13 thg 7, 2015

Tiểu chủng viện Làng Sông

Tiểu chủng viện Làng Sông không phải là một điểm đến trong các tour du lịch Bình Định, thậm chí khi bạn hỏi người dân Bình Định cái tên này thì đa số đếu... không biết (nếu hỏi Nhà thờ Lòng Sông thì sẽ có nhiều người biết hơn).

Tiểu chủng viện Làng Sông tọa lạc tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Từ trung tâm TP Quy Nhơn đến đây ước chừng 15 km, đi xe hơi được, nhưng có vài km đường đất.


Tiểu chủng viện Làng Sông

Cuối tuần thú vị ở Hải Tiến

Không đông đúc và quá xô bồ như Sầm Sơn, thời gian gần đây Hải Tiến (Thanh Hóa) được nhiều hội, nhóm, công ty, gia đình ở miền Bắc và Bắc Trung bộ lựa chọn cho một kỳ nghỉ cuối tuần thú vị.

Bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) - Ảnh: Băng Giang 

Từ Hà Nội, Hải Tiến là điểm đến khá mới mẻ cho mùa hè nóng bức, phù hợp với các hội nhóm và gia đình với chi phí hợp lý.

Bình minh đẹp mê hồn trên ruộng ngao Đồng Châu

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình khoảng 30km. Đến Đồng Châu, bạn sẽ thấy lạ mắt với cánh đồng ngao rộng mênh mông và rất nhiều chòi canh. Khung cảnh nơi đây càng đẹp khi bình minh lên.

Nắng sớm 

Giếng Vua 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Giếng Vua hay còn gọi là giếng Ngự Dục, được phát hiện nằm ở góc đông - nam của đàn tế Nam Giao, khu vực Thành nhà Hồ, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Theo TS. Khảo cổ Trần Anh Dũng người trực tiếp tham gia khai quật và tôn tạo giếng cho biết: "Khi xưa giếng được xây để phục vụ cho việc tế gia và trai giới (Trai giới tắm gội sạch sẽ, ăn chay, không uống rượu) trước khi làm lễ tế". 

Đình Khao một thuở

Chùa Bửu Lâm

Phưởng phất xa đưa ngọn khói trầm, 
Đình Khao cảnh cũ rất thương tâm.
Trước kia rộn rịp người lui tới,
Non nước bây giờ khách viếng thăm.
Cám cảnh người xưa đà khuất bóng,
Tưởng công tông tổ mấy trăm năm.
Chắp tay vái lạy trời mây thẳm,
Phù hộ muôn dân buổi cát lầm

Sách “Vĩnh Long xưa”, trang 143)

Chúng tôi tìm đến Đình Khao, một di tích văn hóa dân gian mang đậm huyền thoại qua không ít thăng trầm của đất Vĩnh Long.

12 thg 7, 2015

Từ Bảo Định Giang đến Thành Thị Nại

Bên dòng kinh Bảo Định

Tôi đến thăm nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ở ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, sát bên bờ kinh Bảo Định. Dĩ nhiên đây là một khung cảnh thuần Nam bộ, nơi tưởng niệm một nhà văn mà tên tuổi gắn liền với vùng đất phương Nam. Ngôi nhà này do vợ chồng trưởng nữ của nhà văn xây dựng nên để tưởng nhớ cha mình: chị Đào Thúy Hằng (con gái nhà văn Sơn Nam) và anh Trần Đức Nghị.


Bên cạnh nhà lưu niệm là nhà ở của gia đình anh chị Nghị - Hằng, chính diện tầng trên của ngôi nhà này là một gian thờ tự có biển ghi Nhà thờ Cống quận công Trần Đức HòaCống quận công Trần Đức Hòa là ai? Tôi không hề biết.


Anh Trần Đức Nghị - chủ nhà, và là con rể nhà văn Sơn Nam - tự hào kể:
  • Cống quận công là tổ 13 đời của tôi, là một danh nhân, một tiền hiền của đất Quy Nhơn.
Anh Trần Đức Nghị (trái) đang kể về ông tổ của mình