25 thg 6, 2024

Chữa lành ở Nam Ban

Nam Ban khí hậu mát mẻ với những nông trại cây trái, xưởng dâu tằm, là nơi du khách đến để tìm sự yên bình trong tâm hồn.

Huỳnh Thị Kiên (Xu Kiên), 30 tuổi, blogger du lịch, vừa có chuyến đi tới Nam Ban, một địa danh tại Lâm Đồng. Chị chia sẻ những cảm xúc trong hành trình "chữa lành" tại đây với độc giả VnExpress.

Nam Ban là thị trấn nhỏ, diện tích khoảng 20 km², thuộc huyện Lâm Hà. Nằm trên thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên với vùng bình nguyên, Nam Ban có độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 m so với mực nước biển. Bên cạnh người dân tộc Kinh di cư từ Hà Nội và các tỉnh miền Tây, nơi đây còn có dân tộc thiểu số như Cơ Ho, Mạ, Tày, Thái. Những năm gần đây, Nam Ban trở thành điểm du lịch "chữa lành" được nhiều du khách yêu thích.

Không gian yên bình tại Nam Ban.

24 thg 6, 2024

Đảo Yến hoang sơ trên vịnh Nha Trang

Dịp hè, nhiều du khách đến hòn Nội, còn gọi là đảo Yến để tận hưởng bãi tắm đẹp, cảnh biển hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa lịch sử.


Hòn Nội, còn gọi là đảo Yến, là một trong những hòn đảo đẹp, nổi tiếng ở vịnh Nha Trang với nét hoang sơ, hùng vĩ.

Theo sử sách, năm 1328, đề đốc Thủy quân Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) phát hiện ra các hòn đảo có yến làm tổ ở vùng biển Bình Khang. Sau đó, ông được suy tôn là thủy tổ nghề yến sào Việt Nam.


Để đến đảo, du khách phải đi tàu gỗ, hoặc cano từ cảng cá dân sinh tại Nha Trang, quãng đường 30 km. Giá vé tàu từ 490.000-790.000 đồng mỗi người.


Đoạn đường vào đảo phải đi qua những mỏm đá cheo leo, một bên là biển xanh, gió mát. Một số đoạn đường được đơn vị du lịch bố trí các cầu để du khách dễ dàng di chuyển.


Nhà vọng cảnh trên đảo nằm ở đỉnh Hạ Du, cao 90 m. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh biển đảo.


Tượng Đô đốc Thủy quân Tây Sơn - Lê Thị Huyền Trâm được dựng tại Hòn Nội. Theo tài liệu lịch sử, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tại dinh Bình Khang kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các sở lưới đăng, đảo Yến (hòn Nội). Bà đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu cho nhà Tây Sơn.

Năm 1788, bà được phong chỉ huy liên quân thủy bộ trấn thủ một số vùng biển trọng yếu. Ngày 10/5/1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã hy sinh. Người dân suy tôn bà Lê Thị Huyền Trâm là Đảo yến chủ Thánh Mẫu, lập miếu thờ trên các đảo yến.


Ngày 10/5 âm lịch hàng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh Mẫu và tướng sĩ Tây Sơn hy sinh tại Đền thờ Tổ nghề Yến sào. Du khách khi đến đây có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề yến sào.

Trên đảo, một số điểm tập trung những mỏm đá lớn, xung quanh nhiều hải âu bay lượn, thu hút khách chụp ảnh.

Ông Thế Quang, đến từ Hà Nội, biết hòn Nội qua các kênh du lịch nên dành thời gian ra đảo tham quan. Sống ở thành phố lớn, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ồn ào, nên ra đảo nghỉ dưỡng là "một trải nghiệm thú vị", ông Quang nói.

Một góc bãi biển trong xanh trên đảo. Cách hòn Nội chừng 2 km là hòn Ngoại (góc phải), nhân viên tại đảo cho biết nơi đây từng tập trung nhiều loài chim.

Bùi Toàn

Bốn món ăn lạ miệng ở Quy Nhơn

Gỏi ốc giấy, cá cơm mờm khô rim hay cá chình mun, bò chua Tây Sơn là những món đặc sản lạ miệng, du khách nên thử khi đến Quy Nhơn.

Thành phố biển Quy Nhơn không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Với những ai yêu thích khám phá hương vị mới lạ, Quy Nhơn là điểm đến lý tưởng. Dưới đây là những món ăn du khách không nên bỏ qua khi đến thăm thành phố biển xinh đẹp này.

Gỏi ốc giấy

Gỏi ốc giấy là một trong những món ăn đặc trưng của Quy Nhơn, mang hương vị thanh mát. Ốc giấy còn gọi là ốc giấm - một loại ốc có vỏ mỏng, dày và ngọt thịt.

Gỏi ốc giấy thanh mát của người Quy Nhơn. Ảnh: Hải sản Đại Dương Xanh

Những món ăn không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng đang trong mùa cao điểm du lịch hè, với lễ hội pháo hoa quốc tế, những bãi biển đẹp, đa dạng hoạt động giải trí và nhiều món ngon.


