20 thg 2, 2015

Cuối năm đi lễ tạ chùa Thầy

Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã là điểm đến vãn cảnh, cầu an của du khách thập phương. 

Theo quan niệm của người Việt Nam, khi đã cầu phúc lành vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải đi chùa lễ tạ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa tấp nập dòng người đổ về hành lễ cuối năm. 

Về Đông Tảo xem gà Tiến Vua

Gà Đông Tảo là loại quý được rất nhiều người biết đến và muốn mua về làm giống, đồ cúng lễ hay quà biếu...Vào các dịp lễ tết, số lượng người tìm về làng Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên để hỏi mua giống gà này lại gia tăng.

Từ lâu, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã là miền quê nổi tiếng với giống gà Đông Tảo hay còn gọi tên khác là gà Đông Cảo. Từ thời phong kiến, chỉ vua chúa mới được thưởng thức loại đặc sản cực ngon này, do vậy gà Đông Tảo còn có tên gọi Tiến Vua.

Theo các cụ cao niên ở làng kể, xưa kia ở Đông Tảo có tục thi gà, các dòng họ đi khắp nơi lùng mua những con to nhất, đẹp nhất để tham gia. Gia đình nào đạt giải cao nhất được cấp 3 mẫu ruộng ở trước cửa đình để cấy cày.

Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân "khủng". Một số con còn có chân to bằng bắp tay người lớn, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và hơn 3,5 kg (gà mái). Đây là thú cưng của nhiều người thích chơi gà cảnh, đồng thời là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn trong ngày Tết. 

Gà Đông Tảo còn gọi là gà Đông Cảo và có tên khác là Tiến Vua. Ảnh: Lê Bích. 

Về Kiên Giang, khám phá biển đẹp Nam Du

Được nhắc đến nhiều trong năm vừa qua, Nam Du hiện là nơi mà dân phượt phía Nam nhất định phải ghé đến cho những kỳ nghỉ lễ. Nam Du có rất nhiều bãi tắm đẹp, trong đó thu hút nhất là Cây Mến, với hàng dừa xanh tỏa bóng mát rượi chạy dài ven bờ biển.


Cách thành phố Rạch Giá 83km đường biển, đảo Nam Du là một trong những điểm đến thú vị của Kiên Giang mà bạn nên ghé đến một lần. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ như Hòn Lớn, Hòn Nồm, Hòn Mấu… , được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Trong số đó, có thể nói bãi Cây Mến tại Hòn Lớn là một trong những bãi biển được yêu thích nhất nhờ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng. 

14 thg 2, 2015

Về Cần Giờ thu hoạch muối cùng diêm dân

Về xã Nhơn Lý, huyện Cần Giờ những ngày nắng khô ráo giáp Tết, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của những diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên ruộng muối.

13 thg 2, 2015

Gỏi cá mai - món ngon của Nha Trang

Hầu như nhà hàng hải sản hay quán ăn bình dân chuyên bán đồ biển nào ở Nha Trang cũng có gỏi cá mai. Bạn có thể thử tại các quán hải sản trên đường Ngô Sĩ Liên, Tháp Bà hay đường Hai Tháng Tư.
Ở Nha Trang, gỏi cá mai là món ăn thường được nhiều người lựa chọn để chiêu đãi khách. Cá mai to cỡ ngón tay cái, mình trơn, dẹp, có vẻ hơi giống cá cơm nhưng không vảy, sọc dọc, thịt ngọt và rất ít tanh. Loại cá này hầu như chỉ dùng để chế biến độc một món nổi tiếng là bóp gỏi.

Gỏi cá mai thường tốn thời gian ở khâu chế biến nếu muốn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Cá được chọn phải thật tươi, mới bắt từ biển về. Mất công nhất là khâu rút xương, thực hiện trên từng con cá và lấy giấy thấm thật ráo thì món gỏi mới ngon. 

Món ăn mang đậm phong vị biển, xuất hiện nhiều trên mâm cơm của người dân vùng chài lưới các tỉnh miền Trung. Ảnh: Nguyễn Bình. 

