19 thg 8, 2024
Băng giá phủ trắng trên đỉnh Mẫu Sơn
Sáng 23/1, nhiệt độ trên đỉnh Mẫu Sơn giảm sâu, băng giá phủ trắng cảnh vật tạo nên hình ảnh thiên nhiên kỳ thú. Dưới đây là một số hình ảnh băng giá được phóng viên ghi lại trên đỉnh núi Mẫu Sơn.
18 thg 8, 2024
Thơm bùi hạt dẻ Thanh Lòa
Hạt dẻ nổi tiếng vào những năm 60 của thế kỷ trước, ăn ngọt bùi tự nhiên, mùi thơm ngậy, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy trên địa bàn xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng và phát triển “sản vật” của quê hương, người dân nơi đây đã đưa cây hạt dẻ về trồng. Đến nay, toàn xã có 25,65 ha hạt dẻ (xã có diện tích trồng nhiều nhất huyện Cao Lộc).
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Công Sơn
Đồng bào người Dao Lù Gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc sinh sống rải rác trên các ngọn núi. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Người Dao Lù Gang nơi đây nổi tiếng với những phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc từ cách ăn, nếp ở, trang phục, tục thờ cúng, lễ hội…. Trong số đó, phong tục cưới hỏi mang nhiều nét độc đáo nhất. Để tìm hiểu cụ thể, chúng tôi đã đến dự và chứng kiến lễ cưới của cô dâu Triệu Linh (sinh năm 2004) và chú rể Dương Hương (sinh năm 1995) tại thôn Ngàn Pặc, xã Công Sơn.
Người Dao Lù Gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao Lù Gang đều được diễn ra vào ban đêm. Ngay từ 3 giờ sáng, khi cả bản làng còn đang chìm trong giấc ngủ, cô dâu đã phải thức dậy chuẩn bị trang phục để tiến hành các nghi lễ trước khi ra cửa
Nét đẹp bình dị trang phục truyền thống người Tày Xứ Lạng
Lạng Sơn là mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc gắn liền với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc với những địa danh lừng lẫy, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó điển hình là dân tộc Tày.
Theo số liệu thống kê trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày đứng ở vị trí thứ hai (sau người Nùng) với tổng số trên 282.000 người, chiếm 36,1% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc Tày là dân tộc gốc của Lạng Sơn, cư trú ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Địa bàn có đông người Tày sinh sống nhất hiện nay là huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn… Bên cạnh những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào dân tộc Tày còn có một nét đẹp bản sắc riêng đó chính là trang phục truyền thống. Nếu trang phục người Dao, người Mông… khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của người Tày Lạng Sơn lại có vẻ đẹp từ sự giản đơn, đem đến sự nền nã, duyên dáng. Đó là chiếc áo nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ họa tiết gì. Với nét đẹp bình dị và độc đáo đó, bộ trang phục đã trở thành biểu tượng văn hoá thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của những người con dân tộc Tày trên mảnh đất Xứ Lạng.
Theo số liệu thống kê trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày đứng ở vị trí thứ hai (sau người Nùng) với tổng số trên 282.000 người, chiếm 36,1% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc Tày là dân tộc gốc của Lạng Sơn, cư trú ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Địa bàn có đông người Tày sinh sống nhất hiện nay là huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn… Bên cạnh những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào dân tộc Tày còn có một nét đẹp bản sắc riêng đó chính là trang phục truyền thống. Nếu trang phục người Dao, người Mông… khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của người Tày Lạng Sơn lại có vẻ đẹp từ sự giản đơn, đem đến sự nền nã, duyên dáng. Đó là chiếc áo nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ họa tiết gì. Với nét đẹp bình dị và độc đáo đó, bộ trang phục đã trở thành biểu tượng văn hoá thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của những người con dân tộc Tày trên mảnh đất Xứ Lạng.
Kỷ niệm 200 năm thành lập chùa Long Quang
Long Quang là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Cần Thơ, một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo đã tồn tại 200 năm. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 12.000 m², bao gồm: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, trai đường, thiền đường…
17 thg 8, 2024
Khám phá tháp cổ nghìn năm ở Bạc Liêu
Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng được hoàn thiện vào thế kỷ IX, mang đặc trưng kiến trúc - tôn giáo của văn hóa Óc Eo, hiện đón hàng chục nghìn khách đến thăm mỗi năm.
