Đi qua tỉnh lộ 207 ở địa phận huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, những vị khách đến từ phương xa không khỏi ngạc nhiên khi tuyến đường này chạy xuyên qua một hang động rất độc đáo.
24 thg 10, 2023
Khám phá con đường xuyên hang động tự nhiên có một không hai ở Việt Nam
Chạy xe qua hang Ngườm Bang thực sự là trải nghiệm có một không hai, vì đây chính là hang động tự nhiên duy nhất ở Việt Nam được sử dụng làm hầm đường bộ.
7 bản làng bình yên níu chân du khách ở Sa Pa
Trong hành trình du lịch Sa Pa, du khách hãy dành thời gian ghé thăm bản làng trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp.
Ngắm cung Trúc Lâm giữa núi rừng Yên Tử ở Quảng Ninh
Nằm trong quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, Cung Trúc Lâm Yên Tử vừa thâm nghiêm nhưng cũng là một công kiến trúc đẹp đặc biệt.
Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử gồm các hạng mục chính, như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Legacy, Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Khu lễ hội...
Trong đó, Cung Trúc Lâm Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 khoảng 200 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2018, nhân dịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đến nay, phần nội thất của Cung Trúc Lâm, với tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, mới cơ bản được hoàn thiện.
Kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley đã lấy cảm hứng từ kiến trúc của tháp Tổ trên Yên Tử - nơi lưu giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời đưa đưa văn hóa bản địa vào toàn bộ công trình Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, trong đó có Cung Trúc Lâm Yên Tử.
Dưới đây là một số hình ảnh Cung Trúc Lâm Yên Tử:
Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử gồm các hạng mục chính, như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Legacy, Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Khu lễ hội...
Trong đó, Cung Trúc Lâm Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 khoảng 200 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2018, nhân dịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đến nay, phần nội thất của Cung Trúc Lâm, với tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, mới cơ bản được hoàn thiện.
Kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley đã lấy cảm hứng từ kiến trúc của tháp Tổ trên Yên Tử - nơi lưu giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời đưa đưa văn hóa bản địa vào toàn bộ công trình Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, trong đó có Cung Trúc Lâm Yên Tử.
Dưới đây là một số hình ảnh Cung Trúc Lâm Yên Tử:
Đắm chìm trong vẻ đẹp của dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam
Dưới ánh nắng thu dãy Hoàng Liên Sơn trải dài với những gam màu xanh, vàng... khiến du khách mê mẩn khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của Việt Nam.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách tới miền Tây Bắc. Dãy núi trải dài 280 km từ Lào Cai, Lai Châu đến phía Tây của tỉnh Yên Bái. Hoàng Liên Sơn là phần mở rộng về phía đông nam của dãy Himalaya, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75 km và đoạn hẹp nhất là 45 km.
23 thg 10, 2023
Độc đáo món lá mì của người Gié - Triêng
Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.
Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.
Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.
Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.
Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.
H’Juel - người đưa rượu cần M’nông vươn xa
H’Juel tâm huyết đưa rượu cần, thổ cẩm, sản phẩm đan lát, ẩm thực… của người M’nông vươn xa hơn. Cô gái M’nông H’Juel ở phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để đạt được mong ước ấy…
Nỗ lực học lấy những cái tinh túy
H’Juel cũng không biết từ khi nào mà rượu cần, thổ cẩm “cuốn” lấy mình. H’Juel nhớ, hơn 10 năm trước, bên bếp lửa bập bùng, chị ngồi với mẹ chồng ủ ché rượu đầu tiên của mình. Mẹ chồng chị là người có tiếng ủ rượu ngon. Bà động viên chị hãy tự mình trộn cơm rượu để ủ. Vì muốn vị ngọt hay đắng cay nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Mẹ chị bảo, rượu M’nông phải ủ làm sao cho có vị đắng, cay, ngọt nhưng không chua. Vậy là đêm đó, chị và mẹ chồng ủ riêng mỗi người một ché khác nhau.
Nỗ lực học lấy những cái tinh túy
H’Juel cũng không biết từ khi nào mà rượu cần, thổ cẩm “cuốn” lấy mình. H’Juel nhớ, hơn 10 năm trước, bên bếp lửa bập bùng, chị ngồi với mẹ chồng ủ ché rượu đầu tiên của mình. Mẹ chồng chị là người có tiếng ủ rượu ngon. Bà động viên chị hãy tự mình trộn cơm rượu để ủ. Vì muốn vị ngọt hay đắng cay nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Mẹ chị bảo, rượu M’nông phải ủ làm sao cho có vị đắng, cay, ngọt nhưng không chua. Vậy là đêm đó, chị và mẹ chồng ủ riêng mỗi người một ché khác nhau.
Vẻ kỳ vĩ của cây cầu treo bắc ngang lòng hồ thủy điện ở Đắk Nông
Cầu treo Đắk R'Moan là một trong những điểm check-in hấp dẫn đang thu hút du khách đến với Đắk Nông trong thời gian gần đây.
Cầu treo được xây dựng từ năm 2014, nằm ở thôn Tân An, xã Đắk R'moan, TP Gia Nghĩa. Cây cầu được xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực này.
Cây cầu này có kiến trúc cầu treo Tây Nguyên khá đặc trưng với thiết kế đơn giản gồm hai đầu cầu và thân cầu treo với những đường dây sắt đặc trưng. Cầu treo dài 84m; rộng 1,2m; khổ cầu 3,6m, chỉ dành cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ.
Cầu treo được xây dựng từ năm 2014, nằm ở thôn Tân An, xã Đắk R'moan, TP Gia Nghĩa. Cây cầu được xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực này.
Cây cầu này có kiến trúc cầu treo Tây Nguyên khá đặc trưng với thiết kế đơn giản gồm hai đầu cầu và thân cầu treo với những đường dây sắt đặc trưng. Cầu treo dài 84m; rộng 1,2m; khổ cầu 3,6m, chỉ dành cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ.
Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù
Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.
Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer
Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.
Quán bún chả Sa Pa nườm nượp khách, cách ăn khác hẳn miền xuôi
Nếu có dịp du lịch Sa Pa, hãy thử một lần trải nghiệm thưởng thức món bún chả độc lạ của người miền núi.
Quán bún chả nổi tiếng bậc nhất Sa Pa nằm trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần khu vực xe giường nằm trả khách du lịch đến thị trấn. Từ ngoài nhìn vào, biển hiệu của quán hơi khuất, thậm chí không có gì nổi bật. Nhưng khi bước vào bên trong, không gian quán khá rộng rãi, mùi thơm của chả nướng lan tỏa trong không khí sẽ hấp dẫn thực khách muốn dừng chân thưởng thức.
Bún chả chan nước dùng chua chua, thanh thanh kiểu miền núi. Ảnh: Linh Boo
Quán bún chả nổi tiếng bậc nhất Sa Pa nằm trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần khu vực xe giường nằm trả khách du lịch đến thị trấn. Từ ngoài nhìn vào, biển hiệu của quán hơi khuất, thậm chí không có gì nổi bật. Nhưng khi bước vào bên trong, không gian quán khá rộng rãi, mùi thơm của chả nướng lan tỏa trong không khí sẽ hấp dẫn thực khách muốn dừng chân thưởng thức.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)