3 thg 8, 2024
Đồng bào Giáy vui hội xuống đồng
Sáng ngày 3/2 (ngày 13 tháng Giêng), xã Quang Kim, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ hội xuống đồng sau 3 năm tạm dừng do dịch bệnh. Lễ hội xuống đồng là Lễ hội truyền thống của đồng bào Giáy, được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của năm Âm lịch.
2 thg 8, 2024
Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh xứ Lạng
Thảo nguyên Đồng Lâm được nhiều người biết tới với tên gọi là Thảo nguyên Hữu Liên, nằm tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Nếu du khách muốn khám phá một “Mông Cổ thu nhỏ” giữa lòng xứ Lạng với sự đa dạng sinh học, cũng như nhiều núi đá, thác nước, hang động đẹp kỳ vĩ... thì đây là một trong số những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua.
Nghệ thuật từ những mảnh vỡ
Hàng trăm năm qua, qua bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa, từ những bậc thầy nề, nghõa (thợ thủ công xây dựng cung đình Huế) đã biến những mảnh sành, mảnh thủy tinh vỡ thành những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên lăng tẩm, đền đài có một không hai ở Cố đô Huế.
Lễ rước dâu của người Giáy
Lễ cưới của người Giáy là một sự kiện trọng đại, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi cặp đôi. Mỗi nghi thức truyền thống trong ngày cưới không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà còn thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, đề cao giá trị của gia đình và hướng đến một cuộc sống hôn nhân bền vững. Đặc biệt, lễ rước dâu của người Giáy có sự kết hợp sinh động giữa trang phục truyền thống, âm nhạc, và những lời hát dân ca. Tất cả làm nổi bật nét đẹp của các nghi thức rước dâu truyền thống trong lễ rước dâu người Giáy.
Lễ cấp sắc của người Tày ở Định Hóa
Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những giá trị cốt lõi vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Do vậy, Lễ cấp sắc trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Tày nơi đây.
Tại Thái Nguyên, người Tày sinh sống tập trung nhiều nhất ở huyện Định Hóa, với hơn 46.000 người (chiếm 37% toàn tỉnh). Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo, lâu đời của người Tày ở địa phương. Đây là dịp để tìm ra một thầy cúng am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, có uy tín rất lớn để mọi người gửi gắm sự tin tưởng, bởi hầu hết các hoạt động trong cộng đồng, dòng họ, gia đình của người Tày đều nhờ cậy đến thầy cúng.
Lễ cấp sắc được người dân coi là nghi lễ khá nghiêm ngặt và phải chuẩn bị thật chu đáo
Tại Thái Nguyên, người Tày sinh sống tập trung nhiều nhất ở huyện Định Hóa, với hơn 46.000 người (chiếm 37% toàn tỉnh). Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo, lâu đời của người Tày ở địa phương. Đây là dịp để tìm ra một thầy cúng am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, có uy tín rất lớn để mọi người gửi gắm sự tin tưởng, bởi hầu hết các hoạt động trong cộng đồng, dòng họ, gia đình của người Tày đều nhờ cậy đến thầy cúng.
1 thg 8, 2024
Khám phá Thủy cung rùa Vinwonder Phú Quốc
Thủy cung Vinpearl nằm trong tổ hợp VinWonders Phú Quốc là công trình thủy cung hình rùa lớn nhất Việt Nam và lọt top 5 lớn nhất thế giới. Ảnh: Trương Phú Quốc
Tạp chí du lịch nổi tiếng Mỹ Travel & Leisure ngày 9/7/2024 đã công bố top 25 đảo và quần đảo đẹp nhất thế giới 2024. Trong đó, Phú Quốc là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách, xếp thứ 2 (sau Maldives). Phú Quốc không chỉ có lợi thế về địa hình, thời tiết, mà còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc. Mới đây, cung điện Hải Vương đã khiến du khách trầm trồ với hình dáng một chú rùa biển khổng lồ.
Chùa Vạn Phước Di Đà: Ngôi danh lam cổ tự trên đất cố đô
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam.
Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10 m, tòa sen cao 0,75 m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
Ẩm thực xanh từ miền núi
Những đặc sản ẩm thực cùng cách thức sử dụng vật liệu, đồ dùng từ thiên nhiên như lá rừng, tre nứa, song mây... thể hiện rõ nếp sống thân thiện với môi trường của người miền núi.
Đi thuyền thúng rừng dừa Cẩm Thanh lọt tốp 25 trải nghiệm trên thuyền hấp dẫn nhất thế giới
Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor vừa đưa ra danh sách 25 trải nghiệm trên thuyền hấp dẫn nhất thế giới năm 2024.
Hao cơm với tép bạc đất nướng
Tép bạc đất tự nhiên - loài giáp xác chỉ nhỏ bằng đầu đũa nhưng thịt chúng ngon ngọt không thua tôm càng, tôm sú, tôm thẻ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)