15 thg 12, 2024

Ngôi chùa đẹp như cung điện có đồ cổ do dân quyên góp

Chùa Paem Buôl Thmây được xây dựng với kiến trúc thanh thoát và tao nhã cùng các họa tiết sơn nhũ vàng tạo nên sự sang trọng.

Chùa Paem Buôl Thmây trên đường Lý Thường Kiệt, gần ngã 4 Sung Đinh thuộc phường 4, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).

Theo sư Đinh Hoàng Sự - Trụ trì chùa Paem Buôl Thmây Chùa được xây dựng vào năm 1964 cho người dân ở vùng Sung Đinh có nơi tính ngưỡng chiêm bái.

Chùa được xây dựng trang trí theo phong cách Khmer kết hợp lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn lưu giữ những nét truyền thống tạo nên điểm nhấn cho ngôi chùa.

Toàn cảnh ngôi chùa. Ảnh: Phương Anh

Sở Chí Thiện - Cơ sở cách mạng qua 2 thời kỳ kháng chiến

Trên địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có 7 di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích thuộc tôn giáo, tín ngưỡng là Cổ Miếu Tân Hòa và Sở Chí Thiện. Đó đều là những di tích lịch sử ghi dấu các địa điểm có vai trò quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, cũng là lời khẳng định về sự đồng lòng của nhân dân ta trong những ngày vệ quốc.

Sở Chí Thiện ngày nay vẫn là cơ sở tín ngưỡng tại địa phương

Mandala Chăm Bay Mũi Né - điểm đến mới tại Bình Thuận

Khu nghỉ dưỡng thu về hơn 60 triệu lượt xem trên TikTok cùng tỷ lệ lấp đầy phòng ở mức cao, đặc biệt trong các mùa du lịch cao điểm và kỳ nghỉ lễ.

Mandala Chăm Bay Mũi Né, thuộc chuỗi khách sạn cao cấp do Mandala Hospitality Group quản lý, được coi là điểm đến nghỉ dưỡng mới tại Bình Thuận. Dự án bao gồm bốn tòa tháp với đầy đủ tiện ích được xây dựng ngay trên đồi cát trắng. Vị trí đặc biệt này mang đến cho du khách tầm nhìn bao quát vịnh biển xanh ngắt cùng những đồi cát trắng mịn trải dài.

Mandala Chăm Bay Mũi Né nằm trên đồi cát. Ảnh: Mandala Hospitality Group

14 thg 12, 2024

11 di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật xếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố của quận Gò Vấp

Trải dài cùng lịch sử hình thành và phát triển gần 327 năm của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (1698 – 2024), các thế hệ người Gò Vấp luôn tự hào mảnh đất nơi mình sống được tạo lập sớm nhất hơn bất cứ nơi nào của Thành phố. Và đó cũng chính là một chứng tích điển hình của bề dày lịch sử - văn hóa rất quý báu, khắc đậm trọn vẹn dáng vẻ nghị lực sống hào sảng của Nam Bộ đất Việt, luôn thu hút khách thập phương và các thế hệ Nhân dân Gò Vấp quan tâm tìm hiểu, khám phá, góp sức bảo tồn, vun đắp...

Toàn Quận hiện có 11 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã được Trung ương và Thành phố công nhận di tích, trong đó có những công trình tên tuổi hơn 300 năm là chứng tích quá trình hình thành, phát triển của Thành phố và cả Nam Bộ, mang giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đó là 2 Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia là Đình Thông Tây Hội - Đình cổ nhất Nam Bộ (tại Phường 11) và Chùa Sắc Tứ Trường Thọ (tại Phường 7); 1 Di tích lịch sử cấp Quốc gia là Tịnh xá Ngọc Phương (tại Phường 1); 1 Di tích lịch sử cấp Thành phố là Đình Hanh Thông (tại Phường 7); 7 Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố là Đình An Nhơn (tại Phường 17); Hội quán Quần Tân (tại Phường 7); Chùa An Lạc (tại Phường 4); Miếu Thất Phủ Thiên Hậu (tại Phường 4); Phù Châu Miếu - Miếu Nổi (tại Phường 5), Đình An Hội (tại Phường 8 ) và Miếu Sa Tân (tại Phường 5).

