12 thg 3, 2014

Lễ hội Đô thị Nước Mặn

Từ ngày 28/2 đến 3/3, tại Chùa Bà thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định) diễn ra lễ hội Đô thị Nước Mặn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy môn lớn, thu hút hàng ngàn người tham dự.

Lễ hội Đô thị Nước Mặn diễn ra cách đây hơn 4 thế kỷ, tổ chức tại Chùa Bà (còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu) – thờ người theo truyền thuyết có công cứu vớt tàu bè mắc cạn. Thuở trước, khi Cảng thị Nước Mặn còn phồn vin, ngày lễ chính là ngày để người dân xứ Nước Mặn tạ ơn những vị thần che chở cho họ cuộc sống yên bình. 

Cổng chào phía đầu thôn đón du khách thập phương về vui hội Đô thị Nước Mặn

Hồi sinh một làng nghề

Hơn 100 năm qua, làng nghề đan lát truyền thống Thái Mỹ (huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh) là nơi chuyên sản xuất các sản phẩm đan lát bằng mây, tre, trúc như bàn ghế, giỏ xách, nia, thúng… đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan cho thị trường trong và ngoài nước.

Theo nghệ nhân Cao Thị Cự (86 tuổi, ấp Bình Thượng 2), từ xa xưa làng nghề đã phân chia rạch ròi mỗi xóm sản xuất một sản phẩm chuyên biệt như thúng, nia, rổ, rá... Nghề đan lát vốn dĩ không khó nên từ già tới trẻ ở đất nghề Thái Mỹ ai cũng có thể làm được. Trong gia đình cụ Cự, từ con trai, con gái cho đến con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại đều rất lành nghề.

Để có nguyên liệu sản xuất, người dân làng Thái Mỹ tận dụng chính những khoảnh đất trống quanh nhà, sau vườn, ngoài đồng để trồng tre, trúc. Khi cây trưởng thành, họ chặt về làm nguyên liệu đan với rất nhiều công đoạn khác nhau như cưa, róc tre thành từng phần nhỏ theo chiều dọc, rồi chẻ nan và đan. Sản phẩm hoàn thành được các thương lái trong vùng đến tận nhà thu gom, bán đi các địa phương lân cận. Theo thời gian, thị trường sản phẩm của làng nghề Thái Mỹ được mở rộng ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.


Không gian xanh Văn Thánh

Nằm cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 2km, Khu du lịch Văn Thánh (Quận Bình Thạnh) là điểm đến lý tưởng của du khách với một không gian xanh mang đậm chất quê nằm trong lòng thành phố. 

Khu du lịch Văn Thánh có tổng diện tích diện tích 
77.000 m2, riêng phần hồ chiếm khoảng 2ha với không gian mát mẻ, rộng rãi, phù hợp với nhiều hoạt động giải trí thư giãn. Không khí ồn ào, náo nhiệt của thành phố bỗng lắng xuống khi ta bước vào khu du lịch Văn Thánh, với thảm cỏ, thiên nhiên xanh mát xen trong từng khoảng tường gạch cổ, thoảng qua làn gió nhẹ mơn man bên hồ nước, khiến nơi đây càng trở nên thanh bình như một làng quê thuần Việt. Du khách nhất là nhưng người con tha hương, vốn được sinh ra từ những vùng quê yên bình, còn có thể tìm thấy hình bóng quê nhà tại khu du lịch Văn Thánh qua hình ảnh những chiếc cầu tre nhỏ được bắc qua con rạch, ao sen trong vắt, cùng những bụi chuối... Không gian đẹp đẽ mà thân thiện ấy sẽ giúp tâm hồn con người tự xóa tan đi những bộn bề, lo toan và cuộc sống lại trở nên an lành hơn. 

10 thg 3, 2014

Lang thang tới rừng tràm Gáo Giồng

Gáo Giồng ở Cao Lãnh, cách Cao Lãnh 15 km. Ủa, sao kỳ vậy? Là vì ở Đồng Tháp có tới 2 cái Cao Lãnh: thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, cách thành phố Cao Lãnh 15 km.

Cái khoảng cách 15 km ấy không phải tui nói nghen, mà là các website du lịch Đồng Tháp nói. Không biết tính theo kiểu gì, có thể theo đường chim bay, đường thủy, hay là sao đó... chớ còn thực tế tui đi bằng xe thì quãng đường từ trung tâm TP Cao Lãnh tới khu du lịch Gáo Giồng là gần gấp đôi con số nói trên. Cụ thể là đi từ TP Cao Lãnh theo quốc lộ 30 về hướng huyện Hồng Ngự được khoảng 15 km thì có bảng chỉ đường quẹo phải vào Gáo Giồng. Ngay đầu đường rẽ có bảng ghi: Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng 12 km. (và đồng hồ tốc độ trên xe cũng cho kết quả đúng như vậy). Nghĩa là từ TP Cao Lãnh tới Gáo Giồng là 27 km!

Suối Tiên Nha Trang

Suối Tiên bắt nguồn từ đỉnh Hòn Bà, địa danh do nhà bác học nổi tiếng Yersin phát hiện. Sau khi quanh co trong các hẻm núi cao, suối Tiên gặp một đập đá thiên nhiên chắn ngang, dòng chảy tách thành hai nhánh: một nhánh chảy theo hướng bắc mang nước tưới cho cánh đồng xã Suối Cát, một nhánh tràn trên nền đá cứng hướng Đông, nhập vào suối Dầu để chảy ra sông Cái, Nha Trang.

Có dịp đến Nha Trang, bạn hãy dành thời gian du ngoạn ở một nơi phong cảnh rất hữu tình, non xanh nước biếc tráng lệ : Suối Tiên (xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang khoảng 20 km).

Nhánh suối tràn trên nền đá cứng chảy qua những triền núi cheo leo, những vách đá nhấp nhô, tạo nên những con thác trắng xóa cuồn cuộn, những đọan suối thơ mộng, những mảng hồ xanh ngắt … Huyền thọai kể rằng, từ trên cung đình vén mây nhìn xuống, các nàng tiên bị mê hoặc bởi cảnh sắc Suối Tiên nên rủ nhau xuống hạ giới. Sau khi thỏa thích vui chơi, họ trút bỏ xiêm y, lội xuống dòng nước tắm mát. Từ đó, suối có tên là Suối Tiên.

Về Hòn Đỏ ăn cá đối

Rừng dương xanh mát hữu tình, những rạn san hô nhiều hình thù, nhọn hoắt như bàn chông nhô lên bãi cát trắng, bãi tắm đẹp nõn nà... Đấy là những nét chấm phá mà nhiều bạn trẻ chợt phát hiện khi đến Hòn Đỏ (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).

Một vùng nắng gió nhưng vẫn đầy chất thơ - Ảnh: Tiến Thành

Từ TP Phan Rang - Tháp Chàm, xuôi dọc theo tỉnh lộ 702 ven biển khoảng 20km bằng xe máy hoặc xe buýt, du khách dễ dàng tới di tích Hòn Đỏ. Hòn Đỏ có diện tích khoảng 28ha, trong đó có 2ha rừng dương (phi lao) được trồng từ năm 1995. Một nơi rất gần thành phố nhưng bất ngờ đem lại nhiều điều thú vị.