4 thg 7, 2014

Cụ Rùa Sài Gòn

Hà Nội có hồ Gươm. Hồ Gươm có cụ Rùa.

Sài Gòn cũng có hồ, danh xưng là hồ Con Rùa luôn.


Bây giờ chỗ ấy mang tên chính thức là Công trường Quốc tế, nhưng mọi người vẫn quen gọi là hồ Con Rùa.


Nơi đó có nhiều quán cafe, và có cái view khá đẹp. Ngày nọ, tôi ngồi nơi ấy uống cafe và hẹn một người quen từ Hà Nội mới vào rằng: Tôi đang uống cafe ở hồ con Rùa, bạn đến nhé! Điều gì sẽ xảy ra?


Anh chàng ấy chạy vòng vòng, trong đầu mường tượng rằng nơi mình sắp đến là một cái hồ to cỡ... hồ Gươm, hoặc ít ra cũng một tám một mười.

Ha ha, tưởng tượng như thế thì đi nát Sài Gòn cũng chẳng tìm thấy cái hồ nào cả! 

Đến khi gặp rồi mới chưng hửng vì hồ chỉ là một cái đài phun nước!


Photobucket
Hồ Con Rùa - năm 2011

Dân dã rau càng cua miền Tây Nam Bộ

Về chơi vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hết đỗi bình dị, từ những loại rau cỏ không phải trồng mà mọc đầy vườn như rau đắng, rau má, đọt xoài non, sầu đâu, càng cua…

Rau càng cua mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu… đâu đâu có đất ẩm là càng cua mọc lên xanh um. Có khách xa tới nhà, chỉ cần cắp chiếc rổ con, quơ vài cái đã được lưng rổ, chao qua vài lần nước cho sạch, lộ ra những lá rau hình trái tim xanh non mơn mởn.

Thứ rau mọng nước này dùng để trộn gỏi, bóp dấm là đúng bài nhất. Nhà miệt vườn, có gì trộn nấy. Chuẩn bị cầu kỳ thì làm món rau càng cua trộn thịt bò dầu giấm. Thịt bò sau khi tẩm ướp gia vị thì đảo qua trên chảo nóng phi hành thơm, rồi phải để nguội mới trộn, nếu không muốn thứ rau mỏng manh bị thịt nóng làm tái, mất vị.

7 món ngon vỉa hè thành phố Thanh Hóa

Nem chua, bánh khoái, ốc mút, chả tôm và các loại bánh đủ vị là những món ăn chơi ở thành phố Thanh Hóa.

Bạn hãy thưởng thức những món ăn dưới đây để cảm nhận nét riêng trong văn hóa ẩm thực đường phố nơi đây.

1. Nem chua đủ thể loại

Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. 

Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Ảnh: Lê Thương 

Ngược miền Tây nếm món bồn bồn lạ miệng

Nếu từng một lần nếm thử món dưa hay gỏi bồn bồn, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên vị giòn, mềm, chua lạ, như thể ngó sen và măng hòa quyện.

Bồn bồn hay thủy hương là một loại cây thuộc họ lau sậy, thường mọc trên mặt nước nhiều phèn mặn, rễ thả nổi như rau muống và lá dài giống sả, gặp rất nhiều tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Cà Mau. Là cây mọc hoang và có phần ảnh hưởng đến việc đồng áng nhưng người dân nơi đây lại biết cách tận dụng bồn bồn để làm thức ăn cho bữa cơm gia đình. 

Đoạn thân trắng của bồn bồn sẽ được dung để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: baoanhdatmui. 

100 năm chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành với mặt tiền là tháp chuông ở cổng Cửa Nam là biểu tượng độc đáo mà bất kì ai khi đến Tp. Hồ Chí Minh cũng phải một lần ghé qua. Không chỉ là điểm du lịch nằm ở ngay trung tâm thành phố, ngôi chợ này còn thu hút du khách - nhất là Việt kiều và khách quốc tế, bởi nó mang những đặc trưng văn hóa chợ của người Sài Gòn. 

Trước khi Pháp xâm chiếm Gia Định năm 1858, chợ Bến Thành đã hình thành với tường gạch, sườn gỗ, lợp tranh và được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông”. Bên cạnh chợ có một bến sông gần thành Gia Định nên có tên gọi là Bến Thành, và theo đó chợ cũng có tên là chợ Bến Thành. Lúc này, xung quanh chợ dọc theo bờ sông Bến Nghé, các thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước, buôn bán rất sầm uất. Tuy vậy, sau cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833-1836) thì khu vực này bị tàn phá, chợ Bến Thành cũng không còn nhộn nhịp như trước nữa. Đến tháng 2 năm 1859, sau khi Pháp đã chiếm Gia Định thì chợ bị huỷ hoại hoàn toàn.

Chợ Bến Thành tròn 100 năm tuổi là biểu tượng văn hóa, mang dấu ấn lịch sử, tồn tại trong ký ức, tâm hồn của người dân TP Hồ Chí Minh.

3 thg 7, 2014

Về thăm chùa Mét

Chùa Mét không chỉ là địa chỉ tâm linh với người dân trong vùng mà còn mang giá trị lịch sử văn hoá. Tương truyền, Thiên Hương Tự còn là trường học đầu tiên của Danh nhân văn hoá, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Tôi về thăm chùa Mét (xóm 1, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) vào một chiều tháng sáu. Không phải ngày lễ Tết, không phải ngày rằm, mùng một nên chùa khá vãn khách đến dâng hương. Cả ngôi chùa như choàng lên mình một tấm áo im ắng tĩnh mịch. Nắng chiều vàng úa kẻ những đường thẳng tắp từ ngọn cây cổ thụ xiên xiên chiếu xuống rêu phong sân chùa. Cỏ dại mọc lên từ kẽ những tấm gạch lát sỉn màu. Chợt thấy lòng mình phẳng lặng như gương.

