31 thg 10, 2024
Người đàn bà vẽ
Diện mạo mới ở di tích Quốc gia đền Tả Phủ
Trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên quê hương Xứ Lạng không thể không nhắc tới di tích đền Tả Phủ thờ Hán Quận công Thân Công Tài (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn). Năm 2023, ngôi đền bắt đầu được tu bổ, tôn tạo từ nguồn xã hội hóa. Ngày 12/9/2024, đền Tả Phủ đã khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân, du khách gần xa.
Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.
Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.
Đền Tả phủ hiện tọa lạc tại trung tâm phố chợ Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Theo văn bia lưu giữ tại đền, ngôi đền này được Nhân dân 7 phường chợ ở Đoàn Thành Lạng Sơn cùng với 13 phường buôn Trung Quốc cùng nhau xây dựng vào năm 1683. Đền thờ Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài. Ngôi đền đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.Lễ hội đền Tả Phủ được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015
Món quà tuổi thơ
Tôi nhớ lúc nhỏ, vào những đêm mưa lạnh, chỉ cần con cháu bảo thèm kẹo đậu phụng là bà đồng ý làm ngay. Lúc đó, cả gia đình quây quần tách đậu phụng, ngồi sát bên bếp đợi bà nấu đường, rồi làm kẹo để cả nhà thưởng thức.
Kẹo đậu phụng được bà làm thủ công bằng tay, pha đường với một chút mạch nha rồi nấu tới khi có được màu nâu cánh gián. Để tăng thêm hương vị, bà giã một ít gừng cho vào khi đường còn nóng. Bà nhấc nồi đường xuống, đổ ra khay, rồi cho đậu phụng đã được bóc vỏ, rang chín thơm lừng vào khay đường. Bà dùng đũa và muỗng tán đều đường trong khay, rồi rắc một ít mè lên trên. Khi đường và đậu phụng nguội, tạo thành một khối kết dính, bà cắt thành từng miếng vừa ăn. Đến công đoạn này, chúng tôi cứ chạy lăng xăng để đợi kẹo nguội và thưởng thức.
Kẹo đậu phụng được bà làm thủ công bằng tay, pha đường với một chút mạch nha rồi nấu tới khi có được màu nâu cánh gián. Để tăng thêm hương vị, bà giã một ít gừng cho vào khi đường còn nóng. Bà nhấc nồi đường xuống, đổ ra khay, rồi cho đậu phụng đã được bóc vỏ, rang chín thơm lừng vào khay đường. Bà dùng đũa và muỗng tán đều đường trong khay, rồi rắc một ít mè lên trên. Khi đường và đậu phụng nguội, tạo thành một khối kết dính, bà cắt thành từng miếng vừa ăn. Đến công đoạn này, chúng tôi cứ chạy lăng xăng để đợi kẹo nguội và thưởng thức.
30 thg 10, 2024
Về Bắc Kạn thưởng thức món ngon mùa thu
Mùa thu đến với Bắc Kạn, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, đậm vị núi rừng vùng cao. Những hương vị riêng có, không trộn lẫn với bất cứ vùng đất nào.
Ngọt thơm hồng không hạt Bắc Kạn
Ngọt thơm hồng không hạt Bắc Kạn
Phở mực ở Lý Sơn
Phở thường được nấu với thịt bò, thịt heo, thịt gà. Nhưng ở Lý Sơn, với đặc thù vùng biển quanh năm có hải sản tươi sống nên người dân biến tấu nấu món phở mực thơm ngon để thay đổi khẩu vị.
Món phở mực chế biến rất đơn giản. Mực để nấu chung với phở có nhiều loại, có thể dùng mực trứng, mực lá, mực hang (bạch tuột), mực ống, mực nang, mực bọt. Mực sau khi được rửa sạch, cho vào nồi với một ít nước, vài lác gừng băm để bớt mùi tanh. Mực chín thì xắt khúc, hoặc để nguyên con nếu mực nhỏ.
Món phở mực chế biến rất đơn giản. Mực để nấu chung với phở có nhiều loại, có thể dùng mực trứng, mực lá, mực hang (bạch tuột), mực ống, mực nang, mực bọt. Mực sau khi được rửa sạch, cho vào nồi với một ít nước, vài lác gừng băm để bớt mùi tanh. Mực chín thì xắt khúc, hoặc để nguyên con nếu mực nhỏ.
Một bậc nữ lưu đáng kính
Bà Lê Thị Thưởng là vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định, người làng Tân Phước, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà là một người phụ nữ chung thủy, tận lực vì chồng con, vì đất nước.
Trước đây, những gì hậu thế biết về bà Lê Thị Thưởng và các con rất ít ỏi, từ nguồn “Đại Nam liệt truyện chính biên” (do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn), Kỳ Xuyên văn sao (Nguyễn Thông), tư liệu của người Pháp và một số giai thoại lưu truyền trong dân gian. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm thêm tài liệu mới từ nguồn châu bản Triều Nguyễn, địa bạ Nam kỳ, tài liệu của các trung tâm lưu trữ ở nước ngoài. Từ đó, hậu thế có thêm một số thông tin quý báu về bà và người con gái.
