27 thg 1, 2025

Hai vị vương thời Lý trong ngôi đình cổ phương Nam

Đình Thông Tây Hội ở Gò Vấp là ngôi đình cổ nhất ở TPHCM. Đình được xây dựng từ năm 1679, tức 19 năm trước khi thiết lập nền hành chánh Sài Gòn (Phiên Trấn, 1698). Đọc tới đây lại liên tưởng tới Thất phủ cổ miếu (tức chùa Ông), ngôi miếu của người Hoa cổ nhất ở Biên Hòa được xây dựng năm 1684, tức 14 năm trước khi thiết lập nền hành chánh Biên Hòa (Trấn Biên, 1698). Trước khi triều đình thiết lập sự quản lý hành chánh, người dân đã tự tổ chức lấy cho mình, nơi là người Việt, nơi là người Hoa.

Nét độc đáo phiên 28 Tết ở chợ cổ gần 700 năm tuổi tại Nam Định

Chợ Bể (Nam Định) họp 6 phiên trong tháng và phiên chợ 28 tháng Chạp kéo dài từ sáng đến chiều là đông nhất. Chợ Bể có lịch sử gần 700 năm, mang đậm nét văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ.


Chợ Bể (xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), nơi buôn bán tập trung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng như: Nông sản, hoa quả đến hải sản, sản phẩm đan lát thủ công... Đã thành thông lệ, chợ chỉ họp 6 phiên trong tháng vào mùng 4, mùng 8, 14, 18 và 24, 28. 

Đi qua miền sương trắng

Chẳng mấy chốc, cung đường quanh co dọc theo triền núi bồng bềnh sương trắng. Chúng tôi tận hưởng khoảnh khắc giao thời trong tiết trời se lạnh, lòng thầm cảm ơn những người bạn trong chuyến đồng hành ngược núi...

Sương trắng giăng ngang không gian làng A Râng (xã A Xan, Tây Giang). Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN

Bạn tôi nói, khi các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng miền núi Quảng Nam đang dần “có tên” trong bản đồ du lịch, thì những cuộc phiêu lưu ghi lại khoảnh khắc đẹp luôn được các “tín đồ” chọn lựa và săn lùng. Đặc biệt, vào mùa sương núi “hạ sơn”, giữa khung cảnh huyền ảo, những bản làng đồng bào dân tộc thiểu số ẩn hiện dưới màn sương trắng, tạo thành sức hút kỳ lạ.

23 tháng Chạp, Huế thượng nêu báo hiệu Tết đã về

Những người lính ra sức dựng cây nêu lớn trước sân Thế Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sáng nay, 22/01/2025, tức nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) theo nghi thức hoàng cung xưa tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội để báo hiệu Tết Ất Tỵ đã về.

Ban thờ lễ cúng thượng nêu được bài trí trang trọng trước sân Triệu Tổ Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Các quan viên thành kính quỳ lạy cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà no ấm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Các quan viên thành kính hành lễ tại lễ cúng thượng nêu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nghi lễ cúng thượng nêu được tiến hành trang trọng theo nghi thức hoàng cung xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Lễ thượng nêu được tái hiện theo nghi lễ xưa của triều Nguyễn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Khung cảnh buổi dựng nêu vào buổi sáng ngày 23 tháng Chạp trước sân Thế Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam 

Dựng nêu là một trong những nghi lễ mùa xuân quan trọng của nhà Nguyễn xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Theo tục xưa, chỉ sau khi trong cung vua dựng nêu xong thì ngoài dân chúng mới được phép dựng nêu đón Tết. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam 

Người ta buộc một số vật phẩm có ý nghĩa tốt lành vào ngọn nêu để cầu may mắn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Thượng nêu là một trong những nghi lễ mùa xuân quan trọng của triều Nguyễn xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Lễ thượng nêu, dựng nêu (hay còn gọi là lễ Thướng tiêu) là một nghi lễ quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Ngày xưa, thời nhà Nguyễn, nghi lễ này được tổ chức rất trang trọng trong hoàng cung nhằm báo hiệu cho dân chúng biết thời khắc “năm hết Tết đến” và cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng bước vào một năm mới làm ăn thuận lợi.

Nghi lễ hóa vàng tại lễ cúng thượng nêu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cây nêu lớn được rước đi trang trọng qua các con đường trong hoàng cung. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cây nêu được rước vào Thế Tổ Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Đoàn rước nêu diễu quanh các cung đường trong Đại Nội. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngày nay, nghi lễ này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện lại thường niên vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cây nêu vươn cao trong hoàng cung báo hiệu Tết đã về. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngọn nêu vươn cao trước sân Thế Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cây nêu được dựng lên báo hiệu Tết đã về. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Bài, ảnh: Thanh Hòa

Nơi rừng xanh, biển bạc

Thật khó diễn tả cảm giác kỳ diệu khi đặt chân đến vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc - Mũi Cà Mau, để tận mắt chứng kiến vùng bãi bồi phì nhiêu ngày đêm lấn biển, thêm rừng, cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.

