25 thg 1, 2013

Ngon lạ, cháo đậu đen Phú Quốc

Cháo đậu thì không lạ, nhưng ai đã một lần thưởng thức món cháo đậu đen ở Phú Quốc thì mới hiểu món cháo này ngon lạ lùng thế nào. 

Vị béo của đậu đen, thơm ngậy của nước cốt dừa, ngòn ngọt sực sực của khô cá, dòn dòn dai dai của củ cải muối sẽ khiến thực khách một lần thưởng thức chẳng thể nào quên. Ảnh: Bình An 

Phú Quốc những ngày vào đông tuy không lạnh như những tỉnh thành khác ở miền Trung, miền Bắc; nhưng mỗi buổi sáng sớm, hay lúc chiều tối, cái lạnh của vùng đảo như ngấm vào da thịt, khiến người ta co ro và chỉ muốn tìm cái gì âm ấm, nong nóng để thưởng thức. Món cháo đậu đen nước cốt dừa ăn kèm với khô cá và củ cải trắng muối là một thứ như thế. 


Đồn Rạch Cát

Ít ai ngờ giữa rừng ngập mặn hoang vu sát biển của huyện Cần Đước (Long An) lại có một trận địa pháo lớn tầm cỡ nhất nhì Đông Dương đã tồn tại hơn một trăm năm qua…

Giữa tháng 8.2012, tôi được tháp tùng đoàn nhạc sĩ của Hội Âm nhạc TP.HCM đi thực tế sáng tác ở Long An. Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến là đồn Rạch Cát (thuộc ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước). Đoàn được hướng dẫn bởi chị Lê Thị Hồng Hạnh (Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Long An) và anh Nguyễn Công Toại (Chánh văn phòng sở), nên được tham quan thoải mái dù đây là nơi đồn trú của một đơn vị quân đội. Tôi khá ngạc nhiên khi trung úy Nguyễn Hữu Nam (trưởng đồn) mời đoàn… lên nóc nhà. Nhưng khi lên đây rồi mới thấy “choáng” bởi quy mô của đồn, nhất là sừng sững trước mắt chúng tôi một ụ trọng pháo bằng thép như chiếc mu rùa khổng lồ, còn ở hai đầu hồi là hai khẩu pháo 138 mm đang “trơ gan cùng tuế nguyệt”. 



Đường lên ụ pháo - ẢNH: H.Đ.N 


Từ ngọn bút đến cây đàn

Thời Cần vương chống Pháp, xứ Nam kỳ - mà tiêu biểu là vùng đất Cần Giuộc - Cần Đước (của tỉnh Long An bây giờ) không chỉ dụng võ mà còn dụng văn.

Chúng tôi đã có dịp “theo dấu” cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu và nhạc quan Nguyễn Quang Đại từ các mái đình, cảnh chùa mang đậm dấu ấn lịch sử…

Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh...

Một ngày giữa tháng 8, đoàn nhạc sĩ thuộc Hội Âm nhạc TP.HCM được anh Nguyễn Công Toại - Chánh văn phòng Sở VH-TT-DL Long An hướng dẫn đến thăm chùa Tôn Thạnh (xã Mỹ Lộc, H.Cần Giuộc) - nơi cách đây 150 năm, cụ Đồ Chiểu viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Thực ra, người viết đã từng đến chùa Tôn Thạnh trong dịp lễ hội tưng bừng nhân đón Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia nhân dịp 176 ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (1.7.1998). Nhưng 14 năm trước chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, còn bây giờ thì cảm xúc trào dâng... Tôi lặng im trước bia kỷ niệm được dựng năm 1973 khắc dòng chữ “Dưới mái chùa Tôn Thạnh này. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đến năm Nhâm Tuất (1862), đại chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) bề ngoài mở lớp dạy học, bên trong lãnh đạo nghĩa binh chống Pháp. Và cũng nơi đây, cụ đã sáng tác thơ Lục Vân Tiên”. Bao thế hệ học sinh, trong những tiết văn đã từng đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với những câu: “Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm/Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ…”, hỏi ai mà chẳng bồi hồi xúc động khi đứng trước “tấc đất” lịch sử này!


Vết đạn thành Cửa Bắc

Cuối tháng 10, con phố Phan Đình Phùng càng trở nên tĩnh lặng. Những hàng cây sấu già lặng lẽ đổ bóng chiều xuống đường. Nơi cổng thành Cửa Bắc, một nhân chứng “sống” của buổi đầu lịch sử chống thực dân Pháp xâm lăng vẫn đứng sừng sững và uy nghiêm. 

Mặc kệ thời gian, hằn in trên bức tường thành cổ là những vết thương sâu hoắm, màu vàng trám. Người Hà Nội bảo, đấy là dấu tích của súng thần công mà thực dân Pháp bắn vào thành trong những năm đầu đánh chiếm Hà Nội (1882). 


Mặt trước cổng thành Cửa Bắc ngày nay


Thăm tháp Hòa Phong

Nằm trên vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng phía mép hồ Hoàn Kiếm, tháp Hòa Phong thường bị lầm tưởng là một công trình trong quần thể tháp Rùa, Hồ Gươm. Thật ra, đây là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân - ngôi chùa bề thế nhất Hà thành thế kỷ 19. 


