7 thg 3, 2025

Sắc màu phong tục tết của các dân tộc ở Đắk Nông

Người M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Hoa… trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều có những phong tục riêng đón Tết Nguyên đán để cầu bình an, hạnh phúc; ước vọng vào năm mới với những may mắn, mọi điều hanh thông, tốt đẹp.

Tục dựng cây nêu của người Tày, Nùng

Trong quan niệm của nhiều dân tộc thiểu số, cây nêu là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên nhằm xua đuổi ma quỷ, tiêu trừ những điều xui xẻo của năm cũ. Từ bao đời nay, người Tày, người Nùng đón tết không thể thiếu cây nêu dựng trước nhà vào chiều 30 tết. Họ cho rằng, cắm cây nêu để loại trừ ma quỷ, giữ đất, giữ nhà và mang lại may mắn, an lành cho năm mới.

Đồng bào Tày, Nùng đón tết vui xuân không thể thiếu những thanh âm của tiếng đàn tính, hát then

Nộm lá sắn - Món ăn đặc sắc của người Cống ở Lai Châu


Người Cống là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại các huyện miền núi của tỉnh Lai Châu như Phong Thổ, Sìn Hồ và Mường Tè. Với số lượng dân số khiêm tốn, đồng bào Cống đã và đang nỗ lực gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của mình, trong đó có ẩm thực - một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần.

6 thg 3, 2025

Dòng sông Kỳ Lộ: Vẻ đẹp trữ tình qua miền trai tài, gái sắc

Quê tôi thuộc huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên), nằm bên bờ sông Cái - tên gọi hạ lưu của sông Kỳ Lộ. Con sông chảy qua đây khá êm đềm, mộng mị. Thế nhưng càng ngược lên hướng Tây, sông càng quanh co, khúc khuỷu. Ở phía thượng nguồn, người dân địa phương gọi là sông La Hiên, bởi sông bắt nguồn từ đỉnh núi La Hiên cao hơn 1.000 m rồi dọc dài phần lớn dòng sông được gọi là Kỳ Lộ. Đến đoạn hạ lưu thì trở thành sông Cái.

Toàn cảnh thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) bên dòng sông Kỳ Lộ (Ảnh: Phương Vũ).

Bình yên giáo xứ Tà Hine

Trên Cao nguyên Lâm Viên có rất nhiều công trình có lối kiến trúc độc đáo, chuyển tải văn hóa và hơi thở cuộc sống của bà con thuộc các dân tộc DTTS ở địa phương. Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine là một trong số đó.

Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine

Để đến Tà Hine, xã miền núi của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi men theo quốc lộ 28B – tuyến đường Đại Ninh - Lương Sơn nối hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Đường núi quanh co khúc khuỷu ôm theo hồ thủy điện Đại Ninh mênh mang sóng nước. Con đường nhựa đã xuống cấp theo thời gian, một số đoạn đang sửa chữa. Hai bên đường vắng bóng nhà dân, chỉ có màu xanh của mây trời hòa cùng sắc xanh rẫy nương trải dài ven hồ.

Huyền bí “Mật ngữ” truyền đời trong lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt

Lễ cúng Giang Sơn là nghi lễ bắt buộc, diễn ra 3 lần trong 1 năm của đồng bào dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Đây là hoạt động tín ngưỡng văn hóa vẫn giữ nét nguyên sơ, huyền bí của đồng bào Chứt ở Quảng Bình.

Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt được tổ chức mỗi năm 3 lần

“Cáy man mọ” - món ăn đãi khách quý của đồng bào Thái Sơn La

Sơn La được du khách biết đến là vùng đất nhiều cảnh đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, có ẩm thực độc đáo của các dân tộc. Trong văn hóa ẩm thực, đồng bào Thái Sơn La có món “Cáy man mọ” (tức là gà mái non hấp) đòi hỏi sự cầu kỳ, khéo léo của người chế biến.

Nguyên liệu và gia vị chế biến món "Cáy man mọ”

Một trong những hình thức chế biến món ăn ngon của đồng bào Thái là món “mọ”, tức là sản phẩm tẩm ướp gia vị đem hấp cách thủy với bột gạo nếp. Với trí tưởng tượng, tính ước lượng và tính sáng tạo tuyệt vời, người Thái có thể chế biến “mọ” từ tất cả các sản phẩm rau, củ, quả, song hấp dẫn nhất vẫn là món “Cáy man mọ” (tức là gà mái non hấp) đòi hỏi sự cầu kỳ, khéo léo tài hoa từ người chế biến.

Màu đen chủ đạo trong trang phục của người Lô Lô Đen

Người Lô Lô đen cư trú chủ yếu ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng). Đồng bào có ý thức, tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết cao, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Người Lô Lô Đen ở Cao Bằng

Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Người Lô Lô có 2 nhóm địa phương gồm: Lô Lô Hoa cư trú ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai); Người Lô Lô Đen cư trú ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng).

5 thg 3, 2025

Mâm cỗ lá vả của người Lô Lô ở Cao Bằng

Trong khi các dân tộc khác chuẩn bị bữa cơm đãi khách trong những ngày đặc biệt sẽ có nhiều món ăn khác nhau được đặt trong bát, đĩa các loại, nhưng với người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc) thì món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và được đựng bằng lá cây vả.

Mâm cơm dành cho họ hàng bên nội và bên ngoại của người Lô Lô trong một đám hiếu

Những nét văn hóa độc đáo trong nữ phục của người Lô Lô đen

Người Lô Lô đen, một nhánh thuộc dân tộc Lô Lô - là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống chủ yếu tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa bản sắc dân tộc. Trong đó, trang phục truyền thống là điểm nhấn độc đáo.

Trang phục của người phụ nữ Lô Lô đen

Khác với nhiều dân tộc, trang phục của người phụ nữ Lô Lô đen không sặc sỡ, lộng lẫy mà chủ yếu được trang trí từ những mảnh khâu tay nhiều màu hình tam giác, hình vuông tượng trưng ghép lại ở dọc thân áo sau. Trên mảnh ghép là đường chỉ thêu mô phỏng thiên nhiên, con vật gần gũi trong đời sống hằng ngày.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là Bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Nhiều người rất tò mò về món bánh bạc đầu này bởi cái tên đặc biệt của nó. Bánh sau khi làm xong sẽ được phủ một lớp bột gạo nếp mịn trắng bên ngoài, cái tên bánh bạc đầu bắt nguồn từ đó. Ảnh: Hương Hiền.