Hát Quan Lang - Nét độc đáo trong đám cưới người tày huyện Bắc Sơn
Bắc Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có gần 50.000 người Tày sinh sống, chiếm 68,62% dân số toàn huyện. Văn hóa truyền thống dân tộc Tày được coi là một trong những nét đặc trưng, đại diện cho bản sắc văn hóa tiêu biểu của Bắc Sơn. Trải qua quá trình hình thành, phát triển, cộng đồng các dân tộc huyện Bắc Sơn nói chung, dân tộc Tày nói riêng đã không ngừng sáng tạo, bồi đắp, hình thành nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú và mang đậm nét đặc trưng riêng. Tiêu biểu trong số đó là hát Quan Lang hay còn gọi là thơ lẩu/thơ đám cưới. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày huyện Bắc Sơn.
Hát Quan Lang trong đám cưới người Tày ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này cần được lưu truyền để các thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và gìn giữ, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng dân ca đám cưới của các dân tộc Việt Nam.
Hát Quan Lang trong đám cưới người Tày ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này cần được lưu truyền để các thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và gìn giữ, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng dân ca đám cưới của các dân tộc Việt Nam.
Hát Quan Lang là một trong những loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của người Tày để nói lên toàn bộ quy trình trong đám cưới với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn khác nhau, tương ứng với từng hành động, lễ thức trong đám cưới với những câu hát thay cho những lời chào mời xã giao rất tế nhị, lịch thiệp, thể hiện tình cảm chân tình, tôn trọng lẫn nhau.
Những sản phẩm du lịch độc đáo vùng đồi chè Đình Lập
Với người dân huyện Đình Lập, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực giúp bà con nông dân thoát nghèo, góp phần đổi thay bộ mặt vùng quê nơi đây. Đặc biệt, không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm chè thơm ngon mà Đình Lập còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với sông núi hùng vĩ và những đồi chè bát ngát. Nhận thấy những lợi thế trên, từ năm 2022, ngành du lịch Lạng Sơn và cấp ủy, chính quyền huyện Đình Lập đã hỗ trợ người dân khai thác và kết nối phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp đồi.
Huyện Đình Lập hiện có vùng trồng chè nguyên liệu với diện tích hơn 600 ha, tập chung chủ yếu tại thị trấn Nông trường Thái Bình, xã Lâm Ca và xã Thái Bình… Cây chè được trồng tại đây thường là các giống chè như: Ô Long; Bát Tiên; Ngọc Thuý… và được sản xuất theo quy trình VietGAP, có sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình chăm sóc cũng như chất lượng sản phẩm.
Dong xuồng ngắm chim rừng Trà Sư
Đến rừng Trà Sư (An Giang), khách du lịch có thể bắt gặp, chụp ảnh chim trời ở cự ly khá gần, mà chưa cần đến thiết bị chuyên dụng như của các nhiếp ảnh gia chuyên về đời sống hoang dã.
Tour tham quan rừng tràm Trà Sư thường được tổ chức gọn trong ngày, với chuyến xuồng khứ hồi, tận hưởng cảnh quan đẹp, dùng bữa với nhiều món đặc sản sông nước.
Tour tham quan rừng tràm Trà Sư thường được tổ chức gọn trong ngày, với chuyến xuồng khứ hồi, tận hưởng cảnh quan đẹp, dùng bữa với nhiều món đặc sản sông nước.
16 thg 8, 2024
Chuyện xưa ờ làng cổ Long Tuyền
Làng Long Tuyền cổ (nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) là địa phương đặc biệt ở ĐBSCL bởi nơi đây tập trung đến 7 Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia: Đình Bình Thủy, Chùa Nam Nhã, Chùa Hội Linh, Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, Di tích An Nam Cộng Sản Đảng, Chùa Long Quang, Nhà cổ họ Dương. Miệt vườn trù phú và giàu truyền thống này còn lưu giữ nhiều câu chuyện và dấu tích thời mở đất lập làng.
Làng cổ
Làng cổ Long Tuyền được hình thành từ khá xa xưa, vị trí ở trung lưu, phía Tây, hữu ngạn sông Hậu, cách đầu nguồn sông Hậu chừng 140km đường chim bay. Nơi đây, thuở ấy còn rất hoang dã, rừng rậm, bàu lung, lau sậy ngút ngàn, hoang vắng bóng người.
Làng cổ
Làng cổ Long Tuyền được hình thành từ khá xa xưa, vị trí ở trung lưu, phía Tây, hữu ngạn sông Hậu, cách đầu nguồn sông Hậu chừng 140km đường chim bay. Nơi đây, thuở ấy còn rất hoang dã, rừng rậm, bàu lung, lau sậy ngút ngàn, hoang vắng bóng người.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)