30 thg 9, 2013

Về thăm chợ cổ Cần Thơ

Du khách đến đất Tây Đô rất khó quên với ấn tượng chợ cổ Cần Thơ bất kể ngày hay đêm do sự thanh tịnh, nho nhã, uy nghi, trầm mặc, hoài cổ rất lạ thường.

Chợ cổ Cần Thơ 

Cư dân hàng trăm năm sinh sống tại đây quen gọi là chợ Hàng Dương hay "chợ lục tỉnh", nằm trên đường Hai Bà Trưng, cạnh bến Ninh Kiều. Chợ cổ Cần Thơ được xây dựng khoảng năm 1915 cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây (TP Hồ Chí Minh). Đây được xem là ngôi chợ có kiến trúc đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tập kết, buôn bán hàng hoá của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân đồng bằng sông Cửu Long.


Tên gọi Ba Xuyên - Sóc Trăng

Sóc Trăng. Ảnh: Wikipedia

Ngoài tên gọi Ba Thắc và Sóc Trăng thì tên gọi Ba Xuyên cũng được sử dụng khá nhiều trong các văn bản ban hành thời kỳ Minh Mạng. Về nguồn gốc địa danh Ba Xuyên có hai cách lý giải:

Cách lý giải thứ nhất cho rằng: Trong thời kỳ Gia Long ngự trị, tại khu vực này thường xuyên xảy ra khá nhiều lọan lạc do người dân bản địa nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn (?), lại thêm bọn cướp biển thường xuyên xâm nhập cướp phá. Đường bộ lúc này chưa thuận tiện trong việc đi lại, cho nên hầu hết các cuộc chuyển quân đến tảo thanh phiến loại đều phải di chuyển bằng đường thuỷ. Từ sông Bassac (sông Hậu ngày nay) muốn đi vào nội địa Sóc Trăng đều phải đi vào cửa nhánh của sông Vàm Tấn (cửa sông này còn gọi là Vàm Ba và con sông này có lúc còn gọi là sông Ba Xuyên hoặc sau này còn gọi là sông Saintard) nối liền với Bãi Xàu. Tuy chiều dài chỉ hơn 5km nhưng lại có nhiều khúc quanh rất hiểm trở. Những khúc quanh này thường thường là nơi hiểm địa, là những cứ điểm phòng ngự quan trọng của những cánh quân nỗi loạn. Thế nhưng, do tài điều động di quân thần tốc, nên các cuộc tảo thanh hầu như không bị "phục kích" nào đáng kể, chính vì thế các võ tướng và quân binh đã đặc tên cho con sông này là Ba Xuyên, với ý nghĩa là "lướt sóng đi vào". Đây là cách đặt tên theo lối chiết tự Hán-Vịêt: Ba là sóng, là nước; Xuyên là đi qua (với 3 nét xuôi).

Tên gọi Kontum

Thành phố Kontum ngày nay

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...). 

Trở lại Chư Tan Kra - di tích lịch sử trên vùng đất Sa Thầy

Chư Tan Kra, cái tên nhẹ như một điệu hát của núi rừng, nhưng đã từng là chiến trường ác liệt bậc nhất trong mùa xuân năm 1968. Là nơi chứng kiến sự quả cảm của hàng trăm chiến sỹ cũng là nơi các anh đã ngã xuống vì độc lập nước nhà. Qua gần 40 năm, Chư Tan Kra đã thay đổi nhiều, từ vùng núi hoang sơ, bốn mùa mây mờ che phủ, nay đã trở thành ngôi làng đầy sức sống, hàng năm đón cả ngàn lượt người đến thăm, tưởng niệm những chiến sĩ đã hi sinh.

Đường lên Chư Tan Kra

Từ thị trấn Sa Thầy, đi theo hướng tới xã Ya Xier, con đường nhỏ nhưng sạch đẹp, uốn vòng qua những cánh rừng trùng điệp, qua những rẫy cà phê xanh ngút ngàn và bao cánh rừng cao su mênh mông. Thi thoảng, chúng tôi bắt gặp một ngôi làng nhỏ với những mái nhà sàn xinh xắn giữa bạt ngàn màu xanh. Chư Tan Kra cao vời vợi hiện lên trước mắt, nhưng phải đi đường lượn vòng khá là xa mới tới được. 

