13 thg 2, 2025
Ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng
Nếu có dịp ghé thăm vùng Tây Bắc TP Đà Nẵng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang), bạn sẽ nghe câu ca truyền đời: 'Ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng'. Đây là hai đặc sản nổi tiếng gắn liền với ẩm thực Quảng Nam - Đà Nẵng.
Búng Xáng và địa danh có thành tố “Búng” ở ÐBSCL
Công trình nâng cấp, cải tạo hồ Búng Xáng ở phía sau Trường Ðại học Cần Thơ, nối dài từ rạch Ngỗng đến hẻm 51, đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, tạo diện mạo mới cho đô thị Cần Thơ. Ðịa danh Búng Xáng vì vậy được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người, kể cả văn bản hành chính, vẫn viết là Bún Xáng thay vì Búng Xáng. Bài viết sau đây sẽ lý giải rõ hơn về nguồn gốc địa danh này.
12 thg 2, 2025
Qua cầu Thơm Rơm
Khoảng thập niên 1990, trên sóng truyền thanh, truyền hình thường phát sóng một bài hát mang tên Qua cầu Thơm Rơm qua giọng hát nghệ sĩ Hồng Vân (Hồng Vân người Huế - trước 75, không phải kịch sĩ Hồng Vân sau này):
Khen ai khéo đặt tên cầu, mang tên Thơm Rơm
Người đã đi qua lòng còn quay lại...
Mới đây, đi cùng anh Lâm văn Sơn từ Cần Thơ qua Long Xuyên trên QL91, khi đi qua cầu Thơm Rơm anh Sơn giới thiệu về làng nghề đan lưới Thơm Rơm ở đây, khiến tui "Người đã đi qua lòng còn quay lại".
Tôm cá và văn hóa đánh bắt thủy sản ở ĐBSCL
Nói đến ÐBSCL là nói đến vô số các các loài thủy sản. Có thể nói ở vùng đất này, nơi nào có nước thì có cá tôm, đến mức có người đã nói vui một cách cường điệu: vạch cá mới thấy nước! Biển rộng sông lớn có cá to; kinh rạch, ao, đìa, hầm, vũng, lung bàu… dẫy đầy cá nhỏ.
Tản mạn về địa danh hành chính thuộc Biên Hòa
Biên Hòa là địa danh có từ khá sớm trong lịch sử phát triển của vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Khởi nguyên từ Trấn Biên và sau đó là Biên Hòa, có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất là sự mong muốn bình hòa, an ổn ở vùng đất biên cương xa xôi dưới thời các chúa Nguyễn tiến hành mở đất về hướng Nam.
Trịnh Hoài Đức - nhà văn hóa lớn, nhà sử học, nhà quân sự đại tài
Trịnh Hoài Đức (1765-1825) tên khác là An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến, Trung Quốc. Đầu đời nhà Thanh, ông nội của ông là Trịnh Hội di cư sang Việt Nam, ngụ ở đất Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay). Cha của ông là Trịnh Khánh, nổi tiếng là người cao cờ.
Lúc cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, rất bền chí hiếu học. Thời ấy gặp khởi nghĩa Tây Sơn, Trịnh Hoài Đức bèn theo mẹ vào ở Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và vâng theo lời mẹ, theo học với Xử sĩ Võ Trường Toản tiên sinh.
Học sinh bên tượng Trịnh Hoài Đức tại Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, thành phố Biên Hòa. Ảnh: Huy Anh
Lúc cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, rất bền chí hiếu học. Thời ấy gặp khởi nghĩa Tây Sơn, Trịnh Hoài Đức bèn theo mẹ vào ở Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và vâng theo lời mẹ, theo học với Xử sĩ Võ Trường Toản tiên sinh.
11 thg 2, 2025
Rực rỡ phúc khí cầu mang nguyện ước hạnh phúc, bình an tại Lễ hội chùa Ông ở Cù lao Phố
Sáng 10-2 (ngày 13 tháng Giêng), trong chương trình Lễ hội chùa Ông năm 2025, ban tổ chức cùng bà con nhân dân đã thực hiện lễ thả phúc khí cầu.
Thả phúc khí cầu luôn là một phần lễ đặc biệt, thu hút hàng ngàn người dân, du khách tham dự.
Trong chương trình, hơn 1 ngàn bong bóng phúc khí cầu được thả, mang theo những mảnh giấy ghi ước nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mong hạnh phúc, bình an cho mỗi người...
Ông Huỳnh Hữu Nghĩa, Phó ban tổ chức Lễ hội chùa Ông cho biết, năm nay, số lượng bà con tham gia lễ thả phúc khí cầu đông hơn, ước có hàng ngàn người tham dự nghi thức đặc biệt này.
Thả phúc khí cầu luôn là một phần lễ đặc biệt, thu hút hàng ngàn người dân, du khách tham dự.
Trong chương trình, hơn 1 ngàn bong bóng phúc khí cầu được thả, mang theo những mảnh giấy ghi ước nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mong hạnh phúc, bình an cho mỗi người...
Ông Huỳnh Hữu Nghĩa, Phó ban tổ chức Lễ hội chùa Ông cho biết, năm nay, số lượng bà con tham gia lễ thả phúc khí cầu đông hơn, ước có hàng ngàn người tham dự nghi thức đặc biệt này.
Đôi nét về đô thị miền sông nước Cần Thơ qua lịch sử
Cần Thơ - thủ phủ của khu vực Tây Nam Bộ, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tiêu biểu cho đô thị vùng sông nước Cửu Long. Công cuộc khai phá vùng đất Cần Thơ có phần muộn hơn các vùng khác, nhưng nhờ vị thế địa - văn hóa, kinh tế và chính trị mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Cần Thơ đã phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm của khu vực ÐBSCL.
Khám phá thành đá cổ gần 2 triệu năm giữa đại ngàn
Những khối hình lục lăng xếp chồng lên nhau tạo nên một thành đá khổng lồ, sừng sững giữa đại ngàn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định. Người Ba Na gọi đó là thành Tà Kơn, tồn tại gần 2 triệu năm.
Cách Quy Nhơn khoảng 140 km về phía tây, thành đá Tà Kơn, ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định kỳ vĩ được thiên nhiên kiến tạo như một bức tường khổng lồ, sừng sững giữa đại ngàn.
Thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích lịch sử và danh thắng cảnh ngày 25/12/2013.
Cách Quy Nhơn khoảng 140 km về phía tây, thành đá Tà Kơn, ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định kỳ vĩ được thiên nhiên kiến tạo như một bức tường khổng lồ, sừng sững giữa đại ngàn.
Thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích lịch sử và danh thắng cảnh ngày 25/12/2013.
Tái hiện cảnh công chúa Huyền Trân được gả cho quốc vương Chiêm Thành
Lễ hội đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025 tri ân công lao to lớn của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Sáng 6/2, lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025 đã diễn ra với chủ đề "Ngưỡng vọng tiền nhân" tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, quận Thuận Hóa, thành phố Huế.
Sau nghi lễ đánh trống khai hội của lãnh đạo thành phố Huế là chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của công chúa Huyền Trân.
Sáng 6/2, lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025 đã diễn ra với chủ đề "Ngưỡng vọng tiền nhân" tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, quận Thuận Hóa, thành phố Huế.
Sau nghi lễ đánh trống khai hội của lãnh đạo thành phố Huế là chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của công chúa Huyền Trân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)