8 thg 3, 2014

Đập trống đêm trăng

Lễ hội đập trống của người dân tộc Ma Coong ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) còn được gọi là lễ tự tình. Đây là điều khác lạ so với các lễ hội khác.

Công việc chuẩn bị cho lễ hội đập trống thường được người dân tiến hành trước đó cả tháng. Trong đó, công phu nhất là làm ra chiếc trống. Các già làng phải tìm ra được con trâu lớn, không quá già, cũng không quá non rồi làm thịt và lấy da làm mặt trống. Thân trống là một thân cây rỗng, được nêm rất nhiều que tre que gỗ xung quanh để giữ mặt trống luôn căng. 

Được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đưa vào danh sách lễ hội dân gian quốc gia và phục hồi 
từ năm 2007, lễ hội đập trống vừa diễn ra đêm rằm tháng Giêng năm 2014.

Từ buổi chiều ngày rằm tháng giêng, trống được treo trong một căn lán vừa dựng giữa sân bản. Lúc trăng nhú lên trên rặng núi sau bản là lúc già làng chủ lễ làm lễ cúng.

Khi trăng lên ngửa đầu, già làng sẽ đánh vào trống khai hội. Lễ hội đập trống bắt đầu diễn ra trong sự linh thiêng của núi rừng thâm u giữa đại ngàn Trường Sơn cho đến khi mặt trống bị vỡ toác ra.

7 thg 3, 2014

Bánh xèo núi Cấm

Núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) cao 705 met, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn ở An Giang. Như vậy dĩ nhiên là cao nhất miền Tây Nam bộ luôn. Đã cao mà còn cấm nữa nên ngọn núi này chứa đầy sự huyền bí.

Thuở xưa, đây đúng là vùng cấm, không ai được phép lên núi, nhưng giờ đây núi Cấm là khu du lịch sinh thái và tâm linh tuyệt vời. Ở độ cao trên 700 met, nơi đây lành lạnh như Đà Lạt. Có chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh tấp nập khách hành hương. Có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Và có... bánh xèo.

Bánh xèo núi Cấm là món ăn nổi tiếng của An Giang. Bánh xèo có bán từ dưới chân núi Cấm lên đến trên núi. Nhưng đã tới núi Cấm thì lên tuốt trên núi ăn mới sướng! 

Thành thật mà nói, bánh xèo núi Cấm tuy có ngon nhưng chưa chắc ngon bằng bánh xèo Mười Xiềm ở Cần Thơ (mà giờ đã có chi nhánh ở Sài Gòn), cũng chưa chắc ngon bằng bánh xèo Ăn là Ghiền. Thế nhưng bánh xèo núi Cấm có một thứ độc đáo nơi khác không có được. Đó là rau rừng!

Đi hết Ghềnh Ráng

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về hướng Đông Nam, Ghềnh Ráng là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn.

Hôm ấy, chúng tôi quyết định thuê xe máy để chủ động ngao du, dừng chân nghỉ ngơi, chụp hình. Trước đó, chúng tôi đã “nghiên cứu”, Ghềnh Ráng là khu đồi nằm dưới chân núi Xuân Vân rộng khoảng 35ha. Biển bên dưới là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn theo đường cong của núi. Bên trên có những khối đá thật lớn mà người đời thêu dệt nhiều huyền thoại càng khiến bước chân tò mò của du khách tìm đến nơi này. Từ cổng chào đi lên đồi, chúng tôi dừng lại để chụp hình và ngắm thành phố Quy Nhơn nằm dọc theo bờ biển hình vòng cung. Khung cảnh trời, mây, nước thật đẹp. 

Mộ Hàn Mặc Tử 

Rước lễ Tiên công

Hằng năm, cứ tới mùng 7 tháng Giêng, người dân vùng đảo Hà Nam thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh lại nô nức tham gia lễ hội Tiên công, một trong những lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam với tục rước người sống. Vào thời Hậu Lê, khoảng năm 1434, vâng chiếu vua Lê mở rộng kinh thành, một nhóm người gồm 17 nho sĩ, thợ thủ công, ngư dân, nông dân… đã xuôi thuyền qua sông Hồng đến cửa sông Bạch Đằng tìm đất lập nghiệp. Vùng đảo Hà Nam ngày nay là một trong những vựa lúa, vựa thủy sản của Quảng Ninh cũng chính là nơi 17 vị Tiên công chọn để lấn biển, khai hoang, lập ấp, dựng làng 580 năm trước.

Lễ hội Tiên công năm nay ở vùng đảo Hà Nam có 206 cụ thượng thọ được rước võng lọng về miếu Tiên công lễ tổ; trong đó có một cụ tròn 100 tuổi, 35 cụ tròn 90 tuổi và 170 cụ tròn 80 tuổi. Có 34 cụ được con cháu tổ chức rước lên miếu, chia thành 3 đoàn rước tập thể và một đoàn rước cá nhân. Đoàn rước có số cụ Thượng đông nhất là 28 cụ. Ảnh: Toàn cảnh lễ hội Tiên công năm Giáp Ngọ.

Đình thần Châu Phú

Đình thần Châu Phú. Ảnh TL. 

Đình Châu Phú tọa lạc ngay góc đường Nguyễn Văn Thoại và Trần Hưng Đạo, bên bờ sông Châu Đốc (phường Châu Phú, thị xã Châu Đốc, An Giang). Ban đầu, đây là một ngôi đền có tên chữ là Trung Nghĩa Từ, hay là Lễ Công Từ đường (gọi tắt là đền Lễ Công), dân chúng địa phương thì gọi là đền Ông, là nơi thờ Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), do Nguyễn Văn Thoại đứng ra xây dựng vào năm 1822, khi ông đến làm Án thủ Châu Đốc kiêm Quản vụ trấn Hà Tiên.

Ban đầu ngôi đền tọa lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng mát, nhiều bóng cây cổ thụ, hướng ra dòng sông Hậu. Đến năm 1926, nhà cầm quyền Pháp ở tỉnh Châu Đốc quyết định xây dựng bệnh viện (Bệnh viện đa khoa Châu Đốc ngày nay) trên mảnh đất của đền. Bà Huỳnh Thị Phú và hương chủ Lan đứng ra vận động dân chúng góp tiền của để chuyển đình đến đầu chợ Châu Đốc xây cất kiên cố, kiến trúc đẹp, đồ sộ như hiện nay. Trong thời Pháp thuộc, như nhiều đền thờ khác, Lễ Công từ đường cũng bị đồng hóa, trở thành đình thờ thần hoàng làng, với tên gọi đình Châu Phú.

6 thg 3, 2014

Bánh canh Út - Oanh - Na

Út - Oanh - Na là tên một quán bánh canh nổi tiếng ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang, cách thị xã Châu Đốc gần 30 km.

Thật lòng mà nói, cái ngon của bánh canh ở đây không khiến tôi nhớ bằng cái tên ngộ nghĩnh: Út - Oanh - Na.

Trên đường từ Châu Đốc sang Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), bạn Toàn nói: Ghé chợ Vĩnh Trung ăn bánh canh Út Oanh Na nhe!, tôi đã ngạc nhiên hỏi lại: Út Oanh Na là cái gì vậy? Tiếng gì? Khmer, tiếng Anh hay... tiếng Tàu?

Quán Út - Oanh - Na nằm gần chợ Vĩnh Trung. Quán đơn giản như vầy thôi: