24 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Trống đồng Cẩm Giang

Thông thường, mặt của các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam được gắn tượng cóc, nhưng mặt trống đồng Cẩm Giang lại được người xưa thay các tượng cóc bằng 4 khối tượng vịt. 

Trống đồng Cẩm Giang đang được bảo quản trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: Ngọc Minh 

Nói “không” với số tiền bằng ngôi nhà mặt tiền

Trong câu chuyện xoay quanh những bảo vật quốc gia đang được Bảo tàng Thanh Hóa quản lý, trưng bày, bà Nguyễn Thanh Hiền - Phó giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa - vẫn không thể nào quên được chuyến đi thu nhận chiếc trống đồng Cẩm Giang từ gia đình một người dân ở xã Cẩm Giang, H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đó là chuyến đi mà cho đến tận bây giờ bà Hiền vẫn chưa thôi áy náy khi nghĩ về sự thiệt thòi của người tìm thấy chiếc trống quý giờ đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Lai rai thịt… rắn mối

Rắn mối có nhiều ở các vùng quê Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vào những tháng Mười Một, tháng Chạp sau khi con nước lũ rút dần. Loài bò sát này đang được ưa chuộng ở nhiều nhà hàng, quán nhậu vì thịt thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn. 

Con chi rọt rẹt sau hè
Hay là rắn mối tới ve chuột chù (ca dao)

Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, dài khoảng một gang tay, có lớp vảy đen óng ánh trên mình, thường rất dạn bò dọc theo vách nhà thưng bằng lá hay nền đất ngoài vườn tạp. Được gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục.

Trẻ con miền quê thường lấy đất cục hoặc khúc củi, gặp rắn mối cứ nhè ngay đầu chúng chọi hay phang, bắt về. Hoặc lấy ít cơm nguội trộn cám, lột vài ba con tép trấu móc vô lưỡi câu để dọc hè câu rắn mối. Chỉ khoảng nửa tiếng là kiếm được bộn để chế biến các món vừa ngon vừa bổ.

Rắn mối nướng mọi

Về Đại Tâm ghé ăn bánh cống

Theo quốc lộ 1A từ Cần Thơ xuôi về Cà Mau, qua địa phận trung tâm tỉnh Sóc Trăng không xa lắm, khách lữ hành có dịp dừng chân bên các quán cóc ven đường để ăn vài cái bánh cống Đại Tâm đặc biệt thơm ngon.

Ngày xưa, các cô gái vùng Đại Tâm có câu hò ngọt lịm: Bánh cống Đại Tâm vừa giòn vừa béo/ Gái quê mùa anh ghẹo làm chi/ Để em mang tiếng thị phi/ Bánh ngon là ở bánh chớ ngon gì tay em. 

Với sự khéo léo và óc sáng tạo, người dân quê ở nơi ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa sống cộng cư đã làm ra chiếc bánh cống độc đáo.

Bánh được đặt theo tên gọi của vật dụng làm nên nó: cái cống, một loại khuôn làm bánh bằng nhôm hay inox tựa như cái muôi múc canh. Người ta cho bột đã nhồi và nhân vào cống để chiên trong chảo ngập dầu là có thứ bánh dân dã mà ngon tuyệt này.

Bánh cống vừa vớt ra còn nóng hổi

Bảo vật quốc gia - Chân đèn, lư hương thời Mạc

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, cho biết trong hàng ngàn hiện vật đang có mặt tại đây thì bộ chân đèn, lư hương bằng gốm thời Mạc được 'chăm sóc' với chế độ đặc biệt nhất.

Chiếc chân đèn thời Mạc - Ảnh: Hoàng Long 

Được chế tạo cùng ngày

Đây là một trong 2 cổ vật duy nhất của Nam Định được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo ông Thư, lý do xếp cả hai hiện vật này vào bộ bảo vật quốc gia vì cả 2 đều được tìm thấy tại một địa bàn là huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong đó, chân đèn được sưu tầm tại đình Cự Trữ, còn bát hương tại chùa Cổ Chất gần đó. Căn cứ vào các dấu tích lưu lại trên bảo vật thì mặc dù có nguồn gốc tại 2 di tích khác nhau nhưng chúng đều được sản xuất cùng bằng chất liệu gốm men và cùng một thời gian là ngày 20.8.1590 thời Mạc Mậu Hợp.

23 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Huyền thoại quả chuông đồng thời loạn

“Dù bài minh văn trên chuông chưa được đọc hoàn chỉnh nhưng hoa sen và hình rồng cho thấy đây là tác phẩm thời Trần”, PGS-TS Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết. 