Các món ăn và quán ăn dưới đây được lựa chọn dựa trên trải nghiệm của phóng viên VnExpress và được Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cùng các thành viên trên Diễn đàn Du lịch Đà Nẵng với hơn 600.000 người gợi ý.

Vịnh Lan Hạ - "viên ngọc quý" của du lịch biển Việt Nam

Nằm trong quần thể Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ được mệnh danh là "viên ngọc quý" của du lịch biển đảo Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên bình với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú, thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm.

Toàn cảnh vịnh Lan Hạ nhìn từ trên cao. Ảnh: Công Đạt/ Báo ảnh Việt Nam

Khám phá vẻ đẹp kỳ quan "Mắt Thần Núi"


Nằm bên hồ Nặm Chá, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, danh thắng Mắt Thần Núi với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vỹ được coi là ngọn núi đẹp, kỳ lạ của Việt Nam. Ngọn núi này được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm, qua quá trình kiến tạo địa chất phức tạp và là minh chứng cho sức mạnh của thiên nhiên và là một địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan.

Người dân địa phương gọi Mắt Thần Núi là "Phja Piót" (có nghĩa là ngọn núi bị thủng). Tương truyền, ngọn núi này từng là nơi sinh sống của một con rồng hung dữ. Một ngày nọ, có chàng trai dũng cảm đã giết chết con rồng và giải phóng người dân khỏi sự cai trị tàn bạo của nó. Để tưởng nhớ chiến công của chàng trai, ngọn núi đã được đặt tên là Mắt Thần.

23 thg 6, 2024

Đến Kim Bồng trải nghiệm văn hóa đồng quê xứ Quảng

Du khách trải nghiệm, khám phá nghề chài lưới trên sông Thu Bồn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Với thế mạnh về nghề mộc truyền thống hơn 400 năm cùng với cảnh quan đồng quê, làng xóm bình yên, dân dã, văn hóa đặc sắc, con người thuần hậu, mến khách… làng mộc Kim Bồng (Quảng Nam) đang trở thành điểm đến hấp dẫn và thú vị đối với du khách trong và ngoài nước khi có dịp đến với Hội An.

16 thg 6, 2024

Văn hóa ẩm thực của dân tộc thiểu số xứ Quảng

Miền núi xứ Quảng là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số như Hrê, Cor, Ca Dong, Xơ đăng, Cơ Tu, Giẻ - Triêng... Cũng như các loại hình văn hóa khác, văn hóa ẩm thực của các dân tộc nơi đây có những nét đặc trưng riêng.

Mang hương vị núi rừng

Đời sống ẩm thực của các dân tộc nơi đây gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Nguồn lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày cũng như hoạt động lễ hội được đồng bào khai thác trong thiên nhiên bằng cách “săn bắt hái lượm” như rau ranh, ốc đá, rau dớn, măng rừng, chuối rừng, chim muông, thú rừng, cá suối hay thu hoạch từ trồng trọt, chăn nuôi. Văn hóa ẩm thực của các dân tộc thể hiện qua cách khai thác, bảo quản, chế biến, tổ chức ăn uống trong gia đình và cộng đồng. Qua quá trình lâu dài, định hình nên bản sắc ẩm thực dân tộc. Ẩm thực là một trong những tài nguyên nhân văn làm nên nguồn sống, sinh lực của cộng đồng, cần được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả.

Đồng bào Cor huyện Trà Bồng giới thiệu các món ăn truyền thống tại Hội thi Văn hóa ẩm thực các dân tộc tổ chức tại Kon Tum.

Những món ngon từ rau muống

Rau muống là loại rau dễ trồng và chế biến được nhiều món ăn dân dã. Ngoài những món đơn giản như luộc, xào tỏi, các món canh từ rau muống cũng rất ngon.

Rau muống nấu với hến, rau muống nấu với mực cơm là món ăn dân dã, thơm ngon.

15 thg 6, 2024

Về ăn bánh bèo Phú Bông

Điều lạ lùng của món ngon ở quê, là thường được bán tại chợ. Ngôi chợ cũng mang tên làng. Bánh bèo Phú Bông nổi tiếng, có lẽ đầu tiên vì gắn tên mình với chợ...

Du khách tham quan trải nghiệm đúc bánh bèo Phú Bông tại nhà ông Nguyễn Văn Thành. Ảnh: N.V

Sạp bánh bèo bà Nguyễn Thị Vân nằm giữa chợ Phú Bông, lúc nào cũng có khách. Trên chiếc bàn thấp, dãy chén bánh úp chồng lên nhau. Cạnh đó, những lọ đậu phụng rang giã vụn, tương, dầu, nước mắm… bày biện gọn gàng. Không phải đợi lâu, vừa ngồi vào ghế, 4 chén bánh bèo lẹ làng đặt trước mặt khách.