2 thg 2, 2025

Thanh bình Phương Độ

Nằm cách trung tâm TP Hà Giang 4 km, xã Phương Độ vẫn còn giữ lại nhiều nét nguyên sơ, thanh bình cùng văn hóa địa phương đặc sắc và những con người hiếu khách.

Mời chúng tôi nếm quả cọ luộc, chị Cháng Thị Tâm (thôn Khuổi My, xã Phương Độ) không quên giới thiệu: "Mùa này cọ ở đây nhiều lắm. Nhưng không phải cây cọ nào cũng cho quả ngon bùi, ngọt, đậm vị. Cây cọ ngoài sân kia năm nào quả cũng hết sớm".

Bóc lớp vỏ xanh đen, nếm thử quả cọ, hương vị của núi rừng ẩn chứa bên trong, chúng tôi như cảm nhận được tình cảm của những người dân chân chất nơi đây. Khách đến với họ như những người bạn phương xa, được dành tất cả tình cảm nồng ấm. Bà con giới thiệu những thứ mà họ nghĩ khách sẽ thích nhất. Nào chè shan tuyết cổ thụ nên hái thế nào, uống ra sao. Nào hướng dẫn đường đi, chụp ảnh ở đâu để có cảnh đẹp nhất, tấm hình ưng ý nhất. Ngôi nhà rêu nào trong thôn đẹp nhất, vì sao thôn Khuổi My có những nhà mái rêu đẹp... Tất cả đều được người dân địa phương nhiệt tình hướng dẫn với lòng mến khách.

Du khách khám phá Khuổi My.

1 thg 2, 2025

Khu bảo tồn rắn hổ mang và hổ chúa độc đáo ở Quân khu 9

Trại rắn Đồng Tâm (có tên gọi khác là Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu) thuộc Cục Hậu cần, Kỹ thuật Quân khu 9. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, điều trị rắn cắn, nuôi trồng, sản xuất thuốc y học dân tộc, gần 50 năm qua (thành lập năm 1977), trại rắn còn được biết đến là điểm du lịch độc đáo bởi nuôi dưỡng, nghiên cứu, bảo tồn hàng trăm loài rắn (hơn 400 loài); đặc biệt là khu bảo tồn hàng trăm cá thể rắn hổ mang và hổ chúa - hai loài được nuôi nhiều nhất để chiết xuất nọc độc.

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, phóng viên Báo Quân đội nhân dân gửi đến độc giả một số hình ảnh về khu bảo tồn hai loài rắn cực độc được xếp vào Sách đỏ Việt Nam:

Khu vực bảo tồn rắn hổ mang và hổ chúa tại Trại rắn Đồng Tâm, Cục Hậu cần, Kỹ thuật Quân khu 9.

110 năm bảo tồn và phát triển một di sản Chăm

Đến thời điểm này số tuổi của Bảo tàng Chăm cũng vừa tròn 110 năm tương đồng với thời gian Di tích Mỹ Sơn được phát hiện.

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng hiện nay: Ảnh: BT Chăm

Độc đáo Trại rắn Đồng Tâm

Với diện tích rộng 12 héc-ta, Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu (còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm, Cục Hậu cần Quân khu 9) có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, điều trị rắn cắn, nuôi trồng, sản xuất thuốc y học dân tộc; đặc biệt nơi đây còn được biết đến là khu du lịch sinh thái khoa học độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà của cả khu vực Đông Nam Á.

Phác thảo khu du lịch độc đáo

Trại rắn Đồng Tâm được thành lập ngày 27-10-1977, nằm trên địa bàn ấp Tân Thuận B, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, cách thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 9km về hướng Tây.

Trại rắn được thành lập theo sáng kiến của Bác sĩ Trần Văn Dược (Tư Dược) - một người có kiến thức về rắn và say mê công việc nguy hiểm này. Mục đích nuôi rắn của ông Tư Dược là nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài rắn quý hiếm có trong sách đỏ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm hướng dẫn cho khách tham quan.

