang Trung như tui, chỉ lặng lẽ nghe thôi, cá biệt có một vài người đưa ra những lý lẽ để phản bác.

Dần dà, tìm hiểu lịch sử, tui lờ mờ đoán ra nguyên do. Đất Biên Hòa được lập nên là do các chúa Nguyễn. Thời Nguyễn Ánh bôn ba chinh chiến với nhà Tây Sơn thì Biên Hòa - Cù lao Phố là hậu phương vững chắc, là cơ sở kinh tài ủng hộ cho chúa Nguyễn. Từ đầu đến nửa cuối thế kỷ 18, Cù lao Phố ở Biên Hòa là trung tâm thương mại lớn nhất phương Nam. Thế nhưng năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố nhằm triệt hạ đầu mối cung ứng vật chất cho Nguyễn Ánh. Các thương gia người Hoa dắt díu nhau chạy về vùng Sài Gòn - Gia Định, lập nên Chợ Lớn. Cù lao Phố điêu tàn từ đó.

Long An, mùa nhổ đậu phộng

Chúng tôi theo con đường nhựa từ trung tâm thị trấn Đức Hòa, qua các xã Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam... và "sa vào" vùng đất có danh với thương hiệu đậu phộng Đức Hòa. 

Người phụ nữ tuốt đậu phộng trên ruộng - Ảnh: Trân Duy 

Đi qua một đoạn nhà thưa, đồng trống, anh bạn phát hiện những bụi cây được nhổ chất cao trên cánh đồng. Đây đó những người phụ nữ đang ngồi cắm cúi bên những chiếc dù và chòi che nắng được làm bằng những bụi cây vừa nhổ trông thật lạ mắt.

Hùng vĩ Đắk G’lun

Từ độ cao 58m, hai dòng nước lớn đổ một góc 90 độ từ đỉnh thác xuống những tảng đá phủ đầy rêu xanh giống như mái tóc mượt mà của nàng tiên khoe sắc giữa chốn rừng xanh, núi thẳm… 

Một góc chân thác Đắk G’lun - Ảnh: Tiến Thành 

Khoảnh khắc ấy khiến chúng tôi choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thác Đắk G’lun (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông), một trong những thác nước đẹp và cao nhất Tây nguyên.

Về Chư Păh mùa cao su trổ lá

Không chỉ có hoa cà phê, hồ tiêu..., tháng 3 Tây Nguyên làm xao lòng lữ khách bởi bức tranh được phối từ màu đỏ của đất, vàng của nắng, nâu của lá khô và tươi xanh của những chùm non mới hé. 

Khoảnh khắc giao mùa của rừng cao su - Ảnh: Bùi Minh Đức 

Sinh ra ở đất Bắc, tôi không biết cây cao su là gì ngoài những hình ảnh trong sách vở, hay trong những câu ca dao về nỗi vất vả của những phu cao su vài thập kỷ trước.

Đến khi trưởng thành, từ lúc biết cầm bút và cầm máy, tôi mường tượng ra khung cảnh thiên nhiên rợp ngợp mà mê đắm của rừng cao su mùa lá rụng, trải một thảm lá vàng, nhuốm màu đất và bìa rừng. Còn cao su mùa xuân hay hè ra sao, tôi không có ý niệm.

Truyền sử Lâm Quang Ky

Nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt từng viết:Hỏa hồng Nhật tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỉ thần nhằm truy tặng công đức của lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp Nguyễn Trung Trực.


Nhưng hôm nay người mà tôi muốn nhắc đến là vị phó tướng của ông – Phó lãnh binh Lâm quang Ky. Lâm Quang Ky tự là Hưng Thái (Hưng là hưng quốc, Thái là thái bình) sinh tại rạch Kim Qui, xã Vân Khánh Đông, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, con của ông Lâm Kim Diệu (gốc người Hoa) là cai tổng Kiên Định lúc bấy giờ cũng là người nhiệt tình yêu mến nước Việt.

Đến Bình Định thăm Tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít (hay còn gọi là tháp Bạc) nằm trên địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Đây là quần thể tháp lớn với 4 công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm trên đất Bình Định. 

