29 thg 1, 2015

Vãn cảnh chùa Hương

Những ai lần đầu ra phương Bắc đều mong muốn một lần xuôi dòng suối Yến thơ mộng để đến với danh thắng chùa Hương, ngắm Nam thiên đệ nhất động Hương Tích.

Thăm bảo tàng Áo dài

Với mong muốn bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp của áo dài, một loại trang phục nổi tiếng thế giới, có bề dày hơn 300 năm lịch sử của người Việt, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã dày công xây dựng nên Bảo tàng Áo dài. Đây là nơi đem đến cho người xem một cái nhìn xuyên suốt về lịch sử cũng như vẻ đẹp đầy chất thơ của loại trang phục được xem là “quốc phục” này.

Sau bao nhiêu năm ấp ủ, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã thực hiện được ước mơ xây dựng Bảo tàng áo dài đầu tiên tại Việt Nam.

Nhà vườn Long Thuận, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh là nơi Sĩ Hoàng chọn xây dựng Bảo tàng. Đó là một không gian rộng lớn, đậm chất miền Tây Nam Bộ với những đồng lúa, những cây cầu khỉ, ao sen, dòng sông… Một khung cảnh đồng quê nên thơ rất phù hợp với Bảo tàng áo dài, nơi trưng bày những bộ trang phục thướt tha, nền nã và đậm chất thơ của người Việt.


Một góc nhà vườn Long Thuận, nơi NTK Sĩ Hoàng chọn xây dựng Bảo tàng Áo dài. Ảnh: Nguyễn Luân

27 thg 1, 2015

Thăm Văn thánh miếu Vĩnh Long

Sử sách ghi lại rằng vùng đất Nam bộ có 3 văn miếu xưa, theo thứ tự thời gian thành lập là: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa) xây dựng năm 1715, Văn miếu Gia Định (1825) và Văn miếu Vĩnh Long (1866). Điều đáng nói là 3 văn miếu này không phải tồn tại cùng lúc, mà Văn miếu Vĩnh Long ra đời khi quân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Đông và phá hủy hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên cùng Văn miếu Gia Định.

Văn Miếu Vĩnh Long được xây dựng trong một tình thế đặc biệt: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ; tỉnh Vĩnh Long cũng bị chiếm đóng nhưng sau đó được trao trả theo Hoà ước Nhâm Tuất (1862). Khi Vĩnh Long được trả, nhiều trí thức Nam kỳ ở Biên Hoà, Gia Định và Định Tường đã quy tụ về đây. Quan Đốc học Vĩnh Long là Nguyễn Thông đã hợp với các sĩ phu gấp rút xây dựng Văn Thánh Miếu làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là trung tâm hoạt động văn hoá, đề cao Đức Khổng Tử và các bậc tiền hiền nhằm giáo dục lễ nghĩa và duy trì “đạo học”. Công trình khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866).


Cổng tam quan Văn miếu Vĩnh Long nhìn ra đường Trần Phú và sông Long Hồ

Lạc giữa thảo nguyên xứ Lạng

Sáng cuối tuần, khi ánh bình minh chưa kịp ló dạng, nhóm chúng tôi leo lên “con ngựa sắt” chạy về hướng Lạng Sơn. 


Chúng tôi đang thực hiện chuyến khám phá “vương quốc ngựa bạch” theo như lời giới thiệu của một người bạn địa phương.

Từ thị trấn Đồng Mỏ, vượt qua cung đường quanh co, đèo dốc, lởm chởm đất đá, trước mắt chúng tôi là một màu xanh thăm thẳm của vùng thảo nguyên Hữu Kiên, địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.

Một ngày rong chơi ở Cà Mau

Thưởng thức những món ăn mang đậm phong vị địa phương ở Cà Mau, tham quan mốc tọa độ quốc gia Đất Mũi hay đi vỏ lãi xuyên qua những con kênh dọc xuôi rừng U Minh Hạ là những điều bạn có thể làm trong ngày ở đất mũi.

Nếu là khách du lịch đường xa lần đầu ghé đến vùng đất cực Nam của tổ quốc, bạn có thể tham khảo lịch trình trong một ngày dưới đây:

5h30 - 6h30: Ngắm bình minh và điểm tâm sáng.

Bắt đầu một ngày mới với ánh bình minh trên sông Gành Hào, những tia nắng sớm lấp lánh trên dòng sông hòa cùng tiếng rộn ràng của những chiếc vỏ lãi tấp nập của bà con buôn bán thương phẩm. Du khách có thể lựa chọn những món ăn sáng lạ miệng, hấp dẫn trong những hàng quán nhỏ dưới chân cầu Cà Mau như bánh tầm, tàu hủ, xíu mại, cơm tấm tép rim, bánh lọt gà… để lót dạ.

Ngắm nhìn những chiếc xuồng, ghe ngược xuôi trong khí trời trong mát mang lại một cảm giác thật sự thanh bình.

