25 thg 2, 2015

Tên quận - huyện Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Nếu xét theo tên tỉnh thì chữ Quảng được dùng làm chữ đầu tên tỉnh nhiều nhất. Ta có 5 tỉnh có tên bắt đầu bằng Quảng:

Quảng Ninh
Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi

(dù có đúng 5 tỉnh bắt đầu bằng chữ Quảng nhưng Ngũ Quảng lại không phải 5 tỉnh như thế này à nghen!)


Ngôi đình 300 năm nguyên vẹn ở Bắc Giang

Tọa lạc tại Bắc Giang, Đình Vường có quy mô lớn và kết cấu khá hoàn hảo. Dù đã gần ba trăm năm tuổi, đình vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ do chưa hề có một lần trùng tu nào lớn.

Đình Vường tọa lạc tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên gọi theo làng, đình có tên chữ là Thịnh Vượng, do chữ làng Vường mà ra. Toàn bộ khu đình bao gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công, gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai chái. 

Lễ hội bôi mặt nhọ ở Lạng Sơn

Vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, lễ hội Ná Nhèm (trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") diễn ra ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Thực chất đây là nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng làng và là lễ hội cầu an, cầu mùa đầu năm mới.

Điều đặc biệt là khi tham gia lễ hội, nam giới trong làng sẽ bôi nhọ lên mặt, thể hiện khuôn mặt giặc "Sấc Tài Ngàn" và tham gia đánh trận giả, tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng của cha ông. Dân làng tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây họa cho họ cùng gia đình.


Làng cổ Phước Tích hơn 500 tuổi của xứ Huế

Làng cổ Phước Tích hơn 500 tuổi với những ngôi nhà rường độc đáo và nghề gốm nổi tiếng...của xứ Huế.

Được hình thành từ thế kỷ XV, làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là ngôi làng cổ thứ hai được nhà nước xếp hạng “di tích quốc gia” sau làng cổ Đường Lâm.

Độc đáo kiến trúc Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn – là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình này, có tên chính thức là Nhà thờ chính toà Thánh Giuse. Đây là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng là một trong những công trình Thiên chúa giáo được xây dựng sớm nhất ở Hà Nội và cũng là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp nhất.

Hình ảnh phía trước công trình

24 thg 2, 2015

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

1.
Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường vốn quê quán ở... Biên Hòa. Chiều mồng Hai Tết Ất Mùi ông về cố hương thăm lại dòng sông Đồng Nai. Ông ngơ ngác ngó dáo dác, cóc có thấy sông Đồng Nai đâu hết, Chỉ thấy có chiếc máy xúc nằm chình ình như cái vòng kim cô nhốt núi Châu Thới phía xa xa, còn nơi là dòng sông thuở nào của ông là một bãi đá, bụi mịt mù.


Tục rước lửa đêm giao thừa độc đáo ở Nam Định

Người La Xuyên duy trì tục rước lửa đêm giao thừa đồng nghĩa với việc bảo tồn, lưu giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của cha ông.

Rước lửa đêm giao thừa là một trong những lễ tục có từ xa xưa của người dân làng mộc La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Không chỉ thể hiện lòng thành kính, ghi nhớ công ơn đối với Tổ nghề, ngọn lửa đỏ trong đêm giao thừa còn tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng, mọi người gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc.

Thanh niên chờ lấy lửa tại Đình Phủ La Xuyên

Về miền Tây tát mương ăn tết

Năm hết tết đến. Thời khắc sang xuân mỗi lúc càng giục giã khiến tôi cứ thèm được chạy ào về quê mình... tát mương ăn tết.

Tát mương bằng thùng - Ảnh: Hoài Vũ 

Hồi đó, mỗi lần đầu làng cuối xóm vang lên tiếng quết bánh phồng thình thịch cũng là lúc bà con miệt vườn chuẩn bị tát đìa và tát mương. Cá rọng đầy lu đầy khạp, ăn tới ra giêng vẫn còn.

Kể từ nửa tháng chạp, khi con nước bắt đầu rút bớt ra sông là mọi người cùng nhau ra mương vườn, kẻ phát cỏ, người kéo lục bình. Đâu đó xong xuôi, mọi người mới chia nhau tát từ sáng cho tới trưa. Có nơi tát bằng thùng, có nơi tát bằng gàu dai tùy mương lớn nhỏ. Không khí thật rôm rả vui vầy. 

Về Đồ Sơn khám phá vườn táo ‘muối’ trĩu quả

Những vườn táo trĩu quả trồng trên... ruộng muối là điểm đến lý thú cho du khách khi đến với khu du lịch Đồ Sơn, TP.Hải Phòng.

Gia đình bà Đỗ Thị Liên, 45 tuổi, tổ dân phố Điện Biên, trồng 70 gốc táo từ năm 2004 

Táo được trồng thành vùng chuyên canh ở phường Bàng La với tổng diện tích 70 ha. Những ngày cận Tết Nguyên đán này, những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo trĩu quả đang ngả màu vàng nhạt chờ tay người hái.

Thăm 'vương quốc hoa' hải đường ở Hải Phòng

Những đóa hoa hải đường căng tròn khoe màu đỏ thắm trên nền lá xanh gợi lên bao cảm xúc trước thềm năm mới.

Cả khu vườn nhà ông Súy ngập tràn sắc hoa hải đường

Làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương vốn nổi tiếng ở TP.Hải Phòng với nghề trồng hoa hải đường. Loài hoa này mỗi năm chỉ nở một lần vào độ cuối năm, tươi suốt cả tháng. Tuy hương thơm chỉ thoảng qua nhưng cánh hoa đỏ thắm ôm ấp lấy nhụy vàng khiến người thưởng hoa cảm nhận được sự tinh khiết, thanh cao nhưng rất đỗi giản dị.