1 thg 7, 2024
Lửa rèn trên quê hương Bác
Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.
Trải nghiệm cắm trại bên bờ sông Bôi
Rời phố thị náo nhiệt đến du lịch Tây Bắc, nhiều người tìm về bờ sông Bôi cắm trại, trải nghiệm cảm giác bình yên hữu tình.
Dòng sông Bôi hiền dịu chảy qua huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km. Nơi đây có vẻ đẹp độc đáo, địa hình chủ yếu là núi đồi sông nước nên thơ rất phù hợp với những chuyến picnic, dã ngoại, cắm trại…
Đến sông Bôi bạn sẽ được trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, vào dòng nước mát trong và cả bầu trời đầy sao.. là những điều mà bạn khó trải nghiệm ở chốn đô thị tấp nập. Dưới đây là một số điểm cắm trại hấp dẫn bên dòng sông Bôi bạn nên bỏ túi ngay.
Dòng sông Bôi hiền dịu chảy qua huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km. Nơi đây có vẻ đẹp độc đáo, địa hình chủ yếu là núi đồi sông nước nên thơ rất phù hợp với những chuyến picnic, dã ngoại, cắm trại…
Đến sông Bôi bạn sẽ được trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, vào dòng nước mát trong và cả bầu trời đầy sao.. là những điều mà bạn khó trải nghiệm ở chốn đô thị tấp nập. Dưới đây là một số điểm cắm trại hấp dẫn bên dòng sông Bôi bạn nên bỏ túi ngay.
Đi qua mùa hạ ở Mộc Châu
Mộc Châu mùa hè không có sắc thắm của hoa đào, trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ hay hoa lê... Chỉ có một màu xanh mướt mát của cỏ cây, núi rừng, điểm xuyết những chấm đỏ xíu của mận, đào chín.
30 thg 6, 2024
8 đặc sản xứ Mường phải thử trên đường du lịch Tây Bắc
Ẩm thực xứ Mường với hương vị rất riêng đậm chất nơi rẻo cao, luôn là nét hấp dẫn du khách trên hành trình du lịch Tây Bắc.
Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Hòa Bình là cái nôi của nền ẩm thực xứ Mường bởi có vô số các món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên. Dưới đây là một số đặc sản được lòng thực khách.
Thịt trâu lá lồm
Đây là món ăn độc đáo chỉ duy nhất vùng đất này mới có. Thịt trâu vốn rất hôi và dai, kết hợp với lá lồm lại cho ra một món ăn có hương vị riêng biệt.
Vị chua thanh của lá lồm đánh tan mùi hôi của thịt. Miếng thịt no lửa chín mềm ngon hòa quyện cùng đầy đủ gia vị. Cắn một miếng, thực khách sẽ thấy béo ngậy, thơm lừng. Thịt trâu ăn cùng cơm nóng hoặc bún lại càng hấp dẫn.
Gà nấu măng chua
Vùng núi Hoà Bình đặc biệt là các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… nổi tiếng với những con gà thả đồi thịt săn chắc, dai và rất thơm. Măng tươi được hái từ trên rừng về sẽ có độ ngon ngọt, và chua tự nhiên hơn các loại măng ở vùng đồng bằng.
Hai đặc sản núi rừng kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Những miếng măng giòn chua thanh, vị ngọt thơm của thịt gà quyện cùng vị của hạt dổi khiến nhiều du khách phải tấm tắc khen ngon.
Lợn mán thui luộc
Lợn mán được người dân bản nuôi thả rông, vì thịt ngọt, tươi cũng như săn chắc của món ăn này. Chế biến cũng độc đáo và khác lạ, lợn được đem thui rơm thơm nức, sau đó chọn phần ngon nhất của con lợn đem đi luộc.
Khi chín, từng miếng thịt có lớp bì vàng ươm, giòn, thịt mềm. Thực khách sẽ cảm nhận rõ mùi thơm của lá gia vị, chấm cùng muối hạt dổi, chút beo béo của thịt mỡ và bì, càng ăn càng cuốn.
Cá ốt đồ măng chua
Là một món ăn chế biến rất kỳ công, cần đến 12 tiếng mới nấu xong. Người ta sẽ chọn những loại cá trắm, trôi, chép, và ngon hơn cả là các loại cá suối, cho thêm măng chua hoặc lá đu đủ thái nhỏ và đồ cho đến khi cá chín nhừ.
Du khách thưởng thức món cá ốt đồ sẽ cảm nhận được mùi thơm của cá quyện lẫn các loại gia vị của núi rừng Tây Bắc vô cùng hấp dẫn.
Canh loóng
Canh loóng là loại canh được nấu từ thân non cây chuối rừng cùng nước xương ninh nhừ. Loại chuối này nấu canh sẽ không bị chát như các loại chuối thường.
Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm mát và giòn của loóng chuối, vị của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Tất cả quyện vào tạo nên một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.
