25 thg 11, 2024

Hồi sinh Chùa Cầu

Trải qua khoảng 400 năm tồn tại, Chùa Cầu, một công trình kiến trúc đặc biệt mang tính biểu tượng của di sản thế giới Phố cổ Hội An đã xuống cấp nghiêm trọng. Được sự giúp sức của các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức hợp tác quốc tế đến từ Nhật Bản, cuộc đại trùng tu lần này đã giúp Chùa Cầu hồi sinh, vững bền cùng năm tháng.

Bảo tàng Nam Kỳ - một dấu ấn kiến trúc Đông Dương

Là một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng, Bảo tàng Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- thành phố Hồ Chí Minh) đã nhiều lần đổi tên, qua các giai đoạn lịch sử, nhưng vẫn nhất quán chức năng ban đầu của kiến trúc: là bảo tàng. Đây cũng là một công trình đặc sắc, một đại diện tiêu biểu kiến trúc Đông Dương ở đất Sài Gòn.

Mặt trước công trình với hình thức kiến trúc cổ điển đăng đối, khối sảnh có mặt bằng hình bát giác gợi sự liên tưởng tới bát quái trong Kinh dịch

Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1); khởi công năm 1926 và hoàn thành xây dựng năm 1928; khởi nguyên có tên gọi Bảo tàng Nam Kỳ. Công trình được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Auguste Delaval, Pháp.

Sau ngày 30.4.1975, bảo tàng được được Chính quyền cách mạng tiếp quản. Và ngày 26.8.1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh - tên này được giữ cho đến nay. Tuy vậy, cái tên Bảo tàng Nam Kỳ vẫn được gọi như một dấu ấn của lịch sử kiến trúc.

Công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương, một phong cách khá phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ những năm 1920 tới 1945 ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Các kiến trúc sư Pháp và cả những kiến trúc sư Việt Nam đã có những tìm tòi, sáng tạo, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.

Công trình có mặt bằng đối xứng, với một khối đại sảnh ở giữa có mặt bằng hình bát giác. Cấu trúc của công trình giống như một tòa công thự phương Tây, mang cảm giác uy nghi. Kết cấu bê tông cốt thép với những hệ dầm sàn ô cờ vượt được nhịp lớn, tạo nên những không gian trưng bày lớn. Khối đại sảnh như một điểm nhấn của công trình, vươn cao với hai tầng mái dốc đầy ấn tượng, các đao mái có hình trang trí rồng phượng cách điệu. Phía trước là khối tiền sảnh, với bộ mái dốc - 4 mái, gợi âm hưởng kiến trúc ngôi nhà truyền thống. Tất cả hệ thống mái đều lợp ngói âm dương, và đua ra khỏi tường bằng những công son.

Hai dãy nhà hai bên khối đại sảnh có cấu trúc hình chữ U, khép kín với khối đại sảnh, tạo nên hai sân trong nho nhỏ ở hai phía. Ở “đáy” chữ U, phía đầu hồi công trình là khối kiến trúc cũng có cấu trúc mặt bằng hình bát giác.

Trước hai dãy nhà là một hệ thống “pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông - rất đặc trưng của kiến trúc phương Tây. Phần này không hẳn chỉ có chức năng cho cây leo, mà là một thành phần trang trí quan trọng cho công trình, cũng như định tuyến giao thông.

Các trang trí kiến trúc trên mặt tiền, nội thất sử dụng nhiều những chi tiết, họa tiết, hoa văn... mang âm hưởng truyền thống Á Đông và Việt Nam. Tất cả hài hòa, kết nối logic trong một tổng thể chung của công trình.

Năm 1970, do nhu cầu mở rộng phần trưng bày; bảo tàng được xây dựng thêm phần nhà phía sau. Công trình xây thêm có hình chữ U, với hai dãy nhà cầu nối vào công trình cũ và khối nhà sau cùng cao 3 tầng, tạo nên một sân trong khá lớn ở giữa. Tác giả của thiết kế này là KTS Nguyễn Bá Lăng. Cấu trúc không gian phần xây mới bổ sung vẫn tôn trọng trên nền kiến trúc cũ, song có giản lược hơn ở phần chi tiết.

