24 thg 10, 2023

Phú Ninh - Từ đại công trình thủy lợi đến khu du lịch sinh thái

 1. Đại công trình thủy nông

Hồ Phú Ninh là một hồ chứa nước nhân tạo, thuộc địa phận huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh tỉnh Quảng NamĐây là một công trình thủy lợi quy mô lớn của tỉnh Quảng Nam, được khởi công ngày 29/3/1977 và khánh thành ngày 27/3/1986. Hồ Phú Ninh có diện tích mặt nước hơn 3.200 ha, sức chứa 344 triệu m³ nước phục vụ tưới tiêu cho 23.000 ha lúa và hoa màu thuộc các huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thành phố Tam Kỳ và một phần diện tích của huyện Duy Xuyên. Tại thời điểm khánh thành hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung, và là hồ lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh.

Hồ Phú Ninh. Ảnh: VnTrip

Nét độc đáo của Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Từ ngày 10-12/10/2023, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức cùng với lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội đặc sắc này.

Nhân sự kiện này, cùng nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và những nét độc đáo của lễ hội gắn với ngôi đền thờ ông ở mảnh đất Kiên Giang.



Nguyễn Trung Trực – một tấm gương kháng Pháp trung liệt

Ngược dòng lịch sử, Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông tập hợp những người yêu nước hoạt động kháng Pháp vùng Tây Nam Bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.

Những tượng đài tuyệt đẹp vinh danh người phụ nữ Việt Nam

Mang giá trị nghệ thuật cao và tọa lạc tại những không gian rộng lớn, các tượng đài này là sự kết tinh cho vẻ đẹp và những phẩm chất tinh thần cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong dòng lịch sử.

1. Nằm ở công viên Hai Bà Trưng, bên bờ Nam sông Hương, bức tượng Cô gái Việt Nam là một tác phẩm điêu khắc có lịch sử khá đặc biệt của xứ Huế. Bức tượng này do cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn tạc năm 1970 tại xưởng điêu khắc cá nhân tại Sài Gòn. Tượng được tạc bằng đá theo kiểu bán thân, có chiều cao 2,6 mét nặng gần 5 tấn, thể hiện chân dung một phụ nữ Việt có khuôn mặt thanh tú, đầu vấn khăn theo lối xưa. 

Loạt bảo tàng hấp dẫn tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng Áo dài là những địa điểm tham quan đặc sắc, giàu ý nghĩa vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

1. Nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong số ít các bảo tàng ở Việt Nam được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế. Cơ sở này được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Cụm di tích gắn với tên tuổi vị Vua Bà lẫy lừng nhất sử Việt

Là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba, Bà Triệu đã được dân gian tôn vinh là Vua Bà. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là nơi có những di tích quan trọng nhất gắn với sự nghiệp Bà Triệu.

1. Nằm trên núi Gai ở huyện Hậu Lộc, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc. Tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.

Khám phá con đường xuyên hang động tự nhiên có một không hai ở Việt Nam

Chạy xe qua hang Ngườm Bang thực sự là trải nghiệm có một không hai, vì đây chính là hang động tự nhiên duy nhất ở Việt Nam được sử dụng làm hầm đường bộ.

Đi qua tỉnh lộ 207 ở địa phận huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, những vị khách đến từ phương xa không khỏi ngạc nhiên khi tuyến đường này chạy xuyên qua một hang động rất độc đáo.

7 bản làng bình yên níu chân du khách ở Sa Pa

Trong hành trình du lịch Sa Pa, du khách hãy dành thời gian ghé thăm bản làng trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp.

Một số bản làng xa xôi hơn để du khách khám phá ở Sa Pa phải kể đến bản Nậm Cang, Nậm Than, Nậm Nhìu... Ảnh: Thùy Dương

Ngắm cung Trúc Lâm giữa núi rừng Yên Tử ở Quảng Ninh

Nằm trong quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, Cung Trúc Lâm Yên Tử vừa thâm nghiêm nhưng cũng là một công kiến trúc đẹp đặc biệt.

Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử gồm các hạng mục chính, như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Legacy, Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Khu lễ hội...

Trong đó, Cung Trúc Lâm Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 khoảng 200 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2018, nhân dịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đến nay, phần nội thất của Cung Trúc Lâm, với tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, mới cơ bản được hoàn thiện.

Kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley đã lấy cảm hứng từ kiến trúc của tháp Tổ trên Yên Tử - nơi lưu giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời đưa đưa văn hóa bản địa vào toàn bộ công trình Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, trong đó có Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Dưới đây là một số hình ảnh Cung Trúc Lâm Yên Tử:

Tấm bia trước cửa Cung Trúc Lâm Yên Tử được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đắm chìm trong vẻ đẹp của dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam

Dưới ánh nắng thu dãy Hoàng Liên Sơn trải dài với những gam màu xanh, vàng... khiến du khách mê mẩn khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của Việt Nam.


Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách tới miền Tây Bắc. Dãy núi trải dài 280 km từ Lào Cai, Lai Châu đến phía Tây của tỉnh Yên Bái. Hoàng Liên Sơn là phần mở rộng về phía đông nam của dãy Himalaya, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75 km và đoạn hẹp nhất là 45 km.

23 thg 10, 2023

Độc đáo món lá mì của người Gié - Triêng

Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.

Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.

Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.