Bánh đập phố Hội

Bánh đập hay còn gọi là bánh tráng đập, bánh đập dập là món ăn gắn liền với lịch sử và truyền thống của người Hội An. Từ xưa, người dân địa phương thường ăn món này để thay đổi khẩu phần thịt cá hàng ngày cho đỡ ngán và dần dần trở thành một đặc sản.

Vo sạch gạo, sau đó ngâm trong nước khoảng 3-4 tiếng để gạo mềm. Sau khi ngâm, cho gạo vào máy xay, thêm một lượng nước vừa phải rồi xay đến khi gạo mịn và thành hỗn hợp bột lỏng. Để bột lắng khoảng 1 tiếng, sau đó lọc bỏ nước ở phần trên để bột đặc lại

Bóng dáng quê hương qua từng sợi cỏ bàng

Cỏ bàng tưởng chừng chỉ có thể tìm thấy ở những vùng quê "đất mặn đồng chua" nay lại trở thành sản phẩm thời trang hiện đại. Ngoài những chiếc đệm ngủ, cỏ bàng hiện còn được “biến hóa” thành túi xách, ví, ba lô du lịch được bạn bè, du khách gần xa ưa chuộng.

Sản phẩm túi xách cỏ bàng của cơ sở Miền Tây Xanh

Bàng vốn là loài cây thích nghi với đất chua, phèn, thường mọc dại ở Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng,... nhất là khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Từ xa xưa, người dân đã biết dùng bàng đương đệm nằm thay chiếu hoặc đương nón, giỏ xách và nhiều vật dụng khác trong nhà.

Sôi nổi hội thi “Lợn Ông”, rước bộ Thánh tại Đình Cả ở Hải Dương

Lễ hội Đình Cả (xã Tân Hương, huyện Ninh Giang) có nhiều nghi thức trang trọng, hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian...

Lễ hội truyền thống Đình Cả năm 2024, được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 5-7.12.2024, với các nghi thức trang trọng, linh thiêng như: Rước ngại Thành Hoàng Làng; tổ chức dâng hương hoa, tế lễ... Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; trò chơi như: Giao lưu cờ tướng, pháo đất và nhiều trò chơi dân gian khác.

Lễ hội chính ở Đình Cả được tổ chức long trọng, trang nghiêm. Ảnh: Lương Đình Khoa

13 thg 12, 2024

Ngôi đình hơn 300 năm tuổi lâu đời nhất Sài Gòn

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.


Đình Thông Tây Hội (đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM) là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Ban đầu, công trình chỉ xây bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Về cực Tây ăn Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì

Khụ Sự Chà là Tết cổ truyền mang đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Tết cổ truyền Khụ Sự Chà mang nhiều nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc. Ảnh: Văn Thành Chương

Trong cộng đồng 19 dân tộc tại Điện Biên, dân tộc Hà Nhì có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và còn được gìn giữ khá nguyên vẹn, ít bị pha tạp hoặc giao thoa với các nền văn hóa khác. Người Hà Nhì có sự tinh tế từ trang phục của người phụ nữ đến tập quán sinh hoạt, văn hóa ẩm thực hay văn hóa tâm linh...

Đặc biệt, những bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì được thể hiện rõ nét nhất vào các dịp lễ, tết như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng và đặc biệt là tết Khụ Sự Chà - Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì.

Hoa tam giác mạch nhuộm sắc cao nguyên trắng Bắc Hà

Những bông hoa tam giác mạch bung nở nhuộm màu một vùng đồi rộng lớn ở cao nguyên trắng Bắc Hà.

Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 20 km về phía Tây Bắc, trên thửa đồi của xã Tả Van Chư nhuộm tím bởi sắc màu của hoa tam giác mạch.