Hiện nay, bảo tàng có hơn 30.000 hiện vật và trên 25.000 đầu sách, báo, tài liệu có giá trị đặc biệt trong các chuyên ngành lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, bảo tồn - bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một nơi lưu giữ và trưng bày những tư liệu lịch sử của đất nước - là một không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử Việt Nam ở đất phương Nam; mà còn là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về lịch sử. Bản thân công trình cũng là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc có những dấu ấn lịch sử của riêng mình.

Góc nhìn phía sau công trình 

Các góc khối sảnh bát giác nhìn từ sân trong

Mái sảnh hình bát giác ấn tượng với những ô cửa lấy sáng trên cao sát mái


“Pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp ở mặt tiền. Các chi tiết kiến trúc Á - Âu, Đông - Tây đan xen hài hòa


Mái sảnh hình bát giác ấn tượng với những ô cửa lấy sáng trên cao sát mái . Toàn bộ nền, sàn nhà được lát gạch bông, kết hợp gạch trang trí mosaic viên nhỏ; với nhiều mẫu hoa văn, họa tiết phong phú. Cửa sắt chính ở sảnh với những chi tiết cầu kỳ, tinh xảo; các hoa văn đậm dấu ấn phương Đông


Nội thất của một không gian trưng bày với những ô cửa hướng ra khoảng sân trong. Phía trên cửa đi là băng cửa sổ dài cao sát trần lấy sáng

Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 136
Hà Thành

Đặc sản cá linh chiên giòn

Theo con nước từ thượng nguồn sông Mekong, cá linh tràn về như món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng châu thổ Cửu Long mùa nước nổi (từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch). Đặc sản cá linh được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon đặc trưng.

Cá linh chiên giòn. Ảnh: KIỀU MAI

24 thg 11, 2024

Trăm năm trên mái nhà xưa

Tọa lạc trên đường Lê Lợi, ngôi nhà bề thế này là một công trình đẹp và cổ xưa bậc nhất ở thị xã Châu Đốc (An Giang), được người dân địa phương gọi là “nhà lớn Lê Công” bởi đây là từ đường của dòng họ Lê Công nổi tiếng ở Châu Đốc.

Xưa kia ngôi nhà hẳn có vị trí lý tưởng với tầm nhìn bao quát ngã ba nơi sông Hậu gặp sông Châu Giang, nhưng nay ưu điểm đó không còn nữa do Khách sạn bốn sao Victoria phía trước che chắn mất. Với khuôn viên lên tới 1ha, ngôi nhà bốn mái vuông vức này được khởi công xây dựng năm 1908 và hoàn thiện năm 1912; đến hôm nay vẫn còn giữ được nét đẹp pha trộn giữa phong cách Á Đông ở nội thất và kiến trúc Pháp thời thuộc địa ở vẻ ngoài.

Những khuôn cửa cao giúp cho không gian bên trong nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ như thường thấy ở những công trình thời thuộc địa. Hành lang bên hông nhà rộng hơn 3 m, nhưng gần như không bố trí đồ đạc gì, và mọi sự chú ý của khách đến thăm đều tập trung vào các gian giữa (ba gian theo quy ước của hệ cột), trong đó gian chính là nơi thờ cửu huyền thất tổ của dòng họ, hai gian bên thờ các vị tổ kế tiếp. Đặc biệt, ở vị trí cao nhất ở gian giữa là bàn thờ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, người đã có công lớn mở mang bờ cõi đất phương Nam. 

Ngôi nhà đã hơn trăm tuổi nhưng vẫn còn nguyên vẹn

Trở lại Vương Phủ trên thế giới đá

Gọi Đồng Văn (Hà Giang) là thế giới đá thật không ngoa, diện lộ đá vôi chiếm tới 80% trên tổng diện tích 574,35 km² của cao nguyên này. Ở đây, đá làm cho trời đất trở nên kỳ diệu: vườn hoa đá Khau Vai, vườn thú đá Lũng Bù, bãi hải cẩu đá Vân Chải, hoang mạc đá Sảng Tủng…

Phải mất 8 năm và 150.000 đồng bạc trắng để có lâu đài quý giá này. Vua Mèo đã mời những người thợ giỏi nhất Vân Nam (Trung Quốc) về xây dựng nên mang nhiều dấu ấn của kiến trúc Trung Hoa

Dấu ấn Bình Định ở Nam bộ

Những ngôi nhà được giới thiệu sơ qua trên đây mà bước đầu khảo sát đã cho tôi nhận định về bộ khung /giàn trò được thiết kế theo mẫu của Bình Định mà tôi gọi là phong cách phường thợ mộc Bình Định.