Mũi Cà Mau là nơi rừng giáp biển, quanh năm xanh tươi, thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Khu Du lịch Mũi Cà Mau vừa được trao chứng nhận Ðiểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

26 thg 1, 2025

Huế - xứ sở của rồng

Đôi rồng khổng lồ ở lăng vua Khải Định có dáng vẻ béo mập, hoan hỉ lạ thường. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Rồng là con vật huyền thoại được người phương Đông suy tôn là biểu tượng của vương quyền, của sức mạnh và quyền lực, gắn liền với hình ảnh ông vua. Thời nhà Nguyễn, dưới đôi tay tài hoa của các nghệ nhân, cùng với sức ảnh hưởng của các thiết chế văn hóa hoàng gia và độ mở của tư duy mĩ thuật đương thời mà hình tượng rồng đã đạt đến sự phong phú tối đa về chủ đề, chất liệu và hình thức biểu đạt. Vì thế Cố đô Huế, nơi đóng đô của nhà Nguyễn, cũng được biết đến là "xứ sở của rồng".

Trong văn hóa người Việt, rồng là con vật thiêng nhưng không có thật, đứng đầu tứ linh (long – lân – quy – phụng). Bản thân nó có sự hội tụ đầy đủ các đặc điểm được cho là đẹp nhất của 9 con vật có thật, gồm: thân rắn, vảy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử, đuôi gà trống.

Hang Múa - điểm du xuân được yêu thích bậc nhất Ninh Bình

Hang Múa vẫn là địa điểm du lịch được yêu thích bậc nhất dịp Xuân Ất Tỵ 2025 của Ninh Bình và miền Bắc. Chưa bao giờ "đệ nhất check-in" hay "thánh địa sống ảo" này mất đi sức hút của mình mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cũng giống như mọi năm, Ninh Bình vẫn là điểm du xuân được lựa chọn và yêu thích bậc nhất ở miền Bắc với quần thể các địa điểm du lịch hot như Tràng An, Hang Múa, chùa Bái Đính, Tam Cốc Bích Động, Thung Nham, cố đô Hoa Lư...

Các địa điểm du lịch ở mảnh đất cô đô rất đa dạng từ du lịch thiên nhiên, sinh thái cho tới văn hóa và tâm linh. Những địa điểm du lịch hot hit của Ninh Bình lại rất gần nhau, nằm trong quần thể danh thắng cố đô Hoa Lư nên rất thuận tiện cho du khách có thể kết hợp nhiều địa điểm trong chuyến du xuân Ất Tỵ của mình.

Show thực cảnh ký ức Đà Lạt hút khách dịp Tết

"Những đường chim bay" - show diễn kể về lịch sử Đà Lạt tại biệt điện Trần Lệ Xuân được nhiều khách du lịch quan tâm trong dịp Tết Nguyên đán.

Kịch thực cảnh "Những đường chim bay" ra mắt khán giả vào cuối tháng 9/2024. Vở diễn tái hiện hành trình 130 năm hình thành và phát triển của Đà Lạt qua các câu chuyện về hồ Than Thở, đồi thông hai mộ, chuyện tình giữa vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu, Lê Uyên - Phương, Langbiang. Vở diễn kéo dài 60 phút, được dẫn dắt bởi MC Trác Thúy Miêu.

Theo ban tổ chức, một tuần sau khi thông tin về show diễn ba ngày liên tục dịp Tết được công bố, lượng khách đặt vé tăng gấp đôi ngày thường. Hiện hơn 80% trong tổng số 900 vé đã được bán.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Người ta thường nói đất Nam Bộ là nơi xem trọng lễ nghĩa, nên khi nhà có đám tiệc là khâu chuẩn bị phải thật kỹ lưỡng. Ðồ ăn đãi khách tuy không là sơn hào hải vị nhưng nhất định không thể thiếu các món quen thuộc trên mâm cỗ như: thịt kho rệu, các loại dưa chua, lẩu ngọt, bì cuốn... và món tráng miệng là các loại bánh dân gian. Nhiều người hỏi, thời đại này rồi sao không đổi thực đơn ăn cho đỡ ngán, nhưng lỡ đổi thì lại thấy trống vắng một cách lạ lùng, không còn dư vị chân chất, mộc mạc, từ đó cũng mất đi giá trị cốt lõi của văn hoá ẩm thực vùng sông nước miền Tây.

25 thg 1, 2025

Bánh đá Hà Giang - món ăn gây tò mò

Là món truyền thống của vùng cao nguyên đá từ lâu, bánh đá gần đây thu hút du khách bởi tên gọi và hình dáng "cứng như đá".

Bánh đá hay bánh lơ khoải, là món bánh truyền thống của người Dao và người Nùng ở Hà Giang, thường được ăn vào dịp lễ, Tết. Bánh được làm từ gạo tẻ, trải qua nhiều công đoạn chế biến, trước khi có thành phẩm là những chiếc bánh hình ống thuôn dài, đường kính khoảng 10-15 cm. Khi gõ, bánh phát ra âm thanh như đá đập vào nhau.

Quy trình nặn bánh đá tại cơ sở sản xuất. Ảnh: Văn Lộc