15 thg 7, 2015

Bến phà Đình Khao

Hồi đầu năm nay, tôi có việc phải đi Vĩnh Long. Thay vì chọn lộ trình thuận tiện và nhanh chóng là đi theo quốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận là tới ngay, vì "ham của lạ" tôi lại chọn một lộ trình lắt léo hơn: vô Mỹ Tho, đi theo quốc lộ 60 qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre, qua cầu Hàm Luông tới Mỏ Cày Nam rồi chuyển sang quốc lộ 57 sang Chợ Lách, tiếp tục qua phà Đình Khao để tới Vĩnh Long. Vì duyên cớ ấy nên lần đầu tiên tôi có dịp qua phà Đình Khao. Đây là chuyến phà qua sông Cổ Chiên, bờ bên này là huyện Chợ Lách của Bến Tre sang bờ bên kia là TP Vĩnh Long.

Vì chưa tìm hiểu nên tôi chẳng biết gì về Đình Khao, chỉ có nhận xét là cái tên Đình Khao nghe ngồ ngộ và sẵn tiện đứng trên phà chụp vài tấm hình làm kỷ niệm.

Từ hướng Chợ Lách (Bến Tre) chụp sang bờ Đình Khao (Vĩnh Long), nổi bật từ xa là ngôi nhà thờ Đình Khao

Cơm hến Huế và một trời vị giác

Cơm hến, bún hến Huế không nổi tiếng bằng bún bò, vì món ăn đặc trưng này chỉ ngon nhất khi ăn ở Huế, không "di cư" được. 


Lần đầu tiên ăn cơm hến Huế, tôi đã bị sốc vì… không thấy ngon. Nếu như bún bò hay các loại bánh Huế như bèo, nậm, lọc… hấp dẫn bạn ngay từ miếng đầu tiên thì dường như món cơm hến lại không có cái duyên ấy. 

Bánh căn nổi tiếng phố biển Nha Trang

Là thức quà làm từ bột gạo, nướng chín trực tiếp trên lò, bánh căn có thể được thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Không chỉ riêng Nha Trang, Khánh Hòa mới có bánh căn, nhưng món này ở đây ngon, hấp dẫn bởi nhân bánh được chế biến từ hải sản.

Nguyên liệu chính là từ gạo ngâm với cơm nguội phơi khô rồi xay thành bột, pha chế cùng nước, thêm chút dầu lạc hoặc mỡ heo cho ngậy. Bánh muốn ngon, phải làm từ loại gạo từ mùa cũ, trộn ít cơm nguội phơi khô để có độ xốp, giòn và dậy mùi thơm.

Để làm bánh căn quan trọng phải có một bộ khuôn nướng bằng đất nung với các lỗ tròn và nắp đậy. Đặt khuôn lên bếp than rực hồng cho đủ nhiệt, xoa chút dầu mỡ cho bánh không dính rồi đổ bột vào. 

Bánh căn thích hợp ăn vào bất cứ lúc nào, nóng hổi, giòn thơm. Ảnh: tourdulich 

Đền Nội Lâm - Ninh Bình

Mỗi cột đá trong ngôi đền Trần ở quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình đều có hoa văn được tạc, đẽo từ đá xanh nguyên khối và ứng với một ước nguyện.

Đền Trần nằm trong vùng lõi của quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Đền được xây dựng từ thời nhà Đinh, là một trong “Hoa Lư tứ trấn”, có tên gọi khác là Đền Nội Lâm (trong rừng). Đền thờ Quý Minh Đại Vương là một trong ba anh em, đồng thời là ba vị tướng có công dẹp giặc dưới thời vua Hùng thứ 18, đã được phong thánh gồm Sơn Thánh Tản Vương và Cao Sơn Đại Vương. 

Dạo chơi chốn thần tiên thác Tam Hợp

Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 35km. Thời điểm đẹp nhất ngắm thác là mùa mưa, khoảng cuối tháng 7.


Đến thác Tam Hợp vào mùa mưa tháng 7 của cao nguyên, có cảm giác như bước vào cõi thiên thai. Giữa không gian bao la, chỉ nghe tiếng thác đổ, tiếng lá cây xào xạc trong gió, màn sương bảng lảng che khuất tầm nhìn. 

Nguyễn Hữu Huân một lòng yêu nước, thương dân

Lịch sử một vùng đất bao giờ cũng gắn liền với bản lĩnh của cộng đồng các dân tộc định cư trên vùng đất đó, mà tiêu biểu là bản lĩnh các vị anh hùng hào kiệt. Nói đến Mỹ Tho, chúng ta không thể không nhắc đến “Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân” - một sĩ phu yêu nước, thương dân và là một lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Pháp xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Tượng đài AHDT Thủ Khoa Huân ở TP. Mỹ Tho. Ảnh: BC

Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 trong một gia đình trung lưu ở thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường (nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi. Khoa thi năm 1852, ông thi Hương, đậu thủ khoa học vị Cử nhân tại trường thi Gia Định. Từ đó, nhân dân và sĩ phu trong vùng gọi ông bằng cái tên thân thiết là Thủ khoa Huân. Ông được bổ làm Giáo thọ, tức Đốc học huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường.