4 thg 6, 2015

Chân chất bánh mì xíu Quảng Trị

Con nít Quảng Trị lớn lên không đứa nào không biết bánh mì, mà người ở đây chỉ quen gọi ngắn gọn là “mì” thôi (người xứ khác lỡ chân lạc tới đây dễ bị nhầm thành món mì nước lắm, vì cái tên).
Thời đó, đi học đường xa, xe đạp không có, đứa nào đứa nấy phải dậy từ mờ sáng, hơn 6 giờ đã xụt xịt ra khỏi nhà, xúm xít ghé xe đẩy bán mì đầu xóm mua ổ mì xíu để ăn lót dạ trên đường đến trường .

Mì xíu là bánh mì nhân thịt xíu, thứ thịt heo rim mặn ngọt với xì dầu, na ná kiểu xá xíu. 

Bánh mì mới ra lò nóng hổi, giòn tan, thịt ba chỉ rim đậm đà, thêm chút rau răm, chút ớt, chút nước xíu làm dậy mùi thơm phức 

Cao lầu Hội An đặc biệt thế nào?

Năm 2014, tạp chí Mỹ Huffington Post khen ngợi món cao lầu ở Hội An là "kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam". 

Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên 

Tô cao lầu với những sợi mì dai, thịt heo thấm, rau sống tươi, giá đỗ cùng miếng bánh chiên giòn, thoạt trông như một sự pha trộn rất lạ, nhưng chính nó làm nên món ăn rất đặc biệt.

Cao lầu hoàn toàn xứng đáng với lời khen tặng đó, bởi để tạo nên một tô cao lầu ngon, đã ăn một lần là nhớ, người chế biến phải thực sự tuân thủ những nguyên tắc cầu kỳ của món ăn.

3 thg 6, 2015

Dinh Trấn Biên nằm dưới lòng sông

Dinh Trấn Biên ở Biên Hòa

Tôi sống ở Biên Hòa, Đồng Nai. Do đó, dĩ nhiên tôi biết nơi đây là dinh Trấn Biên, được Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh dựng lên từ năm 1698. Ở Biên Hòa giờ đây còn Văn miếu Trấn Biên, trường THPT Trấn Biên, Hội quán Trấn Biên...

Dinh Trấn Biên không ở Biên Hòa

Khi đến thăm nhà thờ Mằng Lăng (Tuy An, Phú Yên), tôi giật mình khi đọc thấy ở đây một sử liệu truyền giáo cho biết giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đã có mặt tại dinh Trấn Biên khoảng năm 1641 - 1642 (trước khi Nguyễn Hữu Cảnh lập nên dinh Trấn Biên hơn 50 năm!), và vào thời điểm đó dinh Trấn Biên chính là vùng đất tôi đang đứng, tức là Phú Yên!

Nhà thờ Mằng Lăng ở Tuy An, Phú Yên

Sao lại như thế nhỉ?

Khám phá Madagui

Trên tuyến quốc lộ 20 nối hai trung tâm du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Đà Lạt, ở Km 152 thuộc khu phố 1, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), Khu du lịch sinh thái Rừng Madagui là một điểm du lịch nổi tiếng, mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về cả một vùng thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú. 

Là một phần của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Khu du lịch sinh thái Rừng Madagui có diện tích khoảng 368ha là địa điểm lý tưởng cho du khách muốn khám phá núi rừng Tây Nguyên.

Không chỉ nằm trong vùng khí hậu mát mẻ trong lành giữa vùng đồi núi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khu du lịch còn được bao quanh bởi một hệ thống sông suối và hang động liên hoàn, cùng với thảm động, thực vật phong phú. Nơi đây cũng rất thích hợp cho các hoạt động tham quan dã ngoại, cắm trại và khám phá sự kỳ thú kèm theo một chút mạo hiểm trong không gian hoang sơ của núi rừng.

Từ bánh khoái Huế đến bánh xèo Nam bộ

Nhìn ở góc độ văn hóa, sự giao thoa và tiếp biến là một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực. Phải chăng theo bước chân người xa xứ vào vùng đất mới miền sông nước Cửu Long khai hoang lập nghiệp, cái bánh khoái miền Trung đã chuyển thành cái bánh xèo Nam bộ?


Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, để có những chiếc bánh thơm ngon, người đổ bánh bằng bếp củi mà trời xứ Huế mưa dầm quanh năm nên củi ướt, khói mù mịt cả gian bếp khiến cay sè mắt nên chiếc bánh được gọi là bánh khói, dần dà theo cách phát âm của người Huế mà chệch đi thành bánh khoái.