Cụm di tích Tháp Bánh Ít nằm trên quả đồi tự nhiên cao chừng trăm mét được ôm ấp bởi hai nhánh của sông Côn. Sử sách có ghi lại, vào thế kỷ XI, người Chăm đã xây dựng đền tháp của mình trên đỉnh các quả đồi để tạo sự uy nghi và hùng vĩ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, Tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, với 4 ngọn tháp gồm: Tháp Cổng, Tháp Bia, Tháp Yên Ngựa và Tháp Chính. Với lối kiến trúc một ngôi tháp lớn có độ cao khoảng 30 mét được bao quanh bằng nhiều ngôi tháp nhỏ đã tạo nên một khu di tích tín ngưỡng với nhiều loại hình kiến trúc trong đó mỗi ngọn tháp sẽ đảm nhận vai trò, công năng khác nhau.

Tháp Bánh Ít là quần thể tháp cổ lớn nhất trên đất Bình Định.

Nghề dệt chiếu lác Phú Tân

Với nguồn nguyên liệu lác sẵn có tại địa phương, hầu như gia đình nào ở Phú Tân (xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đều gắn với nghề dệt chiếu. Đây là nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Từ năm 1977, nghề dệt chiếu lác Phú Tân đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Tuy vậy, nghề dệt chiếu lác Phú Tân chỉ thực sự phát triển quy mô từ năm 1995 khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên bắt đầu tổ chức mỗi năm 1 lớp dạy kỹ thuật làm chiếu cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua máy dệt chiếu để nâng cao chất lượng, mẫu mã đẹp, tốn ít nhân công, giá thành của sản phẩm theo đó cũng tăng gấp đôi so với sản phẩm làm thủ công. Hiện làng nghề dệt chiếu lác Phú Tân có 249 hộ gia đình, với trên 600 lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu lác, chủ yếu là lao động nữ. Đặc biệt, các em nhỏ và người lớn tuổi đều có thể tham gia vào một số công đoạn trong quy trình sản xuất chiếu lác.

Sợi cói nguyên liệu phơi khô để dệt chiếu.

Ngôi nhà thờ nằm trên ‘đất vàng’

Nhà thờ Ngã Sáu như nằm trong cả một quần thể đường phố giao nhau và mảng cây xanh phủ dày vây quanh, khiến nơi đây trở thành nhà thờ có địa thế đẹp nhất vùng Chợ Lớn-Sài Gòn. Nhưng ít ai biết trước kia vị trí này là... đồng mả.

Giai đoạn cuối thế kỷ 19, cộng đồng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn đã phát triển rất mạnh, họ có hội quán riêng, bệnh viện riêng như BV Phúc Kiến, BV Triều Châu, nghĩa địa riêng… Ở vùng này, ngoài nhà thờ Cha Tam dành cho người Hoa còn có một ngôi nhà thờ khác dành cho người Việt. Đó là nhà thờ Tổng Lãnh Thiên thần Micae. Năm 1919, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng về làm cha sở tại nhà thờ Micae. Sau 50 năm xây dựng, nhà thờ đã xuống cấp và hư hỏng rất nhiều, mặt khác lúc này lượng giáo dân người Việt trong khu vực Chợ Lớn đã tăng nhanh. Cha Hướng quyết định xây một ngôi nhà thờ mới to lớn hơn ở một vị trí khác.

Mùa săn sâu muồng ở cực bắc Tây nguyên

Không khó để gặp những con sâu muồng đang ăn lá cây muồng trên các rẫy cà phê, hồ tiêu vùng đất cực bắc Tây nguyên khi bạn đi dọc quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua huyện Đắk Hà, Kon Tum. 

Con sâu muồng - Ảnh: Trần Thảo Nhi 

Cây muồng thường được bà con trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy, bờ lô cà phê vừa để chắn gió vừa để sử dụng bóng mát. 

Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3, tháng 4. Bởi khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, những con nhộng muồng đã thoát xác thành bướm bay đi... Vào thời điểm này, người dân tộc Xê Đăng ở huyện Đắk Hà tổ chức đi săn nhộng, kén sâu muồng về ăn.