Trước đây, những gì hậu thế biết về bà Lê Thị Thưởng và các con rất ít ỏi, từ nguồn “Đại Nam liệt truyện chính biên” (do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn), Kỳ Xuyên văn sao (Nguyễn Thông), tư liệu của người Pháp và một số giai thoại lưu truyền trong dân gian. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm thêm tài liệu mới từ nguồn châu bản Triều Nguyễn, địa bạ Nam kỳ, tài liệu của các trung tâm lưu trữ ở nước ngoài. Từ đó, hậu thế có thêm một số thông tin quý báu về bà và người con gái.
Món ăn dân dã mà ngon
“Về Quảng Ngãi, bạn nhớ chiêu đãi mình món đặc sản nhé!”, bạn tôi ở Long An bảo thế. “Nhất định rồi, gì chứ ở Quảng Ngãi thì nhiều đặc sản, vừa rẻ vừa ngon”. Và rồi, bạn tôi đã về thăm Quảng Ngãi, lần đầu tiên trong đời thưởng thức những món ăn dân dã ở vùng đất ven sông Trà Khúc.
Tôi đón bạn ở Khách sạn Cẩm Thành (TP. Quảng Ngãi) trong một buổi chiều thu, gió nhè nhẹ. Lần đầu tiên bạn đến Quảng Ngãi, miền quê đầy nắng gió mà tôi đã kể cho bạn nghe từ cách đây 20 năm trong những ngày cùng trọ học ở TP. Hồ Chí Minh.
“Quê mình còn nghèo, nhưng con người thì giàu nghĩa tình”, bạn tôi nhắc lại câu mà tôi luôn miệng nói thời sinh viên. Tôi chở bạn trên chiếc xe máy, dạo một vòng quanh TP.Quảng Ngãi. Rồi chúng tôi chầm chậm đi trên đường Trường Sa để xuống cầu Cổ Lũy. “Đây là sông Trà Khúc, ở cuối dòng sông là cầu Cổ Lũy. Đến vùng đất ở cuối dòng sông, mình sẽ chiêu đãi bạn những món đặc sản như đã hứa”, tôi nói.
Tôi đón bạn ở Khách sạn Cẩm Thành (TP. Quảng Ngãi) trong một buổi chiều thu, gió nhè nhẹ. Lần đầu tiên bạn đến Quảng Ngãi, miền quê đầy nắng gió mà tôi đã kể cho bạn nghe từ cách đây 20 năm trong những ngày cùng trọ học ở TP. Hồ Chí Minh.
“Quê mình còn nghèo, nhưng con người thì giàu nghĩa tình”, bạn tôi nhắc lại câu mà tôi luôn miệng nói thời sinh viên. Tôi chở bạn trên chiếc xe máy, dạo một vòng quanh TP.Quảng Ngãi. Rồi chúng tôi chầm chậm đi trên đường Trường Sa để xuống cầu Cổ Lũy. “Đây là sông Trà Khúc, ở cuối dòng sông là cầu Cổ Lũy. Đến vùng đất ở cuối dòng sông, mình sẽ chiêu đãi bạn những món đặc sản như đã hứa”, tôi nói.
29 thg 10, 2024
Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer
Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức từ ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ truyền thống quan trọng của họ nhằm tưởng nhớ công ơn của những bậc sinh thành, những người thân đã khuất, đồng thời thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên đã khai phá đất đai, bảo vệ cho phum, sóc. Ngoài ra, lễ Sen Dolta không chỉ là dịp để bày tỏ lòng hiếu kính mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tình yêu thương gắn kết bền chặt được người Khmer gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Khai mạc du lịch mùa nước nổi ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam
Sáng 26/10, Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức, nhằm khai thác vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam này.
Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi tựa như một bức tranh phong cảnh hữu tình trải dài, khi các dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống làn nước xanh biếc. Chính vì vậy, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch mùa nước nổi trên sông Đà ở hai tuyến đường thủy gồm: Thị xã Mường Lay - Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Mường Lay - Nậm Nhùn (Lai Châu) nhằm giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có ở Mường Lay - thị xã nhỏ nhất Việt Nam, cũng như dọc đường thủy trên hồ sông Đà ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi tựa như một bức tranh phong cảnh hữu tình trải dài, khi các dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống làn nước xanh biếc. Chính vì vậy, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch mùa nước nổi trên sông Đà ở hai tuyến đường thủy gồm: Thị xã Mường Lay - Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Mường Lay - Nậm Nhùn (Lai Châu) nhằm giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có ở Mường Lay - thị xã nhỏ nhất Việt Nam, cũng như dọc đường thủy trên hồ sông Đà ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
28 thg 10, 2024
Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui
Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những cung đường đẹp đến nao lòng, cánh đồng với những hàng thốt nốt mạnh mẽ, đẹp một cách sống động.
Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy.
Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp khác.
Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở - Ảnh: NGUYỆT PHẠM
Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy.
Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)