6 thg 1, 2016

Như đã yêu hoa anh đào...

Những ngày này,  báo mạng ào ạt đăng bài "về Long Hải ngẩn ngơ với cánh rừng hoa anh đào bạt ngàn do người Nhật trồng từ thuở nào". Ấy, nhưng coi nào, đâu phải vậy đâu?

Không phải hoa anh đào

Loài hoa có cánh hồng phơn phớt, nở rộ lúc xuân về ấy không phải hoa anh đào sakura nổi tiếng của Nhật Bản, mặc dù rất giống. Đó là hoa đỗ mai. Thông tin về hoa đỗ mai (theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu) như sau:

Ghe chèo - Nét văn hóa vùng sông nước

Có thể nói, bên cạnh dòng sông, chiếc ghe và cây chèo là những thứ chưa bao giờ tách khỏi cuộc sống của người dân vùng sông nước Cửu Long. Thực tế cho thấy, sự hiện hữu của nó giờ đây không đơn thuần là một phương tiện giao thông mà còn là một đặc trưng văn hóa.

Ảnh: quocgiahanhchanh.com

Như ta đã biết, chiếc ghe và cây chèo đã gắn bó với ông bà ta từ lúc khai hoang mở cõi. Vì với đặc tính là một vùng sông, rạch chằng chịt thì không có phương tiện đi lại nào lí tưởng hơn chiếc ghe. Chính nó là công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình tồn tại và chinh phục tự nhiên của những bậc tiền nhân.

Bến xe khách Mỹ Tho xưa và nay

Để phục vụ việc di chuyển của hành khách, không có gì tiện lợi bằng những chuyến xe. Nhu cầu đi lại càng nhiều thì xe cộ càng đông; bến bãi cũng từ đó mà phát sinh thêm ở nhiều khu vực. So với các tỉnh bạn, thành phố Mỹ Tho có thể nói là nhiều bến xe nhất, và cũng theo thời gian mà chúng trải qua bao bước đổi dời!

Trước năm 1955, tại góc Giếng Nước Nhỏ, giao lộ giữa Yersin và Ngô Tùng Châu (bây giờ là Lê Thị Hồng Gấm) có bến xe lam Mỹ Tho – Bình Đức. Ban đầu chỉ có một vài chiếc, sau “thấy làm ăn được”, nên dần dần số đầu xe lên gần cả chục! Khổ nỗi lúc đó đất rộng người thưa, tuyến đường Mỹ Tho - Bình Đức lại ít khách, nên chuyện hành khách lên xe phải “chờ đủ người” rất mệt mỏi, có khi cả tiếng đồng hồ! Hành khách giận dỗi xuống đi bộ là chuyện thường, và bác tài đã đuổi kịp họ tại… Bình Đức!

Bến xe Mỹ Tho 1968

Thăm biệt điện mùa hè của Vua Bảo Đại ở Đà Lạt

Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử.

Dinh 3 Đà Lạt nằm trên một ngọn đồi trong rừng Ái Ân đầy thơ mộng, thuộc thành phố Đà Lạt, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng, trung tâm của miền đất Tây Nguyên Việt Nam. Đây là nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại và gia đình trong giai đoạn từ 1938-1954.

Thung Nham - thắng cảnh yên ả ở Ninh Bình

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, nhưng chỉ vài năm trở lại đây, vườn chim Thung Nham mới được khách phương xa biết đến nhiều. 


Từ thành phố Ninh Bình chúng tôi đi khoảng gần chục cây số là tới Tam Cốc – Bích Động. Từ chùa Bích Động đi thêm 4 cây số nữa thì tới Thung Nham, vùng lõi của Tràng An.

Cuối tháng Chín, nhiều nơi ở miền Bắc còn nóng bức nhưng tại Thung Nham, không khí đã mát mẻ và rất trong lành.

Đậm đà hương vị bánh đúc Đồng Quan

Nằm nép mình bên dòng sông Thương thơ mộng, thôn Đồng Quan từ lâu đã được nhiều người nhắc đến với loại bánh mộc mạc mang hương vị đặc trưng riêng có của vùng đất này. Đó chính là bánh đúc. 

Bánh đúc Đồng Quan ngon nhất khi ăn với tương bần - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam, rất nhiều món ăn dân dã nhưng mang đậm hồn dân tộc, là niềm tự hào của nền ẩm thực Việt Nam. Bánh đúc cũng là loại bánh như vậy.