Thăm làng vú sữa Diên Bình

Nếu chỉ nghe tiếng vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi ghé thăm làng vú sữa Diên Bình ở Nha Trang. Với vỏ mỏng, vị ngọt lịm, vú sữa nơi đây ngày càng được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng.

Vú sữa đang chuẩn bị vào mùa. Du lịch Nha Trang thời điểm này, bạn nên ghé thăm làng vú sữa Diên Bình nổi tiếng nơi đây, ngắm khung cảnh đồng quê yên bình và những vườn vú sữa sai trái. 

24 thg 1, 2015

5 món bánh cuốn ngon khắp ba miền

Vốn là món ăn chiều lòng được mọi tầng lớp thực khách, từ trẻ nhỏ đến người già, bánh cuốn quen thuộc trong đời sống ở mọi vùng miền và mỗi nơi lại có những biến tấu thú vị khác nhau.

Bánh cuốn trứng Thái Nguyên

Bánh cuốn là món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở vùng Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên. Không giống như bánh cuốn ở các nơi khác, món ăn bao gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà, thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả và khi ăn, thay bằng bát nước chấm mắm thông thường, người dân ở đây ăn với nước hầm xương thanh ngọt. Nước ninh xương sánh, có vị béo đậm đà mà vẫn cho cảm giác dịu ngọt của xương hầm, thêm hành khô và một chút lá rau mùi thái nhỏ tạo thành bát bánh cuốn hoàn chỉnh mang ra mời khách.

Với 15.000 đồng, bạn sẽ được thưởng thức bát bánh cuốn giàu dinh dưỡng, lại tràn trề thịt, trứng rất ấm lòng. Ảnh: Lê Thương

Tìm về bản Thái

Lâu nay, người ta hay nhắc đến khái niệm địa văn hóa. Nói cách khác, chính những vùng đất với khí hậu, độ cao, nguồn nước, sản vật... đã làm nên sự hấp dẫn của nết đất, tình người. Với mùa Đông, mùa rét mướt thử thách lòng người nhất trong một năm, là khi chúng ta cảm nhận rõ nhất tình người nồng ấm.

Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, ai đã đi theo con đường 6 cổ từ chợ Bờ, suối Rút men sông Đà lên với Tây Bắc, sẽ nhớ nhất những ngôi nhà sàn gỗ quý của đồng bào Thái. Trong ấy chứa đựng những ấm áp của bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái giữa nơi núi thẳm, mây ngàn.

Về lại xứ sở hoa ban, hoa đào vào những mùa rét buốt nhưng vẫn thấy mây trắng như bông, như sương hay như huyền thoại của những chiến binh trong Chương Han (sử thi dân tộc Thái) cứ lơ lửng ngang tầm mắt.

Mây chắn lối đi, mây bưng kín thung sâu, mây vương vấn nhà sàn, mây lẩn vào túi áo, mây che khuôn mặt cô gái Thái ngượng ngùng e ấp. Nhưng phải có duyên mới gặp những ngày các thiếu nữ ấy xuống những dòng suối mát gội đầu hay giặt những bộ váy áo tinh khôi như hoa rừng để đón mùa Xuân mới.


Huyền ảo động Ngườm Ngao

Chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 3km, động Ngườm Ngao hiện nay là điểm đến không thể bỏ qua tại Cao Bằng. Từ cuối năm 2014, khi có tuyến xe buýt đi thẳng từ Cao Bằng đến Bản Giốc, Ngườm Ngao càng đặc biệt thu hút hơn.

Động Ngườm Ngao là điểm đến không thể bỏ qua tại Cao Bằng 

Với đoạn đường gần 80 cây số từ Cao Bằng lên Bản Giốc, bạn chỉ mất 50.000 đồng cho một chuyến xe buýt sạch sẽ cùng nhân viên phục vụ nhiệt tình. Gần đến Thác, bạn xuống xe tại Ngườm Ngao và cuốc bộ tầm hơn 1km nữa là đến động. 

23 thg 1, 2015

Thành Long Hồ - Vĩnh Long

Bây giờ người ta gọi Cần Thơ là Tây đô, thủ phủ miền Tây Nam bộ, nhưng ngày xưa vai trò thủ phủ ấy không phải Cần Thơ, mà là Vĩnh Long.

Cứ theo tên gọi 3 tỉnh miền Tây từ thời Minh Mạng (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) là có thể thấy vai trò quan trọng của Vĩnh Long. Xa hơn nữa, thời chúa Nguyễn miền đất phương Nam có ba dinh và một trấn là: Trấn Biên dinh (vùng Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (vùng Gia Định), Long Hồ dinh (vùng Vĩnh Long) và Hà Tiên trấn (vùng Hà Tiên).

Năm1757, chúa Nguyễn thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Đến lúc ấy, Long Hồ dinh là một dinh trấn quan trọng ở phía Nam xứ Đàng Trong, và trung tâm đầu não của nó có trách nhiệm cai quản cả một vùng đất rộng lớn. 

Thành Long Hồ ngày xưa