Lá giang nấu với thịt gà là món rất ngon, thường có trong đám tiệc. Trong bữa cơm thường ngày, lá giang nấu với thịt bò, cá nục, cá kình hay cá cơm mờm. Làm món canh lá giang khá đơn giản. Chọn những lá giang không quá già, nhặt bỏ cuống để khi ăn không bị xát. Khi rửa cần vò cho dập sơ để lá giang lúc chín sẽ mềm hơn và đậm vị chua. Tùy từng loại nguyên liệu nấu kèm sẽ có cách nấu khác nhau. Với thịt gà, có thể ướp một ít gia vị, tao qua để thịt săn và thấm hơn trước khi cho nước vào nấu. Với thịt bò và các loại cá, khi nước sôi, cho nguyên liệu vào, đợi chín rồi thêm lá giang và nêm nếm vừa ăn là được. Để bát canh lá giang thơm ngon, bắt mắt hơn, có thể cho thêm một ít rau giá, rau ngổ, hành ngò, vài lát ớt đỏ.
5 thg 8, 2024
Giải nhiệt với canh lá giang
Về các miền quê ở Quảng Ngãi, thỉnh thoảng ta thấy trên bờ rào nhà ai đó những chùm lá giang xanh mướt. Lá giang được dùng để kết hợp chế biến nhiều món ăn dân dã mà ngon, mang đậm hương vị quê nhà.
Lá giang nấu với thịt gà là món rất ngon, thường có trong đám tiệc. Trong bữa cơm thường ngày, lá giang nấu với thịt bò, cá nục, cá kình hay cá cơm mờm. Làm món canh lá giang khá đơn giản. Chọn những lá giang không quá già, nhặt bỏ cuống để khi ăn không bị xát. Khi rửa cần vò cho dập sơ để lá giang lúc chín sẽ mềm hơn và đậm vị chua. Tùy từng loại nguyên liệu nấu kèm sẽ có cách nấu khác nhau. Với thịt gà, có thể ướp một ít gia vị, tao qua để thịt săn và thấm hơn trước khi cho nước vào nấu. Với thịt bò và các loại cá, khi nước sôi, cho nguyên liệu vào, đợi chín rồi thêm lá giang và nêm nếm vừa ăn là được. Để bát canh lá giang thơm ngon, bắt mắt hơn, có thể cho thêm một ít rau giá, rau ngổ, hành ngò, vài lát ớt đỏ.
Lá giang nấu với thịt gà là món rất ngon, thường có trong đám tiệc. Trong bữa cơm thường ngày, lá giang nấu với thịt bò, cá nục, cá kình hay cá cơm mờm. Làm món canh lá giang khá đơn giản. Chọn những lá giang không quá già, nhặt bỏ cuống để khi ăn không bị xát. Khi rửa cần vò cho dập sơ để lá giang lúc chín sẽ mềm hơn và đậm vị chua. Tùy từng loại nguyên liệu nấu kèm sẽ có cách nấu khác nhau. Với thịt gà, có thể ướp một ít gia vị, tao qua để thịt săn và thấm hơn trước khi cho nước vào nấu. Với thịt bò và các loại cá, khi nước sôi, cho nguyên liệu vào, đợi chín rồi thêm lá giang và nêm nếm vừa ăn là được. Để bát canh lá giang thơm ngon, bắt mắt hơn, có thể cho thêm một ít rau giá, rau ngổ, hành ngò, vài lát ớt đỏ.
Vẻ đẹp kiêu sa của hoa hồng trên thành phố tình yêu
Đà Lạt, thành phố mộng mơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, từ lâu đã nổi tiếng với muôn hoa khoe sắc. Trong bức tranh rực rỡ ấy, hoa hồng đóng vai trò đặc biệt, tô điểm cho thành phố thêm phần lãng mạn, kiêu sa và tạo nên nét rất riêng cho phố hoa Đà Lạt.
Độc đáo văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc
Bên cạnh giá trị về tài nguyên thiên nhiên, sự độc đáo, hấp dẫn về văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc cũng được xác định là một trong những yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển. Vùng Tây Bắc - nơi tập trung đông các DTTS sinh sống với sự phong phú, đa dạng cùng những tinh hoa trong cách chế biến, thưởng thức đã tạo ra sức hút đặc biệt về văn hóa ẩm thực đối với khách du lịch.