Thuyền độc mộc trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên

Giữa dòng sông Đăk Bla mênh mông nước dâng tràn, hai bên bờ cỏ cây xanh ngắt, chiếc thuyền độc mộc lặng lẽ trôi, duyên dáng, êm xuôi như một chiếc lá mùa thu. Thuyền độc mộc có từ bao giờ và ai là người sáng tạo ra loại phương tiên độc đáo này? Chẳng ai nhớ được, chỉ biết rằng thuyền độc mộc hiện hữu trong đời sống người dân tộc thiểu số Kon Tum như một nét chấm phá đáng yêu, vừa mang ý nghĩa thực tiễn như một phương tiện giao thông, vừa là công trình nghệ thuật của những nghệ nhân từ bản làng.

Bến thuyền độc mộc làng Kon Ktu 

Do cấu tạo địa hình cao nguyên nên hệ thống sông ngòi ở Kon Tum rất chằng chịt, về mùa mưa, nước sông dâng lên ồ ạt, dốc đột ngột, nhiều xoáy mạnh, còn mùa khô nước rút mạnh, khiến cho lòng sông hẹp, đáy nhiều đá nhọn lởm chởm. Điều này khiến cho việc sử dụng các phương tiện giao thông như tàu, thuyền lớn, ghe gặp nhiều khó khăn, chỉ có thuyền độc mộc với đặc điểm nhỏ gọn, cơ động mới thích hợp với cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây. Với cấu tạo đơn giản nhưng thuyền độc mộc lại có sức nâng cao, đồng thời lại bớt lực cản của nước nên việc vận chuyển những loại hoa màu trồng được trên nương rẫy xuôi về nhà được thuận lợi. Bên cạnh đó, để phù hợp với địa hình đồi núi nhiều sông suối thì thuyền độc mộc cũng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đi lại giữa làng này qua làng khác. Có lẽ, không có hình ảnh nào đẹp hơn khi giữa một vùng sông nước Đăk Bla bao la rộng lớn, hai bên bờ cỏ cây xanh ngắt, không khí mát lạnh, có chiếc thuyền độc mộc lững lờ trôi trong nắng sớm cao nguyên. Tại thành phố Kon Tum, những ngôi làng ven sông như làng Kon Klor, Kon Ktu, Plei Tơ Nghĩa,…vẫn còn hình ảnh thuyền độc mộc neo đậu dưới bến sông êm đềm. Mỗi khi vụ mùa vừa xong, thuyền lại đầy ắp những khoai, lúa, ngô,…được bà con vận chuyển từ trên nương rẫy trở về nhà.

Chiều qua cầu treo Kon Klor - Một vùng quê nhỏ ngút ngàn xanh

Bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, có ngôi làng Kon Klor xinh xắn, tràn ngập màu xanh, thấp thoáng những ngôi nhà sàn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc Ba Na độc đáo với màu gỗ nâu trầm, những chi tiết trang trí ấn tượng. Kon Klor không chỉ có khung cảnh thanh bình mà còn có tiếng với tài năng dệt thổ cẩm và rượu ghè thơm ngon.

Màu xanh của ruộng nương làng Kon Klor 

Bước đến làng Kon Klor điều du khách ấn tượng đầu tiên là ngôi làng được bao phủ bởi một màu xanh ngút ngàn, xanh bắt đầu từ những cây me dọc đường đi, đến bãi mía, vườn rau,…Đây là một trong những ngôi làng của người Ba Na vẫn còn lưu giữ kiến trúc độc đáo và nghề thủ công truyền thống, rất đáng để bạn bước đến thăm quan một lần. Theo tiếng Ba Na, Kon là “làng”, còn K’lor là “gòn rừng” - một loại cây thân cao to, da xanh láng, trái thuôn dài. Cứ vào khoảng tháng Ba, trái khô nở bung, bông bên trong ruột tách ra, bay tung khắp trời trắng xóa. Làng Kon Klor có nghĩa là “làng gòn rừng” vì trước đây quanh làng có rất nhiều cây gòn rừng mọc hoang, nay chỉ còn sót lại vài cây mọc rải rác quanh những ngôi nhà sàn. 