Một thế giới khác ở nhà vườn An Hiên

Những ngày hè oi bức được dạo chơi ở nhà vườn An Hiên (phường Kim Long, TP.Huế) dưới những tán cây mát rộng và thư thái dưới ngôi nhà rường khiến bạn như lạc vào một thế giới khác, yên bình đến lạ.

Nhà vườn An Hiên là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực của nhà vườn xứ Huế 

Ngôi nhà có lịch sử lâu đời. Theo tư liệu, trước năm 1895, đây là phủ của một công chúa con vua Dục Ðức. Đến năm 1895, ngôi nhà này thuộc về quyền quản lý của ông Phạm Đăng Khanh, cháu gọi bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ bằng cô ruột. Nhưng đến năm 1920, ông Khanh bán toàn bộ khu nhà vườn này cho bà Khâm Điệp. Năm 1936, con trai của bà Khâm Điệp là ông Tham Tề bán nhà vườn An Hiên cho ông Nguyễn Đình Chi, bấy giờ đang giữ chức Tuần phủ tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến tiếp tục quản lý chăm sóc và nâng cao giá trị khu nhà vườn này cho đến khi bà tạ thế vào năm 1997. Hiện nay, nhà vườn An Hiên thuộc quyền thừa kế của người con dâu Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội (hiện đang sinh sống tại Pháp). 

Đậm đà tô mỳ Quảng ếch

Người dân quê ngoại tôi thường có câu cửa miệng “ếch tháng ba, gà tháng chạp” để ca ngợi hương vị thơm ngon của hai loại thực phẩm này vào những thời điểm ấy.

Riêng tôi cảm nhận điều đó qua những lần cùng mẹ về thăm quê ngoại xứ Quảng khi được thưởng thức món mỳ Quảng ếch. Ngày nay, từ Nam chí Bắc, món mỳ Quảng không chỉ xuất hiện tại nơi nó sinh ra mà hầu như có mặt trong thực đơn của không ít nhà hàng trên mọi vùng miền đất nước. 

Về Quy Nhơn ăn ốc vỉa hè

Ở phố, chiều chiều xế xế, có lẽ không gì thích bằng đi dạo biển rồi ghé một quán ốc vỉa hè với giá rất bình dân. 

Ốc, hàu, sò nướng lửa than ngay trước quán thơm phức 

Trong ký ức tuổi thơ của chúng tôi, những đứa trẻ quê biển, không gì hấp dẫn bằng nồi ốc, sò, cua ghẹ của bà Hai Chợ Lớn. Hồi đó, làm gì làm, cứ chiều đến lại mon men vô chợ để… chờ bà Hai gánh nồi ra bán. Trưa, ghe vô, đủ các loại hải sản, ốc át tươi ngon được bà Hai chọn lựa rồi cho vô nồi nấu rồi gánh thẳng đến chợ.

2 thg 6, 2015

Chảnh không cần chỉnh

1.

Báo chí và các trang web viết khá nhiều về quán bánh xèo tôm nhảy Bà Năm ở Tuy Phước, Bình Định. Quán ở khá xa Quy Nhơn: 20 cây số, và nếu đi trễ thì... hết ráng chịu!

Bởi vậy tôi quyết định khởi hành từ Quy Nhơn lúc 6 giờ sáng, dự kiến tới nơi trước 7 giờ để kịp ăn bánh xèo. Tối trước khi đi, bạn tôi (dân Quy Nhơn) nói:
  • Muốn ăn bánh xèo bà Năm, anh phải đi từ 5 giờ sáng!
  • Đi chi sớm vậy? Đó cách đây có 20 cây, đi 1 tiếng là cùng!
  • Là bởi vì đường làng quê, khó đi, và anh không biết đường, phải đi tới 2 tiếng. Tới đó là 7 giờ, trễ hơn là hết!
Sau khi giải thích rằng tôi không phải tự đi mà có bác tài là dân địa phương chở đi, và rằng ngày mai là thứ Sáu, không phải thứ Bảy, Chủ Nhật là những ngày đông khách, anh gật đầu, nói: Vậy 6 giờ chắc cũng được!

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ trên núi Đá Chồng

Ngoài kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo, thiền viện còn thu hút du khách bởi sự kết hợp hài hòa với khung cảnh xung quanh như non nước, làng mạc, đồng ruộng và đầm phá.

Thiền viện tọa lạc tại lưng chừng núi Đá Chồng, thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 5 km về hướng đông bắc.