27 thg 3, 2024

Dòng sông mang tên 'Rồng lớn' giữa núi rừng Trường Sơn

Người ta ví sông Long Đại như con rồng lớn để thấy được sự hùng vĩ của nó. Thực ra sông Long Đại có nhiều tên gọi khác nữa. Đó là Đại Giang, là Nguồn Côộc.

Gọi là Đại Giang vì đây là con sông lớn nhất, hoành tráng nhất chảy xuyên qua giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Long Đại, và cũng chính làng quê tôi lại mang tên của dòng sông ấy - làng Long Đại,thuộc huyện Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình. Nhiều lần bố tôi giảng giải rằng: Long Đại nghĩa là “Rồng lớn”.

Sông Long Đại. Ảnh: Vinh Gấu.

Đình An Hoà vào hội Kỳ yên

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được lập nên ở đầu rạch Trảng Bàng, sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Chính điện đình An Hoà.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.

Đất và người Quảng Ngãi qua một bài thơ thời cận đại

Đó là bài thơ “Quá Quảng Nghĩa tỉnh” của tác giả Trần Bích San (1840 - 1877). Trần Bích San là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là phường Vị Hoàng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Năm Giáp Tý (1864), ông đỗ đầu kỳ thi Hương, năm sau đỗ đầu thi Hội và thi Đình, nên người đời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên.

Ông ra làm quan, lần lượt giữ các chức vụ: Hàn Lâm tu soạn, Án sát Bình Định, Biện lý bộ Hộ, Tuần phủ Hà Nội, từng được cử đi sứ sang Trung Quốc. Năm Đinh Sửu (1877), ông được thăng Tham tri bộ Lễ và được cử làm Chánh sứ sang Pháp, nhưng chưa kịp đi, ông đột ngột mất ở Huế.

Du khách tham quan mô hình bờ xe nước tại Công viên Ba Tơ (TP. Quảng Ngãi) Ảnh: Minh Thu

26 thg 3, 2024

Con đường hoa sưa

Tháng Ba. Mưa phùn lất phất bay. Phố chìm trong sương mù ẩm ướt. Chiều cuối tuần, tôi dắt xe ra khỏi nhà đi rong ruổi. Lúc ngang qua con phố nhỏ, như có một điều gì đó níu kéo khiến tôi dừng xe. Một làn hương khẽ chạm vào khoang mũi thoang thoảng thơm ngọt ngào. Tôi dõi mắt xung quanh và lòng đầy phấn khích khi thấy hai bên đường những cây hoa sưa đang nở rộ một màu trắng tinh khôi.

Con đường rực hoa sưa ở phố cổ Hội An.

Mật ngữ nghề biển

Mật ngữ là cách dùng từ để giữ bí mật trong thông tin liên lạc. Đối với ngư dân Quảng Ngãi nói chung, Lý Sơn nói riêng, do làm nghề biển gặp nhiều bất trắc, nên thường dùng mật ngữ trong giao tiếp, để tránh những điều kiêng kỵ...

Ngư dân Lý Sơn thu lượm cá sau phiên đánh bắt trên biển. Ảnh: PV

Ngư dân Lý Sơn thường dùng mật ngữ khi bắt đầu hải trình đánh bắt hải sản trên biển cho đến khi “tính tổn”, nghĩa là tính toán chi phí sau khi kết thúc phiên biển. Khi gặp ngư dân sau chuyến đánh bắt trở về, nhiều người hỏi: “Phiên biển này có được không?”. Câu trả lời của ngư dân là “vô lúa”, tức là được mùa cá, hoặc các từ như “kiếm ăn”, “bén”, “hốt ăn”, “cào thẳng bảng”, “có ăn”, đại ý là làm ăn được. Ngược lại, nếu nghe từ “đói meo”, “biển giã không thấy chấm nào”, “hô răng”, tức là làm ăn không được. Ngoài ra, ngư dân còn nói “ghe ca sĩ”, tức là ghe đánh bắt được cá, giống như ca sĩ đi đâu cũng được chào đón; “ghe kéo màn” là ghe làm ăn không được, đi đâu cũng “đói meo”.

Trải nghiệm tinh hoa nghề mộc

Nằm bên bàu Trùm Ngô - một nhánh sông xưa của dòng sông mẹ Thu Bồn, điểm du lịch văn hóa Âu Lạc (thôn Cẩm Phú, xã Điện Phong, Điện Bàn) trở thành nơi thu hút du khách tìm về trong những ngày gần đây.

Du khách nước ngoài trải nghiệm điêu khắc mộc tại Điểm Du lịch Văn hóa Âu Lạc. Ảnh: A.L

Theo hành trình di sản kết nối đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, qua cầu Câu Lâu (cũ) về phía nam gần 300 m, con đường nhựa mang tên Hoàng Diệu chạy dọc cánh đồng. Đi chừng 4 cây số nữa theo hướng tây, sẽ gặp điểm du lịch văn hóa Âu Lạc.

Lan man món mọc xứ Quảng

Được xem như nét ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng, món mọc béo bùi, thơm tho trở thành món đặc biệt mỗi khi... nhà có đám giỗ.

Món mọc trong bữa giỗ xứ Quảng. Ảnh: Minh họa

Thường nhà có giỗ chạp người ta mới gói mọc. Đó là món lòng gà trộn chung với nấm mèo, miến, trứng và ít hột đậu phụng kèm gia vị. Tất cả được gói vào lá chuối, buột túm lại một đầu bằng sợi lạt tre thật mỏng. Sau đó đem luộc hoặc hấp cách thủy.

25 thg 3, 2024

Độc đáo di tích lịch sử Hải Vân quan sau trùng tu

Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân do thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng quản lý. Năm 2021, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác trùng tu, phục dựng di tích này. Đến nay, công tác trùng tu cơ bản hoàn thành, di tích lịch sử và cảnh quan nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân và khách du lịch.

Được mệnh danh là đệ nhất hùng quan, từ lâu, Hải Vân quan là điểm dừng chân quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi di chuyển bằng đường bộ. Hải Vân quan do nhà Nguyễn xây dựng ở vị trí hiểm yếu nhất, khu vực chia tách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế để dễ kiểm soát đường bộ Bắc - Nam và vịnh Đà Nẵng. Trải qua chiến tranh, thời gian lâu dài, di tích nằm ở độ cao 490 m so với mực nước biển đã xuống cấp nghiêm trọng, nhếch nhác.

Tình trạng di tích trước khi trùng tu, Hải Vân quan xuống cấp nghiêm trọng

Bánh tráng sắn và "văn hóa cuốn"

Món bánh sắn mang mùi vị dân dã, cuốn với con cá nục chuối mùa tháng Ba. Hình như những mùi những vị gom cả vào một cuốn bánh, đủ để lòng quay quắt...

Bánh tráng sắn cuốn cá nục chấm mắm cái, món ngon khó cưỡng. Ảnh: X.H

Rằng ray - gia vị đặc trưng của đồng bào Nam Giang

Rằng ray là một loại cây gia vị đặc trưng được sử dụng trong ẩm thực của người Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ở huyện miền núi Nam Giang.

Sản phẩm muối rằng ray bày bán tại hội chợ. Ảnh: VĂN THỦY

Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Giang có nhiều món ăn ngon, đặc trưng như za zá, thịt khô, cá niên, món láp… và trong các món ăn này không thể thiếu gia vị rằng ray.