Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ Tiền giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ Tiền giang. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 1, 2016

Ghe chèo - Nét văn hóa vùng sông nước

Có thể nói, bên cạnh dòng sông, chiếc ghe và cây chèo là những thứ chưa bao giờ tách khỏi cuộc sống của người dân vùng sông nước Cửu Long. Thực tế cho thấy, sự hiện hữu của nó giờ đây không đơn thuần là một phương tiện giao thông mà còn là một đặc trưng văn hóa.

Ảnh: quocgiahanhchanh.com

Như ta đã biết, chiếc ghe và cây chèo đã gắn bó với ông bà ta từ lúc khai hoang mở cõi. Vì với đặc tính là một vùng sông, rạch chằng chịt thì không có phương tiện đi lại nào lí tưởng hơn chiếc ghe. Chính nó là công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình tồn tại và chinh phục tự nhiên của những bậc tiền nhân.

Bến xe khách Mỹ Tho xưa và nay

Để phục vụ việc di chuyển của hành khách, không có gì tiện lợi bằng những chuyến xe. Nhu cầu đi lại càng nhiều thì xe cộ càng đông; bến bãi cũng từ đó mà phát sinh thêm ở nhiều khu vực. So với các tỉnh bạn, thành phố Mỹ Tho có thể nói là nhiều bến xe nhất, và cũng theo thời gian mà chúng trải qua bao bước đổi dời!

Trước năm 1955, tại góc Giếng Nước Nhỏ, giao lộ giữa Yersin và Ngô Tùng Châu (bây giờ là Lê Thị Hồng Gấm) có bến xe lam Mỹ Tho – Bình Đức. Ban đầu chỉ có một vài chiếc, sau “thấy làm ăn được”, nên dần dần số đầu xe lên gần cả chục! Khổ nỗi lúc đó đất rộng người thưa, tuyến đường Mỹ Tho - Bình Đức lại ít khách, nên chuyện hành khách lên xe phải “chờ đủ người” rất mệt mỏi, có khi cả tiếng đồng hồ! Hành khách giận dỗi xuống đi bộ là chuyện thường, và bác tài đã đuổi kịp họ tại… Bình Đức!

Bến xe Mỹ Tho 1968

20 thg 7, 2015

Bửu Lâm cổ tự

Theo tua du lịch Tiền Giang, khách thường được đưa đi tham quan chùa Vĩnh Tràng ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho và giới thiệu đó là ngôi chùa cổ nhất, nhưng ít ai biết thành phố này còn có một ngôi chùa lâu đời hơn. Đó là Bửu Lâm cổ tự, thường gọi là chùa Bửu Lâm.

Vào những thế kỉ trước dân gian lúc đó có câu: “Về sông Bảo Định bờ đông / Có ngôi Chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm” đủ nói lên Bửu Lâm là ngôi chùa lớn và đẹp nhất thời ấy.

Chùa Bửu Lâm xưa. Ảnh: chuabuulam.com

Chùa Bửu Lâm nay tọa lạc tại đường Nguyễn Anh Giác, Phường 3, cách đầu cầu Nguyễn Trãi không hơn 200 mét.

19 thg 7, 2015

Mối tình son sắt của chàng trai Gò Công và công chúa Nhà Nguyễn

Chàng trai đó là Phạm Đăng Thuật. Ông là con trai của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và là em của Thái hậu Từ Dụ (vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức). Ông có tự là Kế Chi, hiệu Tiêu Lâm, người thôn Tân Niên Đông, tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc xã Long Hưng, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang).

Từ đường thờ phò mã Phạm Đăng Thuật và công chúa Quy Đức. Ảnh: Tư liệu

Năm 1850, ông kết hôn với công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, được phong làm Phò mã Đô úy, sau thăng Lang trung bộ Lễ. Công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh sinh năm 1824, tự Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình, là con thứ 18 của vua Minh Mạng. Bà có tư chất thông minh, tính tình hiếu đễ, khiêm tốn, không ưa xa xỉ, ham đọc sách, được người anh là Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng đã tận tình chỉ bảo, nên bà thông làu kinh truyện.

Vòng quanh giếng nước Mỹ Tho

Ngôn ngữ Nam bộ có sự phân định khá rạch ròi: Cống là chỉ hệ thống thoát nước trong thành phố, giếng được tạo ra từ việc đào hoặc khoan nhằm mục đích hút nước từ tầng chứa nước dưới đất...và rất nhiều dạng khác như ao, hồ, đìa, mương, độn, trấp, bưng, lung, láng...Song cũng có trường hợp ngoại lệ, như cống Huế là lại con rạch lớn và giếng nước Mỹ Tho là một cái hồ rộng, cho nên nó trở thành địa danh độc nhất vô nhị.


Giếng nước Mỹ Tho nguyên thủy là hào thành Định Tường được đào năm 1826. Đoạn hào thành nầy xưa thuộc làng Bình Tạo, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An. Lúc chiếm Định Tường, đề phòng nghĩa quân tấn công, phía tây thành Định Tường, chính quyền thực dân đã cải tạo hào thành nầy thành kinh, đặt tên là kinh Nicolais. Khoảng năm 1883, chính quyền thực dân bắc hai cây cầu sắt kiều Eiffel: Cầu phía trong (nay là đầu giếng nước, trên đường Ấp Bắc) tên là cầu Nicolais bắc qua đường địa hạt số 6/Route local N06 . Cầu thứ hai đoạn giữa không lót ván chỉ dành riêng cho xe lửa, gọi là cầu Hào/cầu Hào thành, nay ở đầu đường Lý Thường Kiệt.