Bánh chưng Huế và lạt mềm thương chặt

Thiệt tình, khi thấy những cái bánh chưng, bánh tét được bó bằng những sợi dây bằng nhựa màu xanh đỏ, tự nhiên tôi thấy cái bánh mất ngon liền.

Bánh chưng Huế. Ảnh: Từ Ân

Như mấy cái bánh chưng, bánh tét ở đường Nhật Lệ - Huế chẳng hạn, có lần ghé mua làm quà cho một người bạn, tôi góp ý cho mệ bán bánh rằng: “Bánh chưng, bánh tét được bó bằng lạt tre sẽ gần gũi hơn, thưa mệ!”; nhưng mệ chỉ cười không ra đồng tình mà cũng chẳng ra phản đối...

31 thg 1, 2025

Sắc màu phong tục tết của các dân tộc ở Đắk Nông

Người M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Hoa… trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều có những phong tục riêng đón Tết Nguyên đán để cầu bình an, hạnh phúc; ước vọng vào năm mới với những may mắn, mọi điều hanh thông, tốt đẹp.

Tục dựng cây nêu của người Tày, Nùng

Trong quan niệm của nhiều dân tộc thiểu số, cây nêu là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên nhằm xua đuổi ma quỷ, tiêu trừ những điều xui xẻo của năm cũ. Từ bao đời nay, người Tày, người Nùng đón tết không thể thiếu cây nêu dựng trước nhà vào chiều 30 tết. Họ cho rằng, cắm cây nêu để loại trừ ma quỷ, giữ đất, giữ nhà và mang lại may mắn, an lành cho năm mới.

Đồng bào Tày, Nùng đón tết vui xuân không thể thiếu những thanh âm của tiếng đàn tính, hát then

Mối lương duyên giữa hai vùng đất

Tam Quan và Sa Huỳnh là hai địa danh thuộc hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Hai vùng đất này đã có mối quan hệ khắng khít từ hàng ngàn năm trước.

Nhuộm cói trước khi dệt chiếu, ngành nghề truyền thống có mặt ở cả 2 vùng đất. Ảnh: Trần Cao Duyên

Ăn cà đắng mới hiểu lòng người Êđê

 Là nguyên liệu không thể thiếu, hương vị của cà đắng đã trở thành phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Êđê và là nét biểu trưng độc đáo cho tính cách bộc trực, hào sảng của người dân Tây nguyên.

Cà đắng vừa hái trên rẫy - Ảnh: V.N.A.

Ẩm thực Êđê là một phần của văn hóa Tây nguyên và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay cả bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua và đắng.

30 thg 1, 2025

Buôn của người Êđê yên bình giữa phố ngày giáp Tết

Giữa nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, buôn Ako Dhông (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vẫn giữ không gian yên bình và đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Êđê.

Buôn Ako Dhông (TP Buôn Ma Thuột) vẫn giữ không gian yên bình và đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Êđê - Ảnh: THẾ THẾ

Chiều 28-1 (29 Tết), một nhóm người nước ngoài đến từ Pháp vẫn rong ruổi đi bộ ngắm nhìn những ngôi nhà dài của người Ê đê nằm yên bình ngay trung tâm đô thị hiện đại bậc nhất Tây Nguyên.

Đây không chỉ là nơi tái hiện lối sống buôn làng Tây Nguyên mộc mạc, mà còn khéo léo hòa quyện với phong cách sinh hoạt thành thị.

89 loài thực vật ở Vườn quốc gia Tà Đùng nguy cơ tuyệt chủng

Theo Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng, 89 loài thực vật trên lâm phần của đơn vị nguy cơ tuyệt chủng và 59 loài được nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Trên lâm phần của Vườn quốc gia Tà Đùng hiện có hơn 1.400 loài thực vật. Hệ động vật tại đây cũng nổi bật, với khoảng 650 loài, bao gồm 70 loài nguy cấp quý hiếm; 61 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Vườn quốc gia Tà Đùng có khoảng 650 loài động vật (Ảnh: Đức Hùng)