Nam bộ - vùng đất mà hồi còn nhỏ ở Huế tôi được nghe người lớn bảo là vùng đất phương Nam trù phú, rộng lớn với đồng ruộng mà cò phải bay thẳng cánh. Để dồi dào sản phẩm từ cây quả đến lúa gạo chắc phải có những người tiên phong từ phía Bắc vào vất vả khai phá đất hoang, đào kênh dẫn thủy nhập điền... Từ những ngôi nhà đơn sơ với vật liệu tranh tre, lá, tầm vông với cột chôn xuống đất (nhà rội) (*) được thay bằng những khung sườn nhà gỗ cao cứng cáp, liên kết dọc bằng xuyên, ngang bằng trính và các cột gỗ kê trên đá tán (nhà rường). Và như vậy các ngôi nhà được dựng lên từ nguồn vật liệu phong phú là các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, gõ, thao lao,… có sẵn tại chỗ. Cả những viên ngói cong lợp mái kiểu âm dương cũng được lấy từ nguồn đất sét khai thác chung quanh.

Dinh I, Đà Lạt: Tìm lại vàng son

Nét uy nghiêm của nơi công quyền, đến quý phái, trang nhã theo phong cách hoàng triều qua từng đường nét, màu sắc và chi tiết trang trí kiến trúc, nhờ quá trình phục chế, tôn tạo đầy kỳ công đã làm sống lại tinh thần xưa của Dinh I, Đà Lạt – kiến trúc thuộc địa tiêu biểu, đẹp và duyên dáng hàng đầu trên cao nguyên Lâm Viên hiện nay.

Việc phối kết màu sắc, chất liệu trong từng chi tiết trang trí, kết hợp cùng các hiện vật phục chế mang phong cách xưa ở thập niên 40 - 50 như bàn ghế, đèn tường, tranh treo, tạo nên sinh khí cho tổng thể công trình

23 thg 11, 2024

Người đáng được ngành du lịch Việt vinh danh

Có một người đàn ông rất xứng đáng được ngành du lịch Việt Nam vinh danh. Ông đã tạo nên rất nhiều khu nghỉ dưỡng với cảnh quan tuyệt đẹp, những dinh thự với kiến trúc kiểu Pháp tinh tế, hài hòa cùng khung cảnh thiên nhiên. Những cơ ngơi này đều nằm ở những trung tâm du lịch nổi tiếng cả nước như Đà Lạt, Nha Trang, Hải Phòng, Buôn Ma Thuột... Điều đáng nói là toàn bộ những cơ ngơi ấy ông đã dâng hiến hết cho nhà nước để làm điểm tham quan du lịch, bán vé thu tiền mà về phía mình không đòi hỏi nhận lại một xu teng nào. Ai mà giỏi giang và hào phóng vậy ta? (Hổng phải tui).

Đó chính là cựu hoàng Bảo Đại!

Hang động mới phát hiện ở Thanh Hóa có nhiều đồ gốm thời tiền sử

Không chỉ có hệ thống nhũ đá cực đẹp, hang núi Đụn, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa còn có nhiều di vật là đồ gốm thời tiền sử.

Chiều 30/9, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học "Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực".

Hội thảo có 18 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu về giá trị lịch sử, văn hóa, địa chất, địa mạo của hang Đụn; mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường, các di tích nhà Nguyễn trong khu vực; công tác bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị của hang Đụn.

Các đại biểu tham dự tại hội thảo (Ảnh: Nguyễn Đạt).

Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Quần thể các công trình nơi đây được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899 (*).


Nét độc đáo của các công trình này ở chỗ là nhà thờ được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ theo kiến trúc cổ Việt Nam, mang dáng dấp của đình, đền, chùa và cung điện truyền thống. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục, linh mục địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1865 và một nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trong hơn 20 năm.