Nhà tôi cách chùa chỉ vài bước chân. Chùa Mét đã trở thành một mảnh ghép kí ức tuổi thơ tôi. Để giờ đây mỗi khi nhắc đến cái tên mộc mạc giản dị ấy là gọi về trong tôi cả một miền thương nhớ mênh mang. Hồi còn nhỏ, cứ mỗi dịp lễ Tết là tôi lại lon ton theo bà theo mẹ đi lễ chùa. Lần nào mẹ cũng cho tôi mấy nén hương để tự tay cắm vào bát hương thờ hai ông Hổ ở sân chùa. Tôi còn lăng xăng theo mẹ đốt tiền vàng. 

Chùa Mét trong nắng chiều 

Truyền thuyết Bà Rịa và địa danh Bà Rịa


“Bà Rịa ở địa đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng, “cơm Nai Rịa - cá Rí Rang” ấy là lấy xứ Đồng Nai mà Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã chép như vậy. Gần đây, tin tức về những hoạt động thiết thực kỷ niệm 300 năm Đồng Nai - Biên Hòa, 300 năm Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh khiến các độc giả Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thảo luận thật sôi nổi một vấn đề: lịch sử hình thành vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu và nguồn gốc địa danh Bà Rịa.  Sau cuộc tranh luận hết sức sôi động suốt một ngày ròng tại cuộc Hội thảo khoa học ngày 25-9-1998 do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức về Nhân vật chí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi lại được tham dự cuộc hội thảo rất thú vị về ngôi mộ bà Nguyễn Thị Rịa do huyện ủy Long Đất tổ chức ngày 7-10-1998 tại xã Tam An, truyền rằng đó là nơi bà có công khai hoang, lập làng và bà mất ở đấy. Và quả là ít có một nhân vật lại có trong nhiều truyền thuyết như  Bà Rịa.

Non thiêng Yên Tử

Trong dòng chảy lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo của người Việt. Và mảnh đất “địa linh” này chính là “kinh đô” Phật giáo của nước Đại Việt xưa. Với những giá trị đặc biệt về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa và lịch sử, Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và đang xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới...

Về miền cõi Phật

Vào một ngày đầu tháng Năm, khi tiết trời đầu hạ bắt đầu rực vàng ánh nắng, chúng tôi hành hương về miền cõi Phật trên đỉnh non cao Yên Tử ở Quảng Ninh, nơi cách đây hơn 700 năm, vua Trần Nhân Tông từ giã chốn cung vàng điện ngọc lên núi sống kiếp khổ hạnh tu hành, lập nên Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền mang đặc sắc văn hóa Phật giáo của người Việt.

Ngã ba - ngã tư

Đồng Nai có 2 cái ngã ba quen tên với mọi người, đó là Ngã Ba Vũng Tàu rẽ qua quốc lộ 51 để đi Vũng Tàu và Ngã Ba Dầu Giây rẽ qua quốc lộ 20 đi Đà Lạt.

Không ảnh Ngã tư Vũng Tàu

Kỳ thật, 2 chỗ ấy đã thành ngã tư lâu lắm rồi (trên nhiều bản đồ cũng đã ghi tên là ngã tư) nhưng mỗi lần mình nói Ngã Tư Vũng Tàu hay Ngã Tư Dầu Giây mọi người đều trố mắt nhìn mình như thằng ngốc chẳng biết gì, nói trật lất.

2 thg 7, 2014

Câu chuyện Thất Sơn

Địa danh “Thất Sơn” rất quen thuộc với người An Giang và cũng không lạ gì với hàng triệu khách hành hương hằng năm về viếng Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc). Thế nhưng, nếu có ai đó hỏi “Thất Sơn là bảy núi nào?” thì ngay cả những người bản địa cũng khó có lời giải đáp một cách thuyết phục. Giới nghiên cứu cũng đã tốn khá nhiều công sức sưu tầm nhưng “bức màn huyền bí” của Thất Sơn hầu như vẫn chưa được mở toang ra.

Cách đây mấy năm, khi tham gia biên soạn bộ “Địa chí An Giang”, tôi có dịp tiếp cận với một số tài liệu viết về “Thất Sơn”. Những lý giải về Thời gian xuất hiện địa danh “Thất Sơn”?; Vì sao gọi là Thất Sơn? Thất Sơn là bảy núi nào? thật là thú vị. Câu chuyện Thất Sơn cuốn hút tôi từ dạo ấy!

Trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức biên soạn trước năm 1820 không thấy đề cập đến địa danh “Thất Sơn”. Cho đến Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) của Quốc sử quán triều Nguyễn (bắt đầu biên soạn năm 1865), phần An Giang tỉnh mới có “Thất Sơn”. Dựa vào những tài liệu này, người ta đoán địa danh “Thất Sơn” ra đời khoảng giữa thế kỷ XIX. Không có ý kiến tranh cãi về khoảng thời gian ra đời của địa danh “Thất Sơn”, chỉ là chưa xác định thời gian cụ thể. Riêng lý do vì sao vùng này có đến mấy chục quả núi nhưng chỉ gọi Thất Sơn - Bảy Núi thì có nhiều ý kiến khác nhau.