Tháp Hòa Phong hiện nay ở vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, bờ phía đông hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: Trần Vũ

Chùa Vua - “cờ miếu” đất Thăng Long

Nằm bên chợ Trời ồn ào náo nhiệt, chùa Vua là một di tích trong Thăng Long tứ quán. Đặc biệt, còn có thể coi nó là một “cờ miếu” của Thăng Long bởi đây là nơi diễn ra các cuộc đấu cờ tướng đỉnh cao suốt mấy trăm năm nay. 


Chùa Vua nhìn từ trên gác chuông

Chùa Vua hiện nằm ở số 17 Thịnh Yên, Hà Nội. Lịch sử chùa Vua bắt đầu từ cách đây gần ngàn năm, dưới triều đại nhà Lý. Sang thời Lê sơ (1428-1527), hằng năm trước khi vua quan đến đàn Nam Giao tế cáo trời đất thường đến chùa để lễ cầu quốc thái dân an. Bởi thế dân gian quen gọi là chùa Vua. Sau đó một vị hoàng tử dựng điện thờ tiên Đế Thích cạnh chùa và dùng chùa làm trung tâm đấu cờ tướng của Thăng Long.

Độc đáo kem Tràng Tiền

Ra đời từ những năm 1950. 52 năm tồn tại và phát triển đủ để khẳng định sức hấp dẫn của kem Tràng Tiền đối với bao đời thực khách. Kem Tràng Tiền - thương hiệu kem chỉ có riêng trên đất Hà thành.



Xếp hàng mua kem và đứng để thưởng thức là đặc trưng riêng chỉ có ở kem Tràng Tiền - Ảnh: Quỳnh Trang

Anh bạn tôi từ Đà Nẵng ra Hà Nội chơi cứ khoái mãi cái kiểu xếp hàng mua kem và đứng cả dọc dài để thưởng thức: “Người Tràng An có phong thái riêng. Đến thứ kem “made in Hà thành” cũng đặc trưng và được ăn một cách độc đáo. Lạ và thú vị thật!”.
Phải xếp hàng chờ đợi là thế mà lúc nào quán kem Tràng Tiền cũng đông nghẹt người ăn, cả người lớn lẫn trẻ em, bất kể mùa đông hay mùa hạ. Hẳn phải là thứ kem ngon lắm, đặc trưng lắm của Hà thành mới khiến bao đời người yêu thích đến vậy. “Mỗi ngày quầy cô bán được vài triệu chiếc kem”, cô bán hàng ở quầy kem que, kem ốc quế cười rạng rỡ khoe với tôi như thế. Số lượng bán ra của món kem tươi ở quán cũng lên đến con số 3.000-4.000 chiếc. Quả là ấn tượng! 


Vịt cỏ nướng Vân Đình


Đôi khi việc ngồi nhẩm đếm những món ăn từ vịt cũng thú vị. Nào là vịt quay, cháo vịt, vịt xáo măng, vịt nấu chao, tiết canh vịt… thôi thì đủ loại, đủ món. Và ở Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến món vịt cỏ nướng, đặc sản thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.


Đĩa vịt cỏ nướng Vân Đình (nửa con) giá chỉ 50.000-60.000 đồng - Ảnh: Tiến Thành

Có dịp về thị trấn Vân Đình, chúng tôi mới biết các món ăn từ vịt “hoành tráng” đến cỡ nào. Vịt ở đây được quảng cáo là vịt cỏ, thịt chắc và thơm.


Phở Thăng Long: thăng trầm cùng lịch sử


Những ngày thu Hà Nội ngồi trong quán phở, thưởng thức và ngẫm lại hành trình của bát phở Thăng Long với bao thăng trầm lịch sử mới thấy thật kỳ thú. Phở, từ một thứ quà bình dân của người Việt nay đã thành một thương hiệu ẩm thực của quốc gia.

Phở Hà Nội - Ảnh: Internet (by Cuoi2005)

Không biết món phở có từ khi nào, nhưng cứ nói đến kho báu ẩm thực đất Thăng Long người ta lại nói đến phở. Chả thế, nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ từng làm thơ ca tụng về phở như này:



Ngũ vị trong bánh dày

"Cô nào chồng bỏ, chồng chê
Ăn bánh dày Quán Gánh quay về với nhau"...

Ai đã một lần thưởng thức món bánh dày Quán Gánh sẽ không thể quên những mùi vị đặc trưng, những nét tinh túy riêng mà chỉ bánh dày nơi đây mới có được.

Quán Gánh, cái tên gắn liền với sự ra đời và phát triển của món bánh dày nổi tiếng. Bánh dày Quán Gánh, không chỉ là nét ẩm thực riêng của người Thượng Đình mà đã trở thành món ăn phổ biến, thanh tao của người Hà Nội.



Bánh dày Quán Gánh bày bán trên phố. Người dân cũng thường gọi là "bánh dầy"