22 thg 1, 2014

Phố chợ Đồng Văn

Du ngoạn Hà Giang, mọi người thường nói nhiều về Cao nguyên đá Đồng Văn, mùa hoa tam giác mạch, cột cờ Lũng Cú và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì...Với nhóm chúng tôi, dừng chân ở phố chợ Đồng Văn là khoảng thời gian lý thú với nhiều kỷ niệm đẹp về một thị trấn vùng cao lặng lẽ.

Sau chuyến đi dài hơn 400km từ Hà Nội, đến tối mịt xe mới tới thị trấn Yên Minh. Sáng hôm sau, từ Yên Minh nhìn lên hướng Đồng Văn, bình minh ửng hồng trên chập chùng dãy núi đá cao ngất, hệt như một bức tranh sơn thủy cực kỳ hùng vĩ. Từ đây mới bắt đầu chuyến hành trình đường núi lạ lùng, hấp dẫn và nhiều đoạn không kém phần mạo hiểm. 

Từ Yên Minh nhìn lên phía Đồng Văn 

21 thg 1, 2014

"Viên ngọc xanh" giữa lòng Hà Nội

Nằm giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một bức tranh tuyệt tác. Cùng với các kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn... Hồ Gươm không chỉ là điểm đến được yêu thích mà còn là nơi gắn bó, tình yêu và niềm tự hào của người Hà Nội.

Từ ngõ phía Nam, chạy theo Phố Huế, đi thẳng Hàng Bài là gặp Hồ Gươm. Hai con đường hình cánh cung Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ bao bọc, làm cho Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội. 

Hồ Gươm như viên ngọc xanh trong veo giữa lòng Hà Nội 

Hoa Mai Anh Đào nở hồng đất trời Lạc Dương

Cách Đà Lạt khoảng 50km, tại hai xã Đa Nhim và Long Lanh (Lạc Dương - Lâm Đồng) du khách mê mẩn với không gian hoa Mai Anh Đào rực nở hai bên đường.

Nét đẹp hoa Mai Anh Đào

Hoa Mai Anh Đào được người dân ở Lạc Dương trồng rất nhiều, và thường xuyên chăm sóc, có nhiều gốc hoa lớn, dễ chừng đã có trên hai mươi năm tuổi. Việc Mai Anh Đào nở rực khắp mọi nơi tại đây được người dân giải thích tại khí hậu ở đây ảnh hưởng rừng nguyên sinh, lạnh hơn Đà Lạt nên kích thích hoa Mai Anh Đào ra hoa đúng hẹn.

Gói bánh tét, một góc hồn quê Nam bộ

Chỉ riêng món bánh tét, tới chiều cuối năm bà con mới bắt đầu gói và nấu để kịp cúng giao thừa khiến cho không khí tết trở nên ấm cúng diệu kỳ.

Mỗi lần nghe gió bấc về xôn xao, ngoài đường mai vàng chớm nụ là tôi lại nhớ đến tết quê. Chính nơi đây, vào những ngày giáp tết, nhà nhà đều chuẩn bị làm bánh, nơi này quết bánh phồng, chỗ kia tráng bánh thật vui vẻ sum vầy. 

Gói bánh tét nếp cẩm nhân đậu xanh

Bánh tét cốm dẹp

Ăn hoài mà không biết ngán, đối với bà con người Khmer ở Cầu Kè (Trà Vinh), ngoài việc lễ cúng, đãi khách bánh tét cốm dẹp còn là thức ăn trang trí để tăng thêm phần long trọng ngày tết.

Ngon lành bánh tét cốm dẹp - Ảnh: Hưng Phú

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có nhiều đặc sản hấp dẫn đã quyến rũ du khách các nơi như dừa sáp, chuối quá tạ, trái quách… Riêng về ẩm thực thì món bún nước lèo, xá pấu vốn làm nên danh phận xứ Cầu kè. Nhưng có một món ăn dân dã mà ngon ít người biết đến là bánh tét cốm dẹp đặc biệt của người Khmer làm trong những ngày lễ, tết.

Cá bông lau nấu lá giấm

Trong kho tàng ẩm thực dân gian vô cùng quý báu mà ông cha ta đã dày công trải nghiệm có rất nhiều “món ăn vị thuốc”, vừa ngon vừa bổ dưỡng, chẳng hạn như món canh chua cá bông lau nấu với lá, trái giấm.