Chuông chùa Vân Bản, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng 

Trong lần công nhận bảo vật quốc gia này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (LSQG) không gửi nhiều hồ sơ hiện vật. Trong số ít hồ sơ đó có chuông chùa Vân Bản. Quả chuông quý này ngay lập tức trở thành bảo vật quốc gia. Nó cũng là một trong số ít hiện vật bằng đồng được tuyển chọn trong cuốn Cổ vật Việt Nam do bảo tàng in cách đây vài năm.

Bảo vật quốc gia - Tượng rồng đá kỳ lạ

Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn.

Tượng rồng đá (xà thần) ở đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Bắc Ninh - Ảnh: Đỗ Nguyễn 

Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu 50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng 40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng hoàn toàn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám chặt vào thân.

22 thg 1, 2014

Troh Bư, ý tưởng về một khu bảo tồn lan rừng

Cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 12 cây số theo đường Nguyễn Thị Định, vườn Troh Bư nằm ở địa phận Buôn Niêng, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn đang là điểm đến du lịch thu hút người yêu hoa lan trên cả nước. 

Từ một thung lũng xinh đẹp bị chặt phá trơ trọi, một người yêu rừng, yêu Tây Nguyên đã vất vả trong suốt gần hai mươi năm để tái tạo lại cảnh rừng xưa.

Hiện nay Troh Bư là một khu vườn cảnh với những con đường đi dạo quanh co uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Vườn có cả một bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa, đặc biệt là lan rừng.

Một góc vườn Troh Bư

Làng lá dong Tràng Cát vào mùa

Thời điểm này, người dân thôn Tràng Cát, xã Kim An (Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật việc cắt tỉa, thu hoạch những vườn dong có lá to, đẹp, vận chuyển đi khắp nơi phục vụ người dân gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán. 

Ông Trịnh Văn Thủy, người dân Tràng Cát, tất bật với việc thu hoạch lá dong - Ảnh: Phạm Nhâm

Lá dong Tràng Cát là giống lá dong nếp, bầu lá tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Khi luộc chín, bánh có màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn. Đây là loại lá dong được thị trường ưa chuộng, có chiều rộng 25-35cm, dài 50-60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng.

Vấn vương hương vị bánh trôi tàu phố Cổ

Đêm Hà Nội những ngày đông trời lạnh buốt, lang thang trên những ngõ nhỏ của phố Cổ, thưởng thức món bánh trôi tàu mới thấy Hà Nội không chỉ đẹp mà còn rất thi vị.

Bánh trôi tàu phố cổ cũng là món ăn được rất nhiều khách tây tìm tới thưởng thức - Ảnh: Thảo Nga

Hà Nội những ngày đông khắc nghiệt, trời lạnh thở ra cả khói tưởng chẳng ai muốn ra đường, thế nhưng những con đường nhỏ trên phổ Cổ vẫn tấp nập người qua lại.

Dọc theo con đường nhỏ trên phố Hàng Giầy, Hàng Đào, Hàng Bồ… những chiếc biển với những cái tên lục tào xá, chí mà phù, phá xa… gây tò mò cho khách qua đường để rồi khi thưởng thức tất cả đều mang lại những xúc cảm khó quên cho thực khách. Trong đó, bánh trôi tàu vẫn là món truyền thống được nhiều thực khách yêu thích.

Giản dị và ấm áp, những chén bánh trôi tàu nóng hổi như làm dịu đi chút gió lạnh cuối đông và những hàng quán đơn giản chỉ một chiếc bàn với vài chiếc ghế nhựa cũng đủ để chiều lòng khách.

Ghé vào một quán nhỏ trên phố Hàng Giầy, người bán hàng bộc bạch: Ngày xưa, phố Hàng Giầy có 98% là người Hoa với biết bao món ăn bình dân của người Tàu như bánh bao xíu mại, tỉm xắm, lồ mại phàn, phá xa... thế nên mọi người cứ truyền nhau công thức làm bánh và bánh trôi tàu trở nên phổ biến ở khu phố cổ này.

Cũng vo, cũng nặn như bánh chay, cái đặc biệt của món bánh trôi tàu này nằm ở khâu chế biến nước gừng. Đường để nấu nước dùng cho thức bánh này không thể và cũng không bao giờ là đường trắng. Phải là đường phên, còn giữ được mùi nguyên thủy của mía, có mầu nâu đỏ, đun tan trong nước gừng đập giập, sôi sùng sục trên bếp, khi ăn, đổ ngập cái bánh nóng từ trong nóng ra và rắc thêm ít lạc rang hơi quá tay giã dối.