Xôi ngũ sắc
Chuyến du lịch nơi rẻo cao sẽ trở nên đáng nhớ nếu bạn được thưởng thức món xôi ngũ sắc vô cùng bắt mắt của đồng bào Mường. Theo quan niệm, hình ảnh xôi ngũ sắc tượng trưng cho “ngũ hành” và những điều may mắn, tốt lành.
Nguyên liệu để tạo ra món ăn này gồm có gạo nếp nương thơm dẻo và các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Xôi ngũ sắc có thể chấm cùng muối vừng hoặc ăn kèm thịt nướng đều rất ngon.
Cơm lam
Đây là đặc sản vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam, cơm lam mang đậm hương vị núi rừng sẽ khiến du khách mê đắm. Gạo nếp dẻo ngon cho vào ống tre, nướng trên than hồng. Gạo nếp vẫn dẻo và thơm, ăn một lần là sẽ nhớ mãi.
Rượu cần
Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người nghĩ ngay đến rượu cần. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là di sản văn hoà người Mường. Thường khi nhà có khách quý, dịp lễ Tết, hội hè, người Mường sẽ tổ chức uống rượu cần.
Rượu cần được nấu từ men lá cùng gạo nếp và trấu, kết hợp cùng nhiều loại lá, thảo quả… Hương vị rất đặc trưng.
Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Hòa Bình là cái nôi của nền ẩm thực xứ Mường bởi có vô số các món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên. Dưới đây là một số đặc sản được lòng thực khách.
Thịt trâu lá lồm
Đây là món ăn độc đáo chỉ duy nhất vùng đất này mới có. Thịt trâu vốn rất hôi và dai, kết hợp với lá lồm lại cho ra một món ăn có hương vị riêng biệt.
Vị chua thanh của lá lồm đánh tan mùi hôi của thịt. Miếng thịt no lửa chín mềm ngon hòa quyện cùng đầy đủ gia vị. Cắn một miếng, thực khách sẽ thấy béo ngậy, thơm lừng. Thịt trâu ăn cùng cơm nóng hoặc bún lại càng hấp dẫn.
Thịt trâu lá lồm - đặc sản xứ Mường Hòa Bình. Ảnh: Minh Nguyễn
Gà nấu măng chua
Vùng núi Hoà Bình đặc biệt là các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… nổi tiếng với những con gà thả đồi thịt săn chắc, dai và rất thơm. Măng tươi được hái từ trên rừng về sẽ có độ ngon ngọt, và chua tự nhiên hơn các loại măng ở vùng đồng bằng.
Hai đặc sản núi rừng kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Những miếng măng giòn chua thanh, vị ngọt thơm của thịt gà quyện cùng vị của hạt dổi khiến nhiều du khách phải tấm tắc khen ngon.
Lợn mán thui luộc
Lợn mán được người dân bản nuôi thả rông, vì thịt ngọt, tươi cũng như săn chắc của món ăn này. Chế biến cũng độc đáo và khác lạ, lợn được đem thui rơm thơm nức, sau đó chọn phần ngon nhất của con lợn đem đi luộc.
Khi chín, từng miếng thịt có lớp bì vàng ươm, giòn, thịt mềm. Thực khách sẽ cảm nhận rõ mùi thơm của lá gia vị, chấm cùng muối hạt dổi, chút beo béo của thịt mỡ và bì, càng ăn càng cuốn.
Cá ốt đồ măng chua
Là một món ăn chế biến rất kỳ công, cần đến 12 tiếng mới nấu xong. Người ta sẽ chọn những loại cá trắm, trôi, chép, và ngon hơn cả là các loại cá suối, cho thêm măng chua hoặc lá đu đủ thái nhỏ và đồ cho đến khi cá chín nhừ.
Du khách thưởng thức món cá ốt đồ sẽ cảm nhận được mùi thơm của cá quyện lẫn các loại gia vị của núi rừng Tây Bắc vô cùng hấp dẫn.
Canh loóng
Canh loóng là loại canh được nấu từ thân non cây chuối rừng cùng nước xương ninh nhừ. Loại chuối này nấu canh sẽ không bị chát như các loại chuối thường.
Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm mát và giòn của loóng chuối, vị của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Tất cả quyện vào tạo nên một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.
Xôi ngũ sắc
Chuyến du lịch nơi rẻo cao sẽ trở nên đáng nhớ nếu bạn được thưởng thức món xôi ngũ sắc vô cùng bắt mắt của đồng bào Mường. Theo quan niệm, hình ảnh xôi ngũ sắc tượng trưng cho “ngũ hành” và những điều may mắn, tốt lành.
Nguyên liệu để tạo ra món ăn này gồm có gạo nếp nương thơm dẻo và các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Xôi ngũ sắc có thể chấm cùng muối vừng hoặc ăn kèm thịt nướng đều rất ngon.
