11 thg 3, 2015

Dạo Côn Đảo ngắm lá bàng đỏ rực trời xuân

Đến Côn Đảo mùa này, ngoài những điểm tham quan quen thuộc, bạn sẽ còn được thưởng lãm miễn phí mùa cây bàng thay lá đỏ đẹp nao lòng.

Bánh khoái tép - món ngon của xứ Thanh

Bánh khoái tép là món ăn giản dị nhưng cũng thuộc hàng thơm ngon bậc nhất tại Thanh Hóa, rất thích hợp để thưởng thức trong ngày mưa rét.

Với người Thanh Hóa, chỉ cần nhắc đến bánh khoái tép đều hình dung ra thứ bánh nghi ngút khói, ăn mãi không biết chán. Nguyên liệu làm bánh chỉ bao gồm gạo tẻ xay thành nước, tép tươi loại ngon cùng rau cần và bắp cải thái sợi, thì là. Tép đồng mua ở chợ vào buổi sáng sớm còn tươi ngon, rửa sạch và để ráo trước khi đảo sơ với hành lá cùng chút gia vị như tiêu, muối… cho ngấm. Công cụ chế biến cũng chỉ cần duy nhất một chiếc chảo gang, thêm miếng mỡ khổ, mỡ phần để láng trơn mặt chảo. 

Tép tươi mua về chỉ đảo sơ qua để giữ nguyên độ ngọt. 

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu

Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, chỉ khoe sắc khi hoa mận, hoa đào đã phai dần. Hoa nở rộ khắp các bản làng vùng cao là lúc đồng bào dân tộc Thái thường đi hái về đem bán ở các chợ như một thứ rau sạch, làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày như xào, nấu canh, đồ với xôi, làm nộm... 

Hoa ban được hái là những bông hoa đã nở rộ, tránh hái nụ để mùa sau hoa còn nở nhiều. Ảnh: Lương Ngọc

10 thg 3, 2015

Lễ hội tri ân thầy mo của người Thái ở Mộc Châu

Mỗi độ hoa ban rộ nở cũng là lúc người Thái ở Bản Áng cùng nhau tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng thành kính với thầy mo, người mà dân bản đôi khi nhờ cậy mỗi khi có bệnh hoặc vấn đề về tâm linh. 

Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa ban nở) thường diễn ra thường niên từ 23 đến 26 tháng 3 ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Nói về nguồn gốc của lễ hội, chuyện kể rằng xưa kia người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo (thầy cúng). Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Để tỏ ơn cứu chữa, nhiều người xin được làm con nuôi của ông và rồi cứ mỗi dịp cuối năm, thường vào 29, 30 Tết, con cháu lại đến tạ ơn. 

Mùa hoa ban nở trắng sườn đồi cũng là lúc diễn ra lễ hội. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

Rùng mình lễ hội chém lợn Bắc Ninh

Trưa 24/2/2015 (mồng 6 tháng Giêng), hai 'ông lợn' được đao phủ khiêng ra chém trước sân đình Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Một "ông lợn" được mang ra đình làng 

Di sản văn hóa thời Trần tại chùa Nậm Dầu (Hà Giang)

Di tích Quốc gia chùa Nậm Dầu hiện đang tọa lạc trên một đỉnh núi rồng thuộc dãy núi cao, nằm tại thôn Nậm Thạnh, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Trong quá trình khai quật đã phát hiện nhiều di tích có giá trị văn hóa nằm sâu, trải dài dưới lòng đất, cấu thành nên bản sắc văn hóa trên vùng cực Bắc biên cương của Tổ quốc.