7 thg 11, 2013

Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.

Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.


Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai 2013

Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai 2013 diễn ra tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là dịp để tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Raglai tới bạn bè trong nước và quốc tế. Ngày hội đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tới tham dự.

Đã rất lâu rồi, huyện Bác Ái ở vùng cao xa xôi này mới có những ngày rộn ràng và náo nhiệt. Mọi công việc như lên rẫy, lên rừng … đều được mọi người gác lại. Bà con gặp nhau đều nói về ngày hội, các con đường ở trong thôn được treo cờ Tổ Quốc đỏ rực và dòng người đổ về chật kín khu vực sân khấu trung tâm để khai hội.

Màn khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” thực sự khiến người xem hài lòng. Đó là một chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của các đoàn nghệ thuật đến từ 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Đêm hội Raglai là đêm hội tụ những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai với 3 phần chính là: tìm về cội nguồn, tình yêu làng Raglai và bình minh ở làng Raglai.

Khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” là đêm hội những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai.

6 thg 11, 2013

Truyền kỳ những pho tượng Phật lồi

Trên bán đảo Phương Mai (TP. Quy Nhơn, Bình Định), có nhiều pho tượng được người dân địa phương gọi là Phật lồi và lưu truyền nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.

Chùa Phước Sa - Ảnh: Hoàng Trọng 

Vị Bồ tát bảo hộ làng chài

Ngoài tượng Phật lồi ở thôn Hải Giang (đã đề cập ở bài 1), xã Nhơn Hải còn có pho tượng khác được gọi là tượng Phật Bà lồi ở chùa Hương Mai (thôn Hải Nam). Dân chài xã Nhơn Hải xem đây là vị Bồ tát phù hộ cho nghề nghiệp của mình.

Dòng sông chảy ngược và cổ tích cây đôi

Trong 5 tỉnh Tây nguyên, duy nhất Kon Tum có dòng sông chảy qua phố thị. Nhưng dòng sông này không trong xanh như bao dòng sông khác, mà đỏ quạch và chảy ngược dòng theo hướng đông - tây. 

Chuyện tình của dòng sông chảy ngược

Dòng sông chảy ngược Đăk Bla - Ảnh: Phạm Anh 

Theo truyền thuyết người Kon Tum kể lại, thuở xưa dòng sông Đăk Bla còn chảy xuôi hướng tây - đông chứ không chảy nghịch dòng đông - tây như bây giờ. Thế nhưng có một tình yêu thủy chung nhưng đầy nước mắt đã làm cho dòng sông này biến đổi dòng chảy.


Bãi đá Rơ wang và dòng sông ăn thịt người

Khúc sông qua làng Rơ wang, cách trung tâm TP.Kon Tum 2 km, có một bãi đá lộ thiên nằm giữa dòng sông Đăk Bla cuồn cuộn chảy. Người Kon Tum gọi đó là bãi đá Rơ wang gắn liền với lời nguyền của một chuyện tình hận trên sông này.

Bãi đá Rơ wang ngày nay - Ảnh: Phạm Anh 

Chuyện tình buồn

Tên làng Rơ wang (P.Trường Chinh, TP.Kon Tum) bắt đầu từ truyền thuyết dòng sông ăn thịt người, gắn liền với một chuyện tình đau thắt ruột. Người Tây nguyên là thế, mỗi tên đất, tên làng đều gắn với một huyền thoại nào đấy mà người xưa không giải thích được. Chẳng hạn như dòng Đăk Bla, mà theo nhà văn Tạ Văn Sỹ (được mệnh danh là “nhà Kon Tum học”), thì truyền thuyết về dòng sông ăn thịt người này được người Pháp ghi chép mà ông may mắn được tiếp cận và sưu tầm lại.

5 thg 11, 2013

Về Tây Đô thăm vùng đất Long Tuyền

Long Tuyền là địa danh mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn. Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ.

Sân trước khu di tích Bùi Hữu Nghĩa với nhà bia và đền thờ. 

Khi xưa, địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng nầy còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với ngôi đình Bình Thuỷ - vốn xưa gọi là Long Tuyền cổ miếu - là đầu mối.