Kon Tum - Nơi hội tụ về văn hóa ẩm thực cả ba miền

Người ta biết đến phố núi Kon Tum như thành phố của những cơn gió hoang tàn, nơi có dòng sông Đăk Bla dữ dội, nơi có ngọn Ngọc Linh cao chót vót với Sâm Ngọc Linh nức tiếng về độ quý hiếm. Thiên nhiên đã phú cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên đầy đủ cả sản vật của núi rừng và sông suối, tạo nên những đặc sản thơm ngon lạ lùng. Nơi đây, là giao hòa của 3 miền Bắc, Trung, Nam và hiển nhiên ẩm thực Kon Tum cũng được thừa hưởng tinh túy của cả ba miền tổ quốc.

Gỏi lá Kon Tum 

Người Kon Tum hiền hòa và bình dị, với phong cách sống mộc mạc, chân thành, cho nên những món ăn Kon Tum đều thể hiện tính cách ấy, không quá cầu kì, không trọng hình thức mà thường chú ý cho hương vị hài hòa. Phố núi Kon Tum nhỏ bé vừa là nơi gặp gỡ của ẩm thực ba miền, vừa tạo thành nét đặc trưng, nhẹ nhàng mà riêng biệt, không lẫn vào đâu được. Những du khách một lần đến Kon Tum, đã thăm thú cảnh đẹp thiên nhiên thì ắt hẳn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ẩm thực Bắc Tây Nguyên với cả sự tò mò và thích thú. Để rồi người nào cũng phải công nhận đó là sự hòa quyện tuyệt vời và khéo léo giữa dân dã và cầu kì, giữa đơn giản và phức tạp, ẩn chứa trong từng món ăn riêng biệt. 

29 thg 9, 2013

Các món ngon đừng bỏ lỡ khi về thăm Sóc Trăng

Đến với Sóc Trăng du khách gần xa không chỉ chiêm ngưỡng nét văn hóa, lễ hội của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa tại Sóc Trăng, mà còn có thể thưởng thức được các món ăn mang hương vị khác nhau của ba dân tộc sinh sống nơi đây.


Dọc theo Quốc lộ I, thuộc huyện Châu Thành và huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng, du khách sẽ tìm thấy 02 món đặc sản Sóc Trăng được chọn vào top 10 quà bánh nổi tiếng của Việt Nam năm 2012. Đó là bánh Pía và bánh Cóng, Bánh Pía Sóc Trăng những thương hiệu nổi tiếng như: Tân Huê Viên, Công Lập Thành, Tân Hưng, Quảng Trân... Bánh Pía được làm từ đậu xanh, sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ heo, bột mì... Bánh được chế biến qua bộ máy dây chuyền sản xuất và đôi tay khéo léo của người thợ làm bánh mới có chiếc bánh ngon và đẹp. Với một miếng bánh pía thơm ngon mùi sầu riêng kết hợp cùng ly trà nóng thì thật là tuyệt vời. 

Bánh khọt – món bánh dân gian Nam bộ

Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người ưa dùng. Mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc 01 miếng lớn.


Loại bánh dân gian này, không quá khó để thực hiện và nguyên liệu cũng dễ tìm. Các nguyên liệu dùng làm bánh gồm: bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, hột gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép lọt vỏ cắt hạt lựu hoặc bầm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. Trước tiên cần chuẩn bị trước cho phần nhân bánh, gồm đậu đã hấp chính và tép xào chung nêm ít gia vị; kế tiếp thắng nước cốt dừa và làm nước mắm chua ngọt, chuẩn bị thêm rau sống chủ yếu là cải sà lách, dưa leo, giá đổ và rau thơm…


Một ngôi chùa Đá giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Sóc Trăng nổi tiếng với các ngôi chùa mang sắc thái độc đáo riêng biệt như Bửu Sơn tự (Chùa Đất Sét) được công nhận là di tích nghệ thuật cấp tỉnh nổi tiếng với các pho tượng Phật làm bằng đất sét; Chùa Sro Luon (Chùa Chén Kiểu) những vách tường được ốp bằng những mảnh ghép chén kiểu, dĩa......Đặc biệt, trong nội ô thành phố lại có ngôi chùa làm từ nguyên liệu đá nguyên khối với tên gọi là Chùa Vĩnh Hưng hay Tổ đình Vĩnh Hưng tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, Khóm 2, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Mỗi khối đá có kích thước là dài 0,3m, 0,2m rộng, cao 0,2m.