Cơm lam
Đây là đặc sản vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam, cơm lam mang đậm hương vị núi rừng sẽ khiến du khách mê đắm. Gạo nếp dẻo ngon cho vào ống tre, nướng trên than hồng. Gạo nếp vẫn dẻo và thơm, ăn một lần là sẽ nhớ mãi.
Rượu cần
Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người nghĩ ngay đến rượu cần. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là di sản văn hoà người Mường. Thường khi nhà có khách quý, dịp lễ Tết, hội hè, người Mường sẽ tổ chức uống rượu cần.
Rượu cần được nấu từ men lá cùng gạo nếp và trấu, kết hợp cùng nhiều loại lá, thảo quả… Hương vị rất đặc trưng.
Xuân Xuân
Ngôi chùa có hàng trăm cây thốt nốt cổ thụ ở Sóc Trăng
Chùa Ta Kúch Chắs còn có tên chùa Trà Quýt cũ (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành) được xem là ngôi chùa trồng nhiều thốt nốt nhất miền Tây.
Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.
Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.
Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.
Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.
Mùa hè ăn ngon chơi đã ở đảo Thanh Lân hoang sơ
Nếu đã quen thuộc với Hạ Long, Bãi Cháy..., du khách có thể thử ghé thăm những hòn đảo. Đảo Thanh Lân là một gợi ý.
Mỹ Sơn - điểm đến du lịch ấn tượng
Với những "con số biết nói" cho thấy du lịch Mỹ Sơn (Quảng Nam) đang phục hồi một cách ngoạn mục sau đại dịch Covid-19, trở thành điểm đến hấp dẫn.
Năm 2023, tổng lượng khách tham quan Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) đạt 380 nghìn lượt (tăng 344% so với năm 2022); trong đó khách nước ngoài đạt 335 nghìn lượt (tăng 500%). Tổng doanh thu đạt 60,3 tỉ đồng, tăng 360% so với năm 2022. Chỉ riêng quý 1/2024 tổng lượng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt 138.138 lượt khách (tăng 65,7% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng doanh thu ước đạt 19,43 tỉ đồng. Đây là những con số vô cùng ấn tượng, phản ánh quá trình phục hồi ngoạn mục của du lịch Mỹ Sơn những năm gần đây.
Năm 2023, tổng lượng khách tham quan Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) đạt 380 nghìn lượt (tăng 344% so với năm 2022); trong đó khách nước ngoài đạt 335 nghìn lượt (tăng 500%). Tổng doanh thu đạt 60,3 tỉ đồng, tăng 360% so với năm 2022. Chỉ riêng quý 1/2024 tổng lượng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt 138.138 lượt khách (tăng 65,7% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng doanh thu ước đạt 19,43 tỉ đồng. Đây là những con số vô cùng ấn tượng, phản ánh quá trình phục hồi ngoạn mục của du lịch Mỹ Sơn những năm gần đây.
29 thg 6, 2024
Langfarm Center - Nông trại cổ tích
Langfarm là một thương hiệu có xuất xứ từ phố núi Đà Lạt, lấy cảm hứng từ ngọn núi Lang Biang hùng vĩ, với chuyên ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt.
Samten Hills Dalat - Điểm đến đa trải nghiệm dành cho gia đình
Samten Hills Dalat, điểm du lịch đặt Đại bảo tháp kinh luân, bánh xe cầu nguyện lớn nhất thế giới đã xác lập kỷ lục Guinness, không chỉ biết đến là điểm du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa mà hiện có thêm nhiều dịch vụ đa dạng, tăng trải nghiệm cho du khách.
Người con nuôi xứ Nghệ đến từ đất Phù Tang
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích từng chia sẻ thông tin, vào đầu thế kỷ XVII, tại khu vực Cửa Hội có một con tàu của thương nhân Nhật Bản bị đắm, chính quyền lúc bấy giờ đã cứu vớt được hơn 100 người; trong đó có 1 phụ nữ được người bản xứ nhận làm con nuôi...
Mối quan hệ giao thương đặc biệt
Là vùng đất có bề dày lịch sử, Nghệ An luôn là vùng đất giữ vị trí trọng yếu. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, khi trấn lỵ Nghệ An được đặt dưới chân núi Lam Thành, cạnh con sông Lam và ngay trên trục đường thiên lý thời bấy giờ, đã thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó có những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Nhật Bản đều ghi chép từ đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản đã đến xã Phục Lễ (Hưng Nguyên) để buôn bán.
Mối quan hệ giao thương đặc biệt
Là vùng đất có bề dày lịch sử, Nghệ An luôn là vùng đất giữ vị trí trọng yếu. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, khi trấn lỵ Nghệ An được đặt dưới chân núi Lam Thành, cạnh con sông Lam và ngay trên trục đường thiên lý thời bấy giờ, đã thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó có những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Nhật Bản đều ghi chép từ đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản đã đến xã Phục Lễ (Hưng Nguyên) để buôn bán.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)