24 thg 2, 2014

Tòa giám mục Kontum

Giáo phận Kontum là giáo phận ra đời sớm nhất ở Tây nguyên, địa giới của giáo phận tương ứng chủ yếu với 2 tỉnh Gia Lai và Kontum. Tòa Giám mục và nhà thờ Chính tòa của giáo phận nằm ở thành phố Kontum. Nhà thờ chính tòa giáo phận Kontum chính là nhà thờ Gỗ nổi tiếng, cách đó không xa là Tòa Giám mục Kontum.

Tòa Giám mục Kontum có tên gọi chính thức là Chủng viện Thừa sai Kontum, được xây dựng từ năm 1935 và hoàn thành năm 1938. Mặt tiền của tòa Giám mục nhìn ra đường Trần Hưng Đạo, TP Kontum.

Giống như nhà thờ Gỗ Kontum, tòa Giám mục được xây dựng chủ yếu bằng những cây gỗ quý của núi rừng Tây nguyên và kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc dân tộc Tây nguyên.

Lối vào tòa Giám mục là 2 hàng hoa sứ già che bóng mát và tỏa hương thơm ngào ngạt. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Bánh tằm Bạc Liêu

Nói tới bánh tằm, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có một kiểu là bánh tằm bì chan nước cốt dừa. Chỉ duy Bạc Liêu là có loại bánh tằm tàu hủ ky gói xíu mại. Dĩa bánh bưng ra tỏa hơi nóng nghi ngút trên nền nước cốt dừa và những sợi bánh tằm trắng tinh như e thẹn trong nền rau xanh ngắt, mấy cọng giá sống trắng tươi và đậu phộng rang đâm sơ.

Bánh tằm Bạc Liêu. 

Nhưng “nhân vật” quan trọng là xíu mại gói trong tấm tàu hủ ky hình vuông nổi bật trên dĩa bánh. Xíu mại được làm từ thịt nạc băm với củ sắn, ướp gia vị vừa ăn trước khi gói vào tàu hủ ky thành miếng hình chữ nhật dẹp. Trộn đều bánh, chan nước mắm giấm ớt pha đường, cho vô miệng, gắp miếng xíu mại tàu hủ ky, cắn, nhai. Vị ngọt của thịt và củ sắn hòa trong nhiều hương vị đã ướp tan hòa chân răng trong cái dai dai xừn xựt với hương vị lạ của miếng tàu hủ ky hăng hắc mùi khói bếp. Rồi vị ngọt mặn và béo của nước cốt dừa làm tăng độ khoái khẩu. Cứ vậy mà ăn giúp bữa điểm tâm sáng thêm sảng khoái.

Viếng đền bà chúa Kho

Đền Bà chúa Kho tọa lạc tại làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được người dân dựng lên để tôn thờ, ngưỡng vọng vị nhân thần là bà chúa Kho - một người phụ nữ nhan sắc đảm đang, tài giỏi.

Bà chúa Kho đã có công chiêu dân, lập dựng làng xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng…giúp mọi người làm ăn, đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Bà trở thành Hoàng Phi triều Lý, giúp vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương của triều đình ở vùng núi Kho, làng Cổ Mễ. Sau đó, bà đã anh dũng hy sinh vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, năm Đinh Tỵ. Nhà vua thương tiếc phong bà là phúc thần. Nhân dân nhớ công ơn bà, lập đền thờ trên núi Kho, nơi đặt kho lương xưa và tôn kính gọi là bà chúa Kho.

Đền Bà chúa Kho ban đầu là một ngôi miếu nhỏ, sau được mở rộng và xây dựng quy mô vào thời Lê - Nguyễn, gồm nhiều công trình như: Đền Trình, cổng Tam Quan, sân Giải Vũ, tòa Tiền Tế, cung Đệ Nhị, hậu Cung. Tất cả làm thành một quần thể cổ kính trên núi Kho, bên dòng sông Cầu thơ mộng của làng quê quan họ. 

Mọi người chen chân vào đền ngay từ bên ngoài đường dẫn lên đền 

Đờn ca tài tử - dấu ấn đất phương Nam

Từ lâu, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã ăn sâu vào đời sống văn hóa và tinh thần của người dân đất phương Nam. Ngày 5/12/2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và đây cũng là lần đầu tiên, một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở Nam Bộ được công nhận là di sản thế giới. 

«
    

         Nghệ thuật đờn ca tài tử đạt đủ các tiêu chí để trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO đề ra, đó là: Tầm ảnh hưởng văn hóa rộng lớn, giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng nhất là nó có sức sống mãnh liệt, hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh thành Nam Bộ.

»
Khám phá điệu dân ca đất phương Nam

Nhắc đến đờn ca tài tử, người ta thường nghĩ ngay đến loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, được xem như một thứ “đặc sản” riêng có của người Nam Bộ. Người dân đất phương Nam có thể chơi đờn ca tài tử ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào và đặc biệt là ai cũng có thể chơi, không phân biệt giàu sang, gái trai hay già trẻ. Chính vì vậy đờn ca tài tử có thể xuất hiện trong những bữa trà dư tửu hậu, trong những đêm trăng thanh gió mát ở các miệt vườn, trên những con thuyền trôi lững lờ dưới dòng kênh xanh, hay những dịp cúng tế, cưới hỏi, ma chay, gỗ chạp…

Theo các nhà nghiên cứu, đờn ca tài tử xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, có nguồn gốc từ Nhã nhạc cung đình Huế, và sớm trở thành loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mang đậm sắc thái âm nhạc bình dân của miền sông nước Nam Bộ.


23 thg 2, 2014

Chưa đi chưa biết đền Trần

Tôi sống ở miền Nam, nghe nói đến đền Trần nhiều nhất là dịp khai ấn. Năm nào cũng vậy, đến dịp khai ấn đền Trần vào đầu năm là báo chi đua nhau đưa tin người người chen lấn, dẫm đạp để dự lễ. 

Chen lấn trong lễ hội khai ấn đền Trần năm 2014. Ảnh: báo Thanh niên online

Với những hình ảnh như thế này, cộng với kinh nghiệm thực tế của mình ở các lễ hội miền Nam, tôi dễ dàng hình dung đền Trần giống như miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, hay chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương.

Thế nhưng đến Nam Định viếng đền Trần, mới thấy mình hiểu sai nhiều quá!

Lạc ở rừng thiêng của người Stiêng

Cũng như nhiều người ưa du lịch khám phá, rừng quốc gia Nam Cát Tiên với chúng tôi không phải là cái tên xa lạ, thậm chí hết sức quen thuộc. 

Nhưng mỗi khi có dịp, chúng tôi lại khoác balô lên đường đến rừng quốc gia Nam Cát Tiên để khám phá.

Du khách trong đoàn du lịch khám phá tại rừng quốc gia Nam Cát Tiên - Ảnh: Anh Phạm

Đến Tà Lài Longhouse - bên cạnh rừng quốc gia Nam Cát Tiên - vào buổi chiều muộn, khi hoàng hôn gần tắt. Đập vào mắt chúng tôi là dãy nhà sàn nằm trên đỉnh ngọn đồi thoai thoải, cực kỳ yên tĩnh và bài trí đơn giản, tự nhiên.