3 thg 7, 2024

Ngắm hoàng hôn mộng mơ bên hồ Trà Lý

Trời chiều dần đổ về hoàng hôn, những tia ngày hè buông ánh vàng trên mặt hồ Trà Lý (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên). Thời khắc ngắn ngủi cuối ngày làm xao xuyến những tâm hồn vốn đam khung cảnh thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên.

Hồ Trà Lý (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên) một chiều hạ. Ảnh: THÚY HIỀN

2 thg 7, 2024

Háo hức cháo chờ Nam Ô

Người ta nói đây là món ăn gây nhiều ngạc nhiên nhất ở làng chài cổ Nam Ô (Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).

Cháo chờ - bánh canh Nam Ô. Ảnh: N.H

Thú vị ẩm thực truyền thống núi rừng Nam Giang

Hội thi Ẩm thực truyền thống các Dân tộc huyện Nam Giang là một phần trong không gian Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI, chào mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949 - 28/6/2024).

Đây là dịp để cộng đồng các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng sinh sống trên địa bàn huyện giới thiệu những món ăn truyền thống của dân tộc mình đến du khách đến tham dự ngày hội; bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương, cùng cách chế biến truyền thống được lưu truyền từ nhiều đời đã để lại trong lòng du khách gần xa ấn tượng về hương vị lạ lẫm, độc đáo của ẩm thực truyền thống vùng núi rừng Nam Giang…

Báo Quảng Nam giới thiệu một số món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc huyện Nam Giang mang đến Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI.

Món cơm lam được mang đến từ xã Chà Vàl

Rực vàng sắc hoa sưa xứ Tiên

Tháng 3 mùa hoa sưa bung nở. Khắp các nẻo đường quê Tiên Phước, sắc hoa sưa vàng rực một màu. Dưới ánh nắng dịu nhẹ, góc trời xứ Tiên lấp lánh những sắc vàng.

Sắc sưa lung linh trong nắng sớm. Ảnh: D.L

Đã bao mùa hoa sưa đi qua, nhưng mỗi mùa sưa đến lại làm nao lòng bao người lướt qua dưới bóng sưa già. Sắc vàng hoa sưa làm sáng cả một góc trời quê. Tháng 3 về, nếu ai có dịp ghé xứ Tiên một lần, hẳn không thể nào quên được nét đẹp sưa vàng mùa nở rộ.

Khám phá vực Phun ở Phú Yên

Vực Phun nằm lọt trong dãy núi Đá Đen, giữa rừng cây và đồi núi trập trùng, nước trong xanh, hút nhiều khách du lịch mạo hiểm đến chèo SUP.


Cách thành phố Tuy Hoà hơn 20 km về phía tây nam, vực Phun thuộc xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, được tạo thành từ những dòng suối của đèo Cả ở thượng nguồn sông Bánh Lái. Cổng thông tin điện tử Phú Yên giới thiệu nơi này mây nước trong xanh, kỳ vĩ, có những vách đá thẳng đứng xếp chồng lên nhau, gần đây là điểm đến yêu thích của khách du lịch mạo hiểm.

1 thg 7, 2024

Mùa chùm ruột trĩu cành

Đâu đó trong mảnh vườn trái cây đang rộ, những cây chùm ruột ngày thường khiêm tốn nép mình, nay bỗng dưng trổ những chùm trái mọng nước chi chít khắp từ thân tới ngọn.

Chùm ruột trên cây.

Cơn mưa đầu mùa đi kèm dông gió thường khiến những chùm trái non rụng tơi tả. Chùm nào trụ được sau các cơn dông, đều là những chùm trái “chiến” nhất, sau vài ngày lại tròn trịa, chắc nịch hơn, nhìn rất bắt mắt.

Lửa rèn trên quê hương Bác


Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.

Trải nghiệm cắm trại bên bờ sông Bôi

Rời phố thị náo nhiệt đến du lịch Tây Bắc, nhiều người tìm về bờ sông Bôi cắm trại, trải nghiệm cảm giác bình yên hữu tình.

Dòng sông Bôi hiền dịu chảy qua huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km. Nơi đây có vẻ đẹp độc đáo, địa hình chủ yếu là núi đồi sông nước nên thơ rất phù hợp với những chuyến picnic, dã ngoại, cắm trại…

Đến sông Bôi bạn sẽ được trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, vào dòng nước mát trong và cả bầu trời đầy sao.. là những điều mà bạn khó trải nghiệm ở chốn đô thị tấp nập. Dưới đây là một số điểm cắm trại hấp dẫn bên dòng sông Bôi bạn nên bỏ túi ngay.

Đi qua mùa hạ ở Mộc Châu

Mộc Châu mùa hè không có sắc thắm của hoa đào, trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ hay hoa lê... Chỉ có một màu xanh mướt mát của cỏ cây, núi rừng, điểm xuyết những chấm đỏ xíu của mận, đào chín.