Về miền Ví, Giặm

Ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris (Pháp), dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được tôn vinh trên trường quốc tế. 
«
          Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Vì vậy, các lối hát thường được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví Phường Vải, Ví Phường Đan, Ví Phường Nón, Ví Phường Củi, Ví Trèo Non, Ví Đò Đưa, Giặm Ru, Giặm Kể, Giặm Khuyên… Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là dân ca Ví, Giặm.
»

Dân ca Ví, Giặm có một sức sống cực kì mãnh liệt. Sức sống ấy không phải chỉ có ở quá khứ, mà đến nay nó vẫn đang không ngừng sinh sôi nảy nở trong chính tâm hồn người dân xứ Nghệ hôm nay. Chẳng thế mà người xứ Nghệ có câu nói nổi tiếng rằng: “Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm”.

Ngay sau khi dân ca Ví, Giặm chính thức được UNESCO vinh danh, chúng tôi đã về Nghệ An, về với “miền Ví, Giặm” để khám phá tính đặc biệt của loại hình dân ca này.

1. 
6h sáng, chúng tôi rời Hà Nội đúng vào ngày tiết trời lạnh giá nhất của mùa đông để bắt đầu chuyến hành trình tìm về “miền Ví, Giặm”. Địa danh đầu tiên chúng tôi đến là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nơi có phong trào hát dân ca Ví, Giặm phát triển mạnh mẽ nhất và cũng là cái nôi của điệu Ví Phường Vải, một trong những điệu Ví nổi tiếng của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Đón đoàn chúng tôi là anh Trịnh Hưng Minh, cán bộ văn hoá huyện Nam Đàn. Là cán bộ văn hóa, anh Minh cũng là người soạn lời phần lớn các bài hát Ví, Giặm cho các Câu lạc bộ (CLB) ở trong vùng. Anh Minh đưa chúng tôi đến một ngôi nhà cổ có niên đại cả trăm năm ở xã Kim Liên, nơi sinh hoạt thường xuyên của gần 30 thành viên trong CLB Ví Phường Vải Kim Liên.

Săn mai rừng đón Tết

Phiên chợ trên sông Dinh, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người yêu thích mai rừng mỗi khi xuân về Tết đến.

Khám phá chợ hải sản Đồ Sơn

Chợ tạm Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, TP.Hải Phòng là điểm đến của nhiều người sành ăn hải sản.

Những mẻ cá phơi vội dưới nắng hanh vàng cho kịp phục vụ Tết 

Chợ ngay sát cảng cá Ngọc Hải nên mỗi khi tàu cập bờ là các loại hải sản tươi sống được đưa vào chợ. Dù cách xa hơn 20 km nhưng nhiều người dân sống ở nội thành Hải Phòng vẫn thường đi xuống tận nơi để mua hải sản vừa ngon vừa rẻ hơn về ăn hoặc làm quà biếu.

12 thg 2, 2015

Làng hoa Tân Quy Đông, ngày cận Tết

Sa Đéc là làng hoa nổi tiếng nhất nước, từ nơi đây hoa được đổ ra trăm ngả đến các tỉnh thành phía Nam. Gọi Đà Lạt là thành phố hoa, còn Sa Đéc là làng hoa, chắc là không có gì hợp lý hơn. Nếu ở Đà Lạt, bạn thưởng ngoạn hoa ở những vườn hoa, ở công trình công cộng,... thì ở Sa Đéc bạn sẽ sống cùng người nông dân trong làng hoa, xem mua bán hoa, vận chuyển hoa...

Tưới hoa trong vườn

Về duyên hải ăn nước mắm rươi

“Nhiều như rươi” nhưng “nhiều” mà lại “hiếm”, ở đồng bằng sông Cửu Long rươi cũng có ở các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh nhưng chỉ người dân huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đặc chế thành nước mắm.

Bà Chi với nước mắm rươi thành phẩm - Ảnh: Hưng Phú 

Nghề nước mắm rươi có mặt ở Duyên Hải từ bao giờ chẳng ai rõ nhưng theo truyền thuyết, khi Gia Long tẩu quốc đến đây đã được dùng nó hằng ngày trong bữa cơm. Ngon quá, thơm quá nên khi lên ngôi thiên tử đóng đô tại Huế, năm nào nhà vua cũng cử ghe bầu vào tới đây mua nước mắm đặc sản về ăn.