23 thg 2, 2025

Đặc sản cháo "độc dược" bán xuyên đêm ở Hà Giang

Cháo ấu tẩu nấu từ một vị thuốc "độc" nhưng qua cách chế biến của đồng bào dân tộc H'Mông đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở Hà Giang.

Du lịch Hà Giang đầu năm, những đặc sản như bánh tam giác mạch, cháo ấu tẩu, thắng cố, phở tráng kìm, thắng dền... là các món ngon khó lòng bỏ qua với du khách. Trong đó, cháo ấu tẩu là món ăn đặc biệt bậc nhất.

Cháo nấu từ củ ấu tẩu thường được dùng trong Đông y làm thuốc xoa bóp các chứng đau tê, nhức, mỏi. Nhưng củ ấu tẩu còn chứa aconitin, một chất rất độc có thể nguy hiểm tính mạng nếu chế biến không đúng cách. Vì đặc điểm này mà cháo ấu tẩu còn được gọi là cháo "độc dược".

Ấu tẩu có nhiều ở các vùng cao Hà Giang, còn được gọi là ấu tàu, ô đầu, gấu tàu, thảo ô... Củ tươi chứa độc nguy hiểm nhưng qua bàn tay chế biến của người H'Mông đã trở thành nhiều món ngon cũng như bài thuốc quý trị nhiều bệnh như giải cảm, giãn gân cốt, giúp ngủ ngon.

Củ ấu tẩu vừa là một loại thuốc vừa là một loại độc dược. Ảnh: BVCC

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Lễ hội Khai hạ là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Hoàng Tâm

Trong những lễ hội cổ truyền tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Khai hạ có một vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới may mắn, thịnh vượng đồng thời thực hiện những nghi lễ cúng mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.

22 thg 2, 2025

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Lễ vật cúng trong lễ Kin Chiêng Boọc Mạy. Ảnh: Hoàng Tâm

Kin Chiêng Boọc Mạy là lễ tục tiêu biểu, đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017. Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy được diễn ra vào dịp đầu năm mới, nhằm mục đích tạ ơn thần linh, mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân làng bình an, mạnh khỏe, ngô lúa tốt tươi…

Làng nuôi rắn nghìn năm hấp dẫn du khách

Giữa thủ đô có làng nghề chỉ một không hai: nghề nuôi rắn. Làng Lệ Mật giờ thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Dân làng không còn bắt rắn sinh nhai mà nuôi rắn và làm cả sản phẩm thời trang từ rắn để hút du khách.

Du lịch thăm làng rắn Lệ Mật được xem là tour “vượt qua sợ hãi”

Tại một góc nhỏ ở làng rắn Lệ Mật, nhóm bạn người Czech thích thú ngắm những chú rắn sọc dưa cuộn tròn trong hốc gỗ lũa. Những chuồng rắn xếp gọn trong khoảnh vườn rợp bóng cây đang nuôi hơn trăm con rắn của ông Trương Quốc Lập, ở tổ 8, phường Việt Hưng.

Đi đến nơi có gió ở làng cổ Lô Lô Chải trên rẻo cao Hà Giang

Từng đến Hà Giang 5 lần nhưng đến tận lần thứ 6, Nguyễn Trang Nhung (24 tuổi, Hà Nội) mới quyết định khám phá làng cổ Lô Lô Chải nổi tiếng.

Vào đầu năm 2022, Lô Lô Chải đã được công nhận là Làng Văn hóa Du lịch. Ảnh: Nguyễn Thu Hương

Nằm tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách cột cờ Lũng Cú chỉ chừng 1 km, Lô Lô Chải được ví như vùng đất cổ tích bởi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ.

Từng đến Hà Giang 5 lần nhưng đến tận lần thứ 6, Nguyễn Trang Nhung (24 tuổi, Hà Nội) mới quyết định khám phá Lô Lô Chải vì lời giới thiệu của bạn bè cũng như xem review trên các trang mạng xã hội.

Chiêm bái chùa cổ được mệnh danh là đệ nhất vắng khách

Chùa Bà Đanh (Bảo Sơn tự) tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) mang nét kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Đại thừa.

Chùa Bà Đanh nơi được mệnh danh “đệ nhất vắng khách”.

21 thg 2, 2025

Về xứ Huế đi chợ cá, ngắm làng quê yên bình

Đủ các loại tôm cá tươi được đánh bắt từ phá Tam Giang (TP Huế) bày bán mỗi sáng sớm ở khu chợ làng Thanh Phước.

Thuộc địa phận phường Hương Phong (quận Phú Xuân, TP Huế), Thanh Phước - ngôi làng nằm ở hạ lưu sông Bồ và là vùng đất giao nhau giữa 2 dòng chảy lớn của Huế là sông Hương và sông Bồ. Hai con sông này đều chảy qua làng Thanh Phước rồi hòa chung dòng nước trước khi đổ về phá Tam Giang rộng lớn.

Về Đồng Tháp thưởng thức vú sữa ăn được vỏ, trái siêu to

Vú sữa Nam Hương thuộc vườn sinh thái Nam Hương, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu. Trái chín đậm hầu như không có mủ và ăn được vỏ, mỗi trái có thể đạt trọng lượng tối đa 600-800g.

Khi chín vỏ vú sữa hầu như không có mủ, ăn không bị chát - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Vườn sinh thái Nam Hương (thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) được du khách gần xa biết đến với khoảng 80 loài cây khác nhau, đáng chú ý có: mít không hạt, tre khổng lồ, chery Nhật, dừa ăn được vỏ, dâu Đài Loan, ổi trứng cá, ổi Nhật...

Đặc biệt vú sữa nhãn hiệu Nam Hương khi chín ăn được vỏ, khiến du khách gần xa tò mò tìm đến tham quan, thưởng thức.

Là trung tâm thờ Mẫu Thoải của người Việt, vì sao Tuyên Quang còn vắng khách?

Thành phố Tuyên Quang có 14 đền thờ Mẫu, trong đó có những ngôi đền cổ xưa cùng các lễ hội linh thiêng như lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La. Nhưng các di tích, lễ hội ở Tuyên Quang còn vắng khách, vì sao?

Sẽ có trình diễn thực hành nghi lễ hầu đồng tại hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La - Ảnh: BTC

Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi này với đại diện UBND TP Tuyên Quang tại buổi họp báo ngày 19-2 ở TP Tuyên Quang, thông tin về lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025.

Trải nghiệm Suối Kẹm không phải ai cũng biết ở Thái Nguyên

Suối Kẹm là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thái Nguyên, đặc biệt thú vị khi tham quan vào mùa đông.

Tọa lạc tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) khoảng 35 km, Suối Kẹm từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích không gian thiên nhiên nguyên sơ. Ghé thăm Suối Kẹm vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, du khách có thể tận hưởng tiết trời mát mẻ, dễ chịu đầu xuân. Ảnh: Nguyễn Đạt