Bản hang Táu - làng nguyên thủy hoang sơ của Mộc Châu. Ảnh: Hà An

30 thg 6, 2024

8 đặc sản xứ Mường phải thử trên đường du lịch Tây Bắc

Ẩm thực xứ Mường với hương vị rất riêng đậm chất nơi rẻo cao, luôn là nét hấp dẫn du khách trên hành trình du lịch Tây Bắc.

Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Hòa Bình là cái nôi của nền ẩm thực xứ Mường bởi có vô số các món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên. Dưới đây là một số đặc sản được lòng thực khách.

Thịt trâu lá lồm

Đây là món ăn độc đáo chỉ duy nhất vùng đất này mới có. Thịt trâu vốn rất hôi và dai, kết hợp với lá lồm lại cho ra một món ăn có hương vị riêng biệt.

Vị chua thanh của lá lồm đánh tan mùi hôi của thịt. Miếng thịt no lửa chín mềm ngon hòa quyện cùng đầy đủ gia vị. Cắn một miếng, thực khách sẽ thấy béo ngậy, thơm lừng. Thịt trâu ăn cùng cơm nóng hoặc bún lại càng hấp dẫn.

Thịt trâu lá lồm - đặc sản xứ Mường Hòa Bình. Ảnh: Minh Nguyễn

Gà nấu măng chua

Vùng núi Hoà Bình đặc biệt là các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… nổi tiếng với những con gà thả đồi thịt săn chắc, dai và rất thơm. Măng tươi được hái từ trên rừng về sẽ có độ ngon ngọt, và chua tự nhiên hơn các loại măng ở vùng đồng bằng.

Hai đặc sản núi rừng kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Những miếng măng giòn chua thanh, vị ngọt thơm của thịt gà quyện cùng vị của hạt dổi khiến nhiều du khách phải tấm tắc khen ngon.

Gà nấu măng chua chinh phục thực khách trên đường du lịch Tây Bắc. Ảnh: Minh Nguyễn

Lợn mán thui luộc

Lợn mán được người dân bản nuôi thả rông, vì thịt ngọt, tươi cũng như săn chắc của món ăn này. Chế biến cũng độc đáo và khác lạ, lợn được đem thui rơm thơm nức, sau đó chọn phần ngon nhất của con lợn đem đi luộc.

Khi chín, từng miếng thịt có lớp bì vàng ươm, giòn, thịt mềm. Thực khách sẽ cảm nhận rõ mùi thơm của lá gia vị, chấm cùng muối hạt dổi, chút beo béo của thịt mỡ và bì, càng ăn càng cuốn.

Lợn mán thui luộc. Ảnh: Minh Nguyễn

Cá ốt đồ măng chua

Là một món ăn chế biến rất kỳ công, cần đến 12 tiếng mới nấu xong. Người ta sẽ chọn những loại cá trắm, trôi, chép, và ngon hơn cả là các loại cá suối, cho thêm măng chua hoặc lá đu đủ thái nhỏ và đồ cho đến khi cá chín nhừ.

Du khách thưởng thức món cá ốt đồ sẽ cảm nhận được mùi thơm của cá quyện lẫn các loại gia vị của núi rừng Tây Bắc vô cùng hấp dẫn.

Cá ốt đồ 12 tiếng mới xong. Ảnh: Minh Nguyễn

Canh loóng

Canh loóng là loại canh được nấu từ thân non cây chuối rừng cùng nước xương ninh nhừ. Loại chuối này nấu canh sẽ không bị chát như các loại chuối thường.

Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm mát và giòn của loóng chuối, vị của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Tất cả quyện vào tạo nên một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.

Xôi ngũ sắc

Chuyến du lịch nơi rẻo cao sẽ trở nên đáng nhớ nếu bạn được thưởng thức món xôi ngũ sắc vô cùng bắt mắt của đồng bào Mường. Theo quan niệm, hình ảnh xôi ngũ sắc tượng trưng cho “ngũ hành” và những điều may mắn, tốt lành.

Nguyên liệu để tạo ra món ăn này gồm có gạo nếp nương thơm dẻo và các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Xôi ngũ sắc có thể chấm cùng muối vừng hoặc ăn kèm thịt nướng đều rất ngon.

Xôi ngũ sắc dẻo thơm đốn tim du khách. Ảnh: Minh Nguyễn

Cơm lam

Đây là đặc sản vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam, cơm lam mang đậm hương vị núi rừng sẽ khiến du khách mê đắm. Gạo nếp dẻo ngon cho vào ống tre, nướng trên than hồng. Gạo nếp vẫn dẻo và thơm, ăn một lần là sẽ nhớ mãi.

Rượu cần

Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người nghĩ ngay đến rượu cần. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là di sản văn hoà người Mường. Thường khi nhà có khách quý, dịp lễ Tết, hội hè, người Mường sẽ tổ chức uống rượu cần.

Rượu cần được nấu từ men lá cùng gạo nếp và trấu, kết hợp cùng nhiều loại lá, thảo quả… Hương vị rất đặc trưng.

Xuân Xuân