5 thg 11, 2013

Chùa Khải Minh nơi cửa biển Sầm Sơn

Nếu theo các cụ trong làng kể lại, trên nền cũ thì chùa cũng có niên đại tới 1.000 năm, còn giữ lại được một chiếc Khánh cổ từ đời vua Tự Đức, nay cũng hơn 500 tuổi 

Ngôi chùa làng nơi cửa biển, thuộc làng nghề truyền thống, với nghề xẻ gỗ lâu đời, mới thực sự bình yên đúng nghĩa hơn 20 năm nay, kể từ khi Thầy trụ trì Thích Tâm Định về với nhà chùa… 

Cây Bồ đề tán rộng phủ dầy bóng mát trước lối vào cổng chính chùa Khải Minh

Đó là chùa Khải Minh, ở phố Bình Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa. Ghé thăm nhà chùa một buổi sáng cuối tuần yên tĩnh, có sư chú ở nhà, khi trò chuyện, tôi được sư chú cho biết: Nếu theo các cụ trong làng kể lại, trên nền cũ thì chùa cũng có niên đại tới 1.000 năm, còn giữ lại được một chiếc Khánh cổ từ đời vua Tự Đức, nay cũng hơn 500 tuổi rồi. Có hai chiếc khánh cổ bằng đá nhưng một chiếc đã bị vỡ. Nhà chùa cũng còn giữ được 3 pho tượng cổ nữa, trong đó có tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tôi không nắm rõ niên đại chú ạ.

Chùa Hương Nghiêm - Ngôi chùa Hang của Tuyên Quang

Chùa Hương Nghiêm hay còn gọi là chùa Hang (ngôi chùa nằm trong lòng hang động – PV) ở dưới chân núi Hương Nghiêm thuộc xóm Phúc Thọ, xã An Khang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Chùa Hương Nghiêm được xây dựng vào thời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), niên hiệu Đại Chính thứ 8 (năm 1537) tại thôn Thúc Thủy, xã Thúc Thủy, tổng Thường Túc. Nay là thôn Phúc Thọ, xã An Khang. Ngôi chùa được xây dựng từ sáng kiến của hai vị quan hiến sát là Ngô Thọ Khê và Vũ Trạch Xuyên.

Chùa Hương Nghiêm nằm trong hang đá tự nhiên với 2 mái vòm đá và nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt có nhũ đá hình cổ thụ, tạo cho hang đá một vẻ đẹp kỳ thú, bí ẩn.

Chùa Sùng Hưng - Ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Phú Quốc

Sùng Hưng cổ tự - ngôi chùa lâu đời nhất ở H.Phú Quốc (Kiên Giang) - hiện là một điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch lữ hành trên đảo. 

Sùng Hưng cổ tự tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (đối diện với trung tâm Viễn Thông, gần chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc). Khuôn viên chùa khá rộng, gồm các công trình kiến trúc, nhà thờ tổ, tòa chính điện… Các công trình Phật sự trong chùa được làm với mái lợp ngói âm dương và tường gạch từ năm 1924. Sùng Hưng cổ tự được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”. Ngay chính diện là khoảng sân rộng và vườn tỳ ni với sự góp mặt của nhiều loại cây cảnh cùng những pho tượng đắp nổi theo phong cách kiến trúc quen thuộc của Phật giáo. Trong sân chùa có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái nền và miếu cũ có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương, bên phải thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hai bên chánh điện có thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương, còn các tượng khác trên bàn thờ chính. Sau chánh điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu. Bên hông chùa có đường lên viếng đài Phật tổ A Di Đà. Phía sau là đài Thích Ca Niết Bàn được xây dựng vào năm 1960 cùng các ngôi miếu và những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát sum suê…Với quy mô và kiến trúc độc đáo, từ lâu chùa Sùng Hưng cùng với đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh liên hoàn nơi đảo ngọc. 


Người dân đến dự lễ Vu lan tại chùa Sùng Hưng - Ảnh: Giang Sơn 

3 thg 11, 2013

Mì ngon đất Quảng

Người Quảng Nam thường mời bạn phương xa một bát mì lớn để bày tỏ tấm lòng hiếu khách và để giới thiệu về món ăn đặc sản quê hương mình.
'Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mỳ Quảng cho anh vui lòng' 

Mì Quảng cũng giống biết bao món mì khác, được làm từ gạo và nguyên liệu dân gian dễ kiếm. Nhưng người thưởng thức dễ dàng nhận ra sự khác biệt của nó bởi mùi thơm của rau, mùi béo của thịt, của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng, vị cay của ớt. Trong bát mì chứa đựng cả vị nồng nàn của nắng, của gió và của những tấm lòng người dân đất Quảng. 


Tô mì Quảng đặc biệt chỉ có trên mảnh đất Quảng Nam. Ảnh: quangnammonngon. 


Nhan sắc Hà Giang

Tháng 10 là mùa đẹp nhất của nhan sắc Hà Giang. Vẻ đẹp của một người phụ nữ đỏng đảnh, vui buồn, giận hờn đều đẹp. Vẻ đẹp sương khói, rực nắng, mù mây, mưa phùn ảm đạm. Có lẽ vì vậy mà lôi cuốn, hấp dẫn sự khám phá, kiếm tìm của bao tay máy và khách du lịch trong và ngoài nước.

Mùa của hoa nở bên đường, trên những triền đồi dốc thoải. Mùa lúa chín nhuộm vàng ruộng bậc thang, khói đốt đồng thơm mùi rạ sau vụ gặt, váy áo rộn ràng về chợ. Mùa hoa xuyến chi, tam giác mạch khoe sắc, mùa em thơm lúa nương...

Tháng 10 này, tôi trở lại Đồng Văn lần thứ 5. Cuộc sống đổi thay, phát triển hơn, "hương đồng cỏ nội" ít nhiều nhạt phai nhưng với tôi, phong vị và màu sắc của núi rừng Tây Bắc vẫn luôn rất hấp dẫn. Hãy lên Đồng Văn vào tháng 10 bạn nhé! 

Mùa gặt đã gần xong, đường đến TP Hà Giang hai bên là những ruộng lúa trơ gốc rạ, khói đốt đồng bay lãng đãng, cho đất được bồi bổ, hồi phục sinh lực chờ mùa vụ mới 

Bánh tráng Trảng Bàng

Những chiếc bánh tráng mỏng làm từ bột gạo của người dân Trảng Bàng (Tây Ninh) từ lâu nổi tiếng khắp nơi, được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, nếu có dịp tận mắt nhìn thấy những người nông dân ở phía bắc của dòng Vàm Cỏ Đông đã phải vất vả, tỉ mỉ trong từng công đoạn làm ra những chiếc bánh mới hiểu vì sao bánh tráng nơi này lại trở thành đặc sản lừng danh.

Bánh phơi sương rồi phơi nắng

Tôi đã có dịp tận mắt quan sát người dân Trảng Bàng làm bánh tráng với những công đoạn tỉ mỉ và vất vả vô cùng. Đầu tiên là việc chọn gạo. Chắc chắn, chỉ có thứ gạo được trồng ở những cánh đồng ven dòng sông Vàm Cỏ Đông, con sông chảy ngang qua đất Trảng Bàng này thì bánh tráng làm ra mới ngon, mới đậm đà.