4 thg 8, 2024
Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
Làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) là nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu, một trong những dân tộc thiểu số ít người hiện nay ở Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Trước đây, với hình thức canh tác du canh du cư, nên trước mỗi mùa rẫy, người Brâu tiến hành tìm khu rẫy mới. Khi đã chọn được khu đất ưng ý, chủ nhà lấy cây Hla Klro đánh dấu vị trí khu đất của gia đình mình. Theo người Brâu, đất nào có cây Hla Klro thì lúa rẫy mới xanh tốt. Sau khi đánh dấu đất xong sẽ tiến hành phát một khoảng nhỏ để làm phép.
Trước đây, với hình thức canh tác du canh du cư, nên trước mỗi mùa rẫy, người Brâu tiến hành tìm khu rẫy mới. Khi đã chọn được khu đất ưng ý, chủ nhà lấy cây Hla Klro đánh dấu vị trí khu đất của gia đình mình. Theo người Brâu, đất nào có cây Hla Klro thì lúa rẫy mới xanh tốt. Sau khi đánh dấu đất xong sẽ tiến hành phát một khoảng nhỏ để làm phép.
Công trình kiến trúc cổ giữa thủ phủ cao nguyên
Không phải ai cũng biết, trụ sở làm việc của Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh chính là Tòa thị chính, hay còn gọi là Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng, là công trình kiến trúc hành chính cổ xưa nhất ở Tây Nguyên, đang lưu giữ những dấu ấn lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của huyện Di Linh giữa lòng cao nguyên hùng vĩ và đang được đề xuất công nhận di tích lịch sử văn hóa.
Dấu ấn dòng họ Phạm trong tiến trình mở cõi ở Tây Ninh
Dòng họ Phạm là một trong những dòng họ khẩn hoang đầu tiên tại vùng đất này.
Từ giữa thế kỷ XVII, người Việt theo cuộc Nam tiến đi khai khẩn đất đai, định cư ở Hóc Môn rồi di chuyển dần đến Trảng Bàng, qua Gò Dầu rồi lên tận núi Bà Đen. Theo gia phả của một số gia đình ở Tây Ninh, vùng đất Bình Tịnh (nay là phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng) được coi là một trong những nơi người Việt đến định cư từ rất sớm. Trong đó, dòng họ Phạm là một trong những dòng họ khẩn hoang đầu tiên tại vùng đất này.
Bến cảng sông Vàm
Hàng trăm năm trước, sông Vàm Cỏ Đông là một trong hai thuỷ lộ chính của những lưu dân người Việt lên khai khẩn đất đai và giữ gìn bờ cõi. Ngày nay, với lợi thế giao thông đường thuỷ, hai bên bờ sông Vàm đã xây dựng nhiều bến cảng, góp phần phát triển kinh tế cho Tây Ninh.
3 thg 8, 2024
Vườn chim Bạc Liêu
Vườn chim Bạc Liêu thuộc địa phận phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu từ lâu đã là điểm du lịch sinh thái quen thuộc với người dân địa phương và du khách. Vườn Chim Bạc Liêu mang đậm nét thiên nhiên hoang dã, có cảnh quan đẹp, không gian xanh mát hữu tình, và là ngôi nhà của rất nhiều loài chim, cò quý hiếm.
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hoặc đường Ninh Bình, về hướng Nhà Mát chừng 3km, rẻ phải qua cầu Vườn Chim 1km, du khách sẽ đến được Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu.
Thời gian du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn chim là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Đây là mùa sinh sản của các loài chim và là mùa ngắm chim lý tưởng, không gian ngập tràn tiếng chim ríu rít, với hàng trăm cung giọng lảnh lót khác nhau.
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hoặc đường Ninh Bình, về hướng Nhà Mát chừng 3km, rẻ phải qua cầu Vườn Chim 1km, du khách sẽ đến được Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu.
Thời gian du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn chim là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Đây là mùa sinh sản của các loài chim và là mùa ngắm chim lý tưởng, không gian ngập tràn tiếng chim ríu rít, với hàng trăm cung giọng lảnh lót khác nhau.
Độc đáo Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán
Từ ngày 20 - 22/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán. Ngày hội đã thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, như: Các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc (bóng đá nữ, đẩy gậy, kéo co, bắt vịt...); thi ẩm thực; thi thêu dệt trang phục truyền thống; trải nghiệm chợ phiên ngày Kiêng gió tại chợ Đồng Văn...
Ngày hội Kiêng gió thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, như: Các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc (bóng đá nữ, đẩy gậy, kéo co, bắt vịt...); thi ẩm thực; thi thêu dệt trang phục truyền thống; trải nghiệm chợ phiên ngày Kiêng gió tại chợ Đồng Văn...
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)