Chén bánh trôi tàu được hoàn thiện bởi những hạt lạc rang chín tới, dậy mùi thơm và bùi bùi, beo béo, cùng lớp nước cốt dừa trắng ngần, ngầy ngậy… Tất cả hương vị quấn lấy nhau, đọng lại nơi đầu lưỡi, cùng với cái lạnh của những buổi tối cuối đông sẽ tạo thành những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Mặc dù trời lạnh nhưng những quán vỉa hè vẫn không thiếu khách hàng tới ăn - Ảnh: Thảo Nga

Với bánh trôi tàu, nếu thiếu vị gừng thì quả là một thiếu sót. Hơi ấm khi nhấc từ trên bếp xuống là chưa đủ mà còn cần chút nóng của gừng tan vào đầu lưỡi. Bánhsau khi luộc chín, cho ra bát ngập nước đường đậm vừa, những sợi dừa trắng tinh nằm gọn trên mắt thật thích mắt. Chút vừng và lạc rắc đều càng làm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Một bát bánh trôi tàu đúng kiểu bao giờ cũng có hai viên bánh to bằng hai quả trứng gà. Một viên nhân đậu xanh nghiền nhuyễn với đường cát trắng, một viên nhân vừng đen xay. Lúc nào bát bánh trôi tàu cũng có đủ hai viên với hai loại nhân như sáng với tối dầm trong thứ nước đường màu vàng sóng sánh như hổ phách, thơm phức mùi gừng.

Bưng bát bánh trôi nho nhỏ, hơi ấm từ món ăn lan tỏa làm ấm lòng thực khách. Nhân đậu xanh mềm mượt, dừa dẻo nhưng vẫn giữ được độ giòn sần sật tự nhiên: nhân vừng đen thơm bùi mộc mạc, tất cả được gói khéo léo trong lớp bột nếp mỏng, dẻo quánh, bóng mướt một màu ngà ngà.

Bạn có thể cảm nhận được cả cái hiền lành của ngũ cốc quê nhà, cái dịu dàng khó tả của bột sắn, thoang thoảng hương gừng, vị gừng cay khiến cái lạnh chợt tan biến, cả cơ thể ấm dần lên. Trong ngọt có cay, trong mềm có rắn, trong cong có thẳng hòa quyện với nhau tạo thành một thức ăn thơm, béo, bùi, cay thật khó tả.

Dường như cả vũ trụ được thu nhỏ lại trong chiếc bánh trôi này...

Nằm trên phố Hàng Giầy, cách đây hai năm hàng bánh trôi tàu nóng của bác Bằng "hói" lúc nào cũng nườm nượp khách nhất là ngày đông giá rét. Nhiều người ban đầu tới ăn vì nghe tiếng bác diễn viên hài lừng danh nhưng chả biết thế nào, dần dần đâm nghiện món bánh trôi ở đây. Nhưng không rõ vì lý do gì, cửa hàng của bác không mở cửa nữa, nhưng vẫn rất nhiều thực khách hỏi thăm và tìm tới để thưởng thức. 

Dù nguồn gốc xa xôi, nhưng những người làm nên những chiếc bánh trôi tàu đã mang cả vào đó các nguyên liệu quê hương để rồi tên bánh thì nghe như xa lạ ấy lại trở thành một nét ẩm thực đặc trưng trong lòng phố cổ Hà Nội.

THẢO NGA

Tỏi quý Lý Sơn

Ngay sau ngày thống nhất, giữa bộn bề trăm khó nghìn khăn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã lặng lẽ xuống thuyền trực chỉ đảo Lý Sơn.

Người dân mua bán tỏi tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Ảnh: Trà Minh

Đó là chuyến thuyền mà ông đã miêu tả hết sức sinh động ở đoạn mở đầu truyện ngắn Lý Sơn mùa tỏi.

Có thể nói đó là tác phẩm văn học đầu tiên viết về... tỏi Lý Sơn, và may mắn thay khi được viết bởi một cây bút truyện ngắn bậc thầy như Nguyễn Thành Long, đó là một truyện ngắn rất hay. Tôi đã nhờ đọc Lý Sơn mùa tỏi mà biết quê mình có một đặc sản lúc bấy giờ ít người để ý là... tỏi.