Cá bông lau trên dòng sông Hậu - Ảnh: Hoài Vũ

Bông lau là loại cá sinh sống nhiều ở lưu vực sông Cửu Long, bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt vào thời điểm trước tết cho đến tháng 2 âm lịch.

Được ca ngợi là loại cá ngon nhất trong họ cá tra (Pangasiidae), thịt cá bông lau màu trắng, khi nấu chín mùi vị thơm ngon, ngọt nước và hiền nên nhiều người đã ban tặng cho loài cá này là “đặc sản đệ nhất miền Tây”. Thuôc loại cá béo, chắc thịt nên các bà nội trợ thường dùng cá bông lau nấu canh chua, nếu không thì kho mẳn hoặc chiên phi-lê, thứ nào cũng ngon nhất xứ.

Cá bông lau - “nhân sâm nước”

Ở đồng bằng sông Cửu Long, muốn có những con “đại ngư” bông lau từ 4 ký trở lên phải đợi mùa. Khi những cơn gió từ biển lao xao thổi vào đất liền, tháng 11 âm lịch, là bắt đầu vào mùa cá bông lau.

Cá bông lau dính lưới vừa kéo lên - Ảnh: C. Tần 

Từng bầy cá bông lau từ cửa biển vào lượn lờ miệt nước lợ Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh), Thốt Nốt (Cần Thơ) trên sông Hậu tìm nơi đẻ trứng. Nhà nào cũng o bế ghe xuồng, sẵn sàng cho những chuyến đánh bắt có thể đem về bạc triệu trong một đêm. Nhưng cảnh đánh bắt cá bông lau hoành tráng nhất vẫn là ở Vàm Nao (Phú Tân, An Giang). Đến đây, theo ghe đánh cá bạn sẽ chìm trong ánh sao sa của hàng ngàn chiếc đèn ghe, một đêm hội hoa đăng, trên khúc sông chừng ba bốn cây số.

20 thg 1, 2014

Khám phá "vương quốc quýt hồng" Lai Vung

Những ngày tháng Chạp này, đến các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành (Lai Vung, Đồng Tháp)… nơi nào cũng thấy quít đỏ rợp vườn, cây nào cũng trĩu quả, no tròn và mọng nước. Đặt chân vào vườn, du khách cảm thấy như mùa xuân đã về... 

Phấn khởi trước mùa thu hoạch quít tết - Ảnh: Hoài Vũ

Lai Vung từ lâu đã được người miền Tây phong tặng cho danh hiệu “vương quốc quít hồng". Điều đó thật không ngoa chút nào vì tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện chưa có nơi nào diện tích trồng quít hồng lên tới gần 2.000 ha và hàng năm tung ra thị trường trên 40.000 tấn trái để phục vụ cho mùa tết.

Lên non tìm động hoa vàng

Khi những cơn mưa dầm dề, rả rích suốt ngày đêm của tháng 10 thôi không ghé qua nữa, cũng là lúc dã quỳ ửng vàng trên các thảm xanh cao nguyên, chào đón một mùa hanh hao mới lại về. Đó là lúc những người trẻ khoác lên vai một chiếc balô giản đơn, gói trọn niềm háo hức được trở về với khoảng mênh mông bình yên đất trời... 


Khác những lần trước chỉ rong ruổi một mình, chuyến đi này, đồng hành với tôi là 30 người bạn và điều thú vị là tất cả đều "bốn phương trời chẳng hẹn quen nhau". Chuyến xe đêm đưa chúng tôi rời TP.HCM lên cao nguyên chỉ để tận hưởng trọn vẹn một chút cảm giác đi "bên lề cuộc sống" như thế.

Du ngoạn Tràng An

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An có sông, hang động, rừng ngập nước, rừng trên hệ thống dãy núi đá vôi tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm và các di tích lịch sử của thành Nam cố đô Hoa Lư. Tương truyền rằng nơi đây là hậu cứ của triều vua Ðinh Tiên Hoàng từ hơn một nghìn năm trước.

Bến thuyền vào Tràng An cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 7km về phía tây theo đại lộ Tràng An. Giá vé tham quan là 100 ngàn đồng/người.

Có khoảng 1.500 chiếc thuyền neo đậu san sát vòng quanh bến. Vào mùa đông khách, thường là sau Tết Âm lịch hay mùa hè, các thuyền hoạt động hết công suất, còn mùa vắng khách có khi mỗi thuyền một tháng